THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2206
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Sinh thái học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5045

Ôn tập trắc nghiệm Môi trường và các nhân tố sinh thái Sinh Học Lớp 12 Phần 2

Câu 1

Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C. điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C. điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng?

A.
Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
B.
Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
C.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
D.
Cá chép có vùng phàn bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
Câu 2

Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào?

A.
Có vùng phân bố rộng
B.
Có vùng phân bố hạn chế
C.
Có vùng phân bố hẹp.
D.
Không xác định được vùng phân bố.
Câu 3

Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?

A.
Gần điểm gây chết dưới.
B.
Gần điểm gây chết trên
C.
Ở điểm cực thuận
D.
Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên
Câu 4

Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi:

A.
Giới hạn sinh thái
B.
Tác động sinh thái
C.
Khả năng cơ thể
D.
Sức bền của cơ thể
Câu 5

Vì sao nhân tố con người có tác động mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên

A.
Vì con người có tư duy, có lao động
B.
Vì con người tiến hóa nhất so với các loài động vật khác
C.
Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa cải tạo được thiên nhiên.
D.
Vì con người có khả năng điều khiển thiên nhiên
Câu 6

Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:

A.
Vô sinh
B.
Hữu sinh
C.
Vô cơ
D.
Chất hữu cơ
Câu 7

Trong môi trường, các cá thể sinh vật được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái

A.
vô sinh
B.
hữu sinh
C.
vô cơ
D.
hữu cơ
Câu 8

Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh:

A.
Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
B.
Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng
C.
Con người và các sinh vật khác
D.
Các sinh vật khác và ánh sáng
Câu 9

Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?

A.
Vô sinh và con người
B.
Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và sinh vật
C.
Vô sinh và hữu sinh
D.
Con người và các sinh vật khác
Câu 10

Môi trường sống của cây xanh là:

A.
Đất và không khí
B.
Đất và nước
C.
Không khí và nước
D.
Đất
Câu 11

Môi trường sống của sinh vật là 

A.
Tất cả những gì có trong tự nhiên
B.
Tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật
C.
Tất cả các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật
D.
Tất cả yếu tố bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật
Câu 12

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

1. Ổ sinh thái tạo ra sự cách li về mặt sinh thái giữa các loài nên nhiều loài có thể sống chung được với nhau trong một khu vực mà không dẫn đến cạnh tranh quá gay gắt.

2. Trong ổ sinh thái của một loài, tất cả các nhân tố của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

3. Khi ổ sinh thái của hai loài gần như chồng khít lên nhau thì xảy ra cạnh tranh loại trừ.

4. Trong cùng một nơi ở có thể tồn tại nhiều ổ sinh thái

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 13

Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào dưới đây không đúng?

A.
Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
B.
Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật
C.
Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái
D.
Giới hạn sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều phù hợp cho sinh vật
Câu 14

Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +2oC đến 44oC. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +5,6oC đến +42oC. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

A.
Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
B.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
C.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
D.
Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
Câu 15

Ví dụ nào sau đây phản ánh sự biến đổi số lượng cá thể của quần thể không theo chu kỳ?

A.
Mùa hè số lượng muỗi tăng lên nhanh
B.
Vào mùa mưa số lượng ếch trong quần thể lại tăng lên đáng kể
C.
Ở vùng biển Pêru cứ bảy năm lại có một dòng hải lưu nino trải qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muốn dẫn đến số lượng cá cơm giảm mạnh
D.
Mùa rét năm 2017, có đợt rét hại làm cho số lượng gia súc chết hàng loạt
Câu 16

Một con kiến chúa mới giao phối tìm thấy một cái tổ ở một khoảng đất tự do. Giả sử tổ không bị tác động thảm họa gì thì kiểu đường cong nào sau đây là hợp lí nhất để biểu thị sự sinh trưởng của quần thể?

A.
Đường thẳng nằm ngang.
B.
Đường thẳng nằm ngang sau đó giảm nhanh về cuối.
C.
Đường cong hình chữ S.
D.
Đường cong hình chữ J.
Câu 17

Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

II. Tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật đều gọi là nhân tố hữu sinh.

III. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

IV. Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố con người ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật.

A.
4
B.
3
C.
1
D.
2
Câu 18

Môi trường sống của sinh vật được phân chia theo những kiểu nào sau đây?

I. Đặc trưng và không đặc trưng

II. Tự nhiên và ոhân tạo

III. Đất, nước, trên cạn và sinh vật

IV. Tự nhiên và xã hội

V. Vô sinh và hữu sinh

A.
 I, II
B.
II, III
C.
III, IV
D.
III, V
Câu 19

Khi nói về môi trường và nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Môi trường chỉ tác động lên sinh vật, con sinh vật không ảnh hưởng gì đến nhân tố sinh thái.
B.
Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng gián tiếp tới đời sống của sinh vật.
C.
Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
D.
Ngoài giới hạn sinh thái sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Câu 20

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, không được dùng các biện pháp nào sau đây?

(1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.

(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

(6) Tăng cường sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh.

A.
(2), (3), (5)
B.
(1), (2), (4)
C.
(1), (3), (5)
D.
(3), (5), (6)
Câu 21

Cho biết ở Việt Nam, Cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25÷35°C. Khi nhiệt độ xuống dưới 2°C hoặc cao hơn 44°C thì cá bị chết. Cá Rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20÷35°C, khi nhiệt độ xuống dưới 5,6°C hoặc cao hơn 42°C thì cá bị chết. Trong các nhận định sau đây, nhận định nào là không đúng?

A.
Mỗi loài cá này đều có hai khoảng chống chịu về nhiệt độ
B.
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của hai loài cá này có thể thay đồi theo giai đoạn phát triển hoặc trạng thái sinh lí của cơ thể
C.
Cá Chép có giới hạn sinh thái rộng hơn cá Rô phi nên vùng phân bố của cá chép thường rộng hơn
D.
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của hai loài cá này có thể thay đổi theo điều kiện môi trường
Câu 22

Nguyên nhân mưa axit là do khói bụi từ các nhà máy xả thải ra ngoài môi trường, trong khói bụi ấy có chứa khí gì?

A.
SO2
B.
CO2
C.
O2
D.
N2
Câu 23

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Ở khoảng chống chịu, các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật
B.
Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
C.
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ giống nhau ở tất cà các loài sống trong vùng nhiệt đới
D.
Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
Câu 24

Nhân tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của loài kiến nâu (Formica rufa)

A.
Dinh dưỡng
B.
Độ ẩm
C.
Nhiệt độ
D.
Ánh sáng
Câu 25

Giả sử cho 4 loài của một thuộc động vật có vú được kí hiệu A, B, C, D có giới hạn sinh thái như sau:

Loài

A

B

C

D

Giới hạn sinh thái

5,6oC - 42 oC

5 oC – 36 oC

2 oC  – 44 oC

0 oC  - 32 oC

 

Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Tất cả các loài trên đều có khả năng tồn tại ở nhiệt độ 28°C

(2) Loài C có vùng phân bố về nhiệt độ hẹp nhất.

(3) Trình tự vùng phân bố từ rộng đến hẹp về nhiệt độ của các loài trên theo thứ tự là: C →B → A → D.

(4) Nếu các loài đang xét cùng sống trong một khu vực và nhiệt độ môi trường lên mức 38°C thì chỉ có một loài có khả năng tồn tại.

 

A.
4
B.
3
C.
2
D.
1
Câu 26

Xét các yếu tố sau đây:

(1) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể

(2) Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể vào hoặc ra khỏi quần thể

(3) Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường

(4) Sự tăng giảm số lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:

 

A.
1, 2 và 4
B.
1, 2, 3 và 4
C.
1 và 2
D.
1, 2 và 3
Câu 27

Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì nguồn sống sẽ dồi dào, tốc độ sinh sản của quần thể sẽ đạt tối đa.

II. Nếu không có di - nhập cư và tỉ lệ sinh sản bằng tỉ lệ tử vong thì kích thước quần thể sẽ được duy trì ổn định.

III. Mật độ quần thể chính là kích thước của quần thể được tính trên đơn vị diện tích hay thể tích.

IV. Mức sinh sản và mức tử vong là hai nhân tố chủ yếu quyết định sự tăng trưởng kích thước của quần thể.

 

A.
2
B.
1
C.
4
D.
3
Câu 28

Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai?

 

A.
Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh với nhau.
B.
Cùng một nơi ở thường chỉ có một ổ sinh thái.
C.
Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên ổ sinh thái về dinh dưỡng của loài đó.
D.
Cùng một nơi ở, hai loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt.
Câu 29

Khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài gọi là?

 

A.
Nơi ở của loài
B.
Ổ sinh thái   
C.
Giới hạn sinh thái 
D.
Khoảng chống chịu
Câu 30

Về mặt lí thuyết, những loài sống ở các vùng nào sau đây có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất ?

 

A.
Vùng hàn đới
B.
Vùng sa mạc
C.
Vùng nhiệt đới
D.
Vùng ôn đới
Câu 31

Môi trường sống của ấu trùng muỗi vằn là :

 

A.
môi trường sinh vật. 
B.
môi trường đất.   
C.
môi trường nước.
D.
môi trường trên cạn.
Câu 32

Trong các thông tin sau về sinh trưởng và biến động số lượng cá thể của quần thể, có bao nhiêu thông tin đúng?

1 - Các quần thể có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ ngắn, sinh sản nhiều, sử dụng ít nguồn sống có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

2 - Tăng trưởng của quần thể luôn bị ảnh hưởng bởi nguồn thức ăn, nơi ở, kẻ thù, lượng chất thải tạo ra

3 - Dịch bệnh ở các đối tượng động vật, thực vật là dạng biến động theo chu kì.

4 - Các quần thể tăng trưởng theo đồ thị hình chữ S có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khi kích thước quần thể đạt tối đa.

 

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 33

Phát biểu nào sau đây về tác động của các nhân tố sinh thái là không đúng?

 

A.
Các nhân tố sinh thái vừa tác động trực tiếp lại vừa có thể tác động gián tiếp đến sinh vật thông qua các nhân tố khác.
B.
Các nhân tố vật lí, hóa học khi tác động lên quần thể sinh vật không phụ thuộc vào mật độ cá thể của quần thể.
C.
Khi giới hạn của các nhân tố sinh thái đối với một loài sinh vật bị thu hẹp sẽ làm cho vùng phân bố của loài bị thu hẹp.
D.
Các loài sinh vật có thể chủ động biến đổi để thích nghi trước sự biến đổi của các nhân tố sinh thái.
Câu 34

Cá rô phi ở nước ta có giới hạn về nhiệt độ là: 5,6oC đến 42oC, cá chép có giới hạn về nhiệt độ là: 2oC đến 44oC. Phát biểu nào sau đây đúng?

 

A.
Cá chép có khả năng phân bố hẹp hơn cá rô phi
B.
Cả hai loài này đều sinh trưởng tốt nhất vào mùa đông
C.
Cả hai loài đều có khả năng phân bố rộng
D.
Cá chép có khả năng phân bố rộng hơn cá rô phi
Câu 35

Trong các nhân tố vô sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào sau đây ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất?

 

A.
Nhân tố khí hậu
B.
Các chất hữu cơ
C.
Các chất vô cơ
D.
Mật độ cá thể
Câu 36

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ổ sinh thái?

 

A.
Ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó.
B.
Nơi ở là ổ sinh thái của sinh vật.
C.
Sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển ổn định trong ổ sinh thái.
D.
Hai loài trùng ổ sinh thái về dinh dưỡng sẽ dẫn đến cạnh tranh.
Câu 37

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giới hạn sinh thái?

 

A.
Sinh vật sống được ngoài khoảng giới hạn sinh thái khi gặp điều kiện thuận lợi.
B.
Trong khoảng chống chịu, nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
C.
Giới hạn sinh thái chỉ đúng với các nhân tố vô sinh.
D.
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của nhiều nhân tố thái mà ở đó sinh vật phát triển ổn định theo thời gian.
Câu 38

Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

 

A.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B.
Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn chịu nhiệt dưới cao hơn.
C.
Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
D.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt dưới thấp hơn.
Câu 39

Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kỳ sống của chúng

 

A.
càng dài
B.
không đổi
C.
luôn thay đổi
D.
càng ngắn
Câu 40

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.

II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.

III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.

IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

 

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 41

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?

 

A.
Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật
B.
Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được
C.
Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
D.
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau
Câu 42

Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi sống trong cùng một môi trường, các loài đều có giới hạn sinh thái giống nhau.

II. Những loài có ổ sinh thái trùng nhau thì sẽ có sự cạnh tranh nhau.

III. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhân tố sinh thái này thì sẽ hẹp về nhân tố sinh thái khác.

IV. Các nhân tố sinh thái của môi trường thường rộng hơn giới hạn sinh thái của loài.

 

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 43

Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

 

A.
Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh nhau.
B.
Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.
C.
Sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới.
D.
Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.
Câu 44

Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái trùng nhau.

II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.

III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các loài sống ở vùng ôn đới.

IV. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn chế.

 

A.
3
B.
2
C.
1
D.
4
Câu 45

Trong giới hạn sinh thái, ở vị trí nào sau đây sinh vật phát triển tốt nhất?

 

A.
Khoảng cực thuận
B.
Khoảng chống chịu
C.
Điểm gây chết trên
D.
Điểm gây chết dưới
Câu 46

Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng?

 

A.
Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh.
B.
Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh.
C.
Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường.
D.
Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh.
Câu 47

Phát biểu nào sau đây về môi trường và nhân tố sinh thái là không đúng?

 

 

 

A.
Môi trường cạn là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất.
B.
Con người cũng được xem là môi trường sống của một số loài sinh vật khác.
C.
Các nhân tố sinh thái tác động đồng thời và theo kiểu cộng gộp lên sinh vật.
D.
Sinh vật có thể làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
Câu 48

 Biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững rừng hiện nay là :  
 

A.
không khai thác
B.
trồng nhiều hơn khai thác  
C.
cải tạo rừng
D.
trồng và khai thác theo kế hoạch 
Câu 49

 Một số loài thực vật có hiện tượng cụp lá vào ban đêm có tác dụng: 
 

A.
hạn chế sự thoát hơi nước   
B.
tăng cường tích lũy chất hữu cơ 
C.
giảm tiếp xúc với môi trường 
D.
tránh sự phá hoại củ sâu bọ. 
Câu 50

Cây trồng quang hợp ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ:  
 

A.
15oC -  20oC  
B.
20oC -  25oC
C.
20oC -  30oC  
D.
25oC -  30oC