THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2215
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Sinh thái học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4404

Ôn tập trắc nghiệm Quần thể Sinh Học Lớp 12 Phần 6

Câu 1

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.

II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.

III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.

IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ảnh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.

A.
3
B.
2
C.
4
D.
1
Câu 2

Khi nói về nhóm tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng

A.
Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường
B.
Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
C.
Nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn
D.
Những quần thể có tỉ lệ nhóm tuổi sau sinh sản lớn hơn 50% luôn có xu hướng tăng trưởng kích thước theo thời gian
Câu 3

Giả sử ở loài A, kích thước tối thiểu của quần thể là 35 cá thể. Nếu không xảy ra di cư, nhập cư thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 

I. Một quần thể của loài này có 120 cá thể nhưng do tác động của lũ lụt dẫn tới 90 cá thể bị chết. Một thời gian sau, số lượng cá thể sẽ giảm dần và quần thể sẽ bị diệt vong.

II. Một quần thể của loài này chỉ có 25 cá thể. Nếu được cung cấp đủ các điều kiện sống thì quần thể sẽ tăng trưởng và mật độ cá thể sẽ tăng lên.

III. Một quần thể của loài này có 55 cá thể. Nếu môi trường được bổ sung thêm nguồn sống thì sẽ tăng kích thước cho đến khi cân bằng với sức chứa của môi trường.

IV. Một quần thể của loài này có 200 cá thể. Nếu xuất hiện các loài ăn thịt sử dụng các cá thể của quần thể làm thức ăn thì thường sẽ làm tuyệt diệt quần thể.

A.
1
B.
3
C.
2
D.
4
Câu 4

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai

A.
Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài
B.
Kích thước quần thể là giới hạn của các nhân tố sinh thái đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát triển lâu dài theo thời gian
C.
Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường
D.
Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển
Câu 5

Giả sử không có di - nhập cư, kích thước quần thể sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây

A.
Tỷ lệ sinh sản giảm, tỷ lệ tử vong không thay đổi
B.
Tỷ lệ sinh sản tăng, tỉ lệ tử vong giảm
C.
Tỷ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng
D.
Tỷ lệ sinh sản không thay đổi, tỉ lệ tử vong tăng
Câu 6

Có 4 quần thể của cùng một loài được kí hiệu là A, B, C, D với số lượng cá thể và diện tích môi trường sống tương ứng như sau:

Sắp xếp các quần thể trên theo mật độ tăng dần từ thấp đến cao là:

A.
B → A  → C  → D
B.
B → A → D → C
C.
D → C → A → B
D.
D → C → B → A
Câu 7

Khi nói về kích thước quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

I. Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể thường sẽ rơi vào trạng thái tuyệt chủng.

II. Nếu quần thể biệt lập với các quần thể cùng loài khác và tỉ lệ sinh sản bằng tỉ lệ tử vong thì kích thước quần thể sẽ được duy trì ổn định.

III. Cạnh tranh cùng loài góp phần duy trì ổn định kích thước quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường.

IV. Nếu môi trường sống thuận lợi, nguồn sống dồi dào thì tỉ lệ sinh sản tăng và thường dẫn tới làm tăng kích thước quần thể.

A.
4
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 8

Một quần thể động vật, ban đầu có 20000 cá thể. Quẩn thể này có tỷ lệ sinh là 10%/năm, tỷ lệ tử vong là 7%/năm, tỷ lệ xuất cư là 1%/năm, tỷ lệ nhập cư là 2%/năm. Theo lí thuyết, sau 2 năm, quần thể sẽ có bao nhiêu cá thể?

 

A.
20800
B.
21632
C.
20200
D.
21800
Câu 9

Có 4 quần thể thỏ sống ở 4 môi trường có khu phân bố ổn định với diện tích môi trường phân bố và mật độ cá thể của 4 quần thể như sau:

Quần thể

A

B

C

D

Diện tích môi trường (ha)

112

322

213

276

Mật độ (cá thể/ha)

324

187

233

181

Quần thể nào có kích thước lớn nhât?

 

A.
Quần thể B
B.
Quần thể C
C.
Quần thể D
D.
Quần thể A
Câu 10

Có 4 quần thể của cùng một loài được kí hiệu là A, B, C, D với số lượng cá thể và diện tích môi trường

Quần thể

Số lượng cá thể

Diện tích môi trường sống (ha)

A

700

120

B

840

312

C

578

205

D

370

180

Sắp xếp các quần thể trên theo mật độ tăng dần từ thấp tới cao

 

A.
A→D→C→B
B.
D → A → C → B
C.
D→B→C→A
D.
A→C → B → D
Câu 11

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

 

A.
Tập hợp những con cá rô phi đực trong ao nuôi
B.
Tập hợp những con bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương
C.
Tập hợp những cây cỏ đang sống trên một cánh đồng cỏ
D.
Tập hợp những con cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây
Câu 12

Trong quần thể, sự phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa

 

A.
Giúp quần thể bảo vệ lãnh thổ cư trú.
B.
Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C.
Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
D.
Tăng khả năng hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 13

Khi khảo sát một quần thể cá tại ba thời điểm, thu được tỉ lệ các nhóm tuổi như bảng bên. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?

Thời điểm

Nhóm tuổi

I

II

III

Trước sinh sản

55%

42%

20%

Đang sinh sản

30%

43%

45%

Sau sinh sản

15%

15%

35%

I. Tại thời điểm I quần thể có tháp tuổi dạng phát triển.

II. Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải.

III. Tại thời điểm I quần thể có thể bị suy kiệt nếu tiếp tục đánh bắt

IV. Tại thời điểm III quần thể có nguy cơ suy giảm số lượng trong tương lai.

A.
4
B.
3
C.
2
D.
1
Câu 14

Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.

II. Cạnh tranh là đăc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tổn tại và phát triển cửa quần thể.

III. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên.

IV. Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.

 

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 15

Chỉ số nào sau đây phản ánh mật độ của quần thể?

 

A.
Tỉ lệ đực/cái 
B.
Tỉ lệ các nhóm tuổi
C.
Lượng cá thể được sinh ra
D.
Tổng số cá thể/diện tích môi trường
Câu 16

Trong quần thể, kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái

 

A.
các cá thể hỗ trợ nhau chống lại với điều kiện bất lợi của môi trường.
B.
tăng hiệu quả sinh sản của các các thể trong quần thể.
C.
giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D.
sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Câu 17

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi các cá thể sống trong môi trường đồng nhất và giữa chúng diễn ra cạnh tranh khốc liệu thì các cá thể có xu hướng phân bố đồng đều trong khu phân bố của quần thể.

II. Cạnh tranh cùng loài thường diễn ra khi kích thước quần thể thấp hơn kích thước tối đa.

III. Cạnh tranh cùng loài làm tăng tỉ lệ tử vong dẫn đến kích thước quần thể liên tục giảm.

IV. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông nhựa là một biểu hiện của cạnh tranh cùng loài.

 

A.
4
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 18

Kiểu phân bố nào sau đây của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường?

 

A.
Phân bố theo nhóm.
B.
Phân bố ngẫu nhiên.
C.
Phân bố đồng đều.
D.
Phân bố phân tầng theo chiều thẳng đứng.
Câu 19

Cho các tập hợp các cá thể sinh vật sau:

(1) Cá trắm cỏ trong ao         (2) Cá rô phi đơn tính trong hồ                                    (3) Bèo trên mặt ao

(4) Các cây ven hồ               (5) Ốc bươu vàng ở ruộng lúa                                     (6) Chim ở lũy tre làng

(7) Sen trong đầm                (8) Cá Cóc Tam đảo Ba Vì

Có bao nhiêu tập hợp sinh trên được coi là quần thể?

 

A.
2
B.
4
C.
3
D.
5
Câu 20

Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

 

A.
Kích thước quần thể là số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể của quần thể
B.
Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa
C.
Nhiều loài động vật bị săn bắt quá mức dễ có nguy cơ tuyệt chủng do kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu
D.
Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về nơi ở mà quần thể có thể đạt được
Câu 21

Có bao nhiêu câu đúng khi nói về nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể?

I. Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động lên quần thể phụ thuộc mật độ quần thể.

II. Trong các nhân tố vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất.

III. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở của trứng.

IV. Những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai…thì sự sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.

 

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 22

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

 

A.
Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
B.
Sự phân bố cá thể không ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.
C.
Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
D.
Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể bắt đầu có xu hướng giảm
Câu 23

Xét các yếu tố sau đây:

I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể .

III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.

IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:

 

A.
I và II
B.
I, II và III 
C.
I, II và IV 
D.
I, II, III và IV
Câu 24

Quan sát hình dưới, cho biết mức độ đánh bắt cá ở quần thể này và biện pháp khai thác sau đó?

 

A.
Quần thể bị đánh bắt quá mức, cần ngừng khai thác ngay.
B.
Quần thể được đánh bắt vừa phải, cần tiếp tục khai thác.
C.
Quần thể bị đánh bắt quá mức, cần khai thác hợp lý hơn.
D.
Quần thể chưa được khai thác đúng mức, cần khai thác và bảo vệ.
Câu 25

Câu nào sai khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

 

A.
Nhờ có cạnh tranh mà mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
B.
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
C.
Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
D.
Ở thực vật, những cây sống theo nhóm hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ
Câu 26

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

 

A.
Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể
B.
Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể
C.
Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
D.
Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể
Câu 27

Hiện tượng liền rễ ở các cây thông nhựa mọc gần nhau thể hiện mối quan hệ

 

A.
Hỗ trợ khác loài 
B.
Cộng sinh
C.
Hỗ trợ cùng loài
D.
Cạnh tranh cùng loài
Câu 28

Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi

 

A.
điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B.
điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C.
các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
D.
điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 29

Cho các phát biểu sau về kích thước quần thề.

(1) Được tính bằng số lượng hoặc khối lượng hoặc năng lượng của tất cả các cá thể trong quần thể.

(2) Kích thước tối đa là số lượng các thể tối đa mà quần thể có thể đạt được.

(3) Khi kích thước quần thể vượt mức đạt tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.

(4) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.

(5) Kích thước quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.

Số phát biểu đúng là

 

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 30

Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong. Giải thích nào sau đây không đúng về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên?

 

A.
Xác suất gặp nhau giữa các cá thể đực, cái trong mùa sinh sản giảm.
B.
Xảy ra hiện tượng giao phối gần dẫn đến các gen lặn có hại biểu hiện.
C.
Giảm hiệu quả nhóm.
D.
Các cá thể không kiếm đủ thức ăn.
Câu 31

Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:

Vùng/Nhóm tuổi

Trước sinh sản

Đang sinh sản

Sau sinh sản

A

79%

19%

2%

B

52%

38%

10%

C

8%

17%

75%

Kết luận được rút ra về hiện trạng khai thác cá ở 3 vùng trên là:

 

A.
Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác quá mức; vùng C: Khai thác hợp lý.
B.
Vùng A: Khai thác quá mức; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Khai thác chưa hết tiềm năng.
C.
Vùng A: Khai thác hợp lý; vùng B: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng C: Khai thác hợp lý.
D.
Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Khai thác quá mức.
Câu 32

Trong các ví dụ dưới đây, có bao nhiêu ví dụ nói về sự biến động cá thể trong quần thể theo chu kì?

(1) Ếch, nhái có nhiều vào mùa mưa.

(2) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.

(3) Số lượng bò sát, chim nhỏ, thú thuộc bộ Gặm nhắm thường giảm mạnh sau những trận lụt ở miền Bắc và miền Trung ở nước ta.

(4) Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào tháng 3 năm 2002 đã xua đuổi và giết chết rất nhiều sinh vật rừng.

(5) Số lượng cá thể của các loài thực vật nổi tăng vào ban ngày, giảm vào ban đêm.

(6) Ở đồng rêu phương Bắc, theo chu kì 3-4 năm/lần, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm, đúng theo chu kì biến động của chuột lemmut (con mồi chủ yếu của cáo)

(7) Cá cơm ở vùng biển Pêru có chu kì biến động khoảng 10-12 năm, khi có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt.

(8) Số lượng cá thu giảm mạnh do sự đánh bắt quá mức của ngư dân ven biển.

(9) Số lượng thỏ ở Australia giảm vì bệnh u nhầy.

 

A.
6
B.
5
C.
7
D.
4
Câu 33

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cầu trúc tuổi của quần thể?

 

A.
Cấu trúc tuổi của quần thể không ổn định, thường thay dổi theo mùa, theo năm.
B.
Cấu trúc tuổi của quần thể là tổ hợp các nhóm tuổi của quần thể.
C.
Cấu trúc tuổi của quần thể thường ổn định, không phụ thuộc vào môi trường.
D.
Cấu trúc tuổi của quần thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể.
Câu 34

Hình bên mô tả sự biến động số lựợng cá thể của quần thể thỏ (con mồi) và số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa (sinh vật ăn thịt). Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I) Nếu số lượng thỏ đang tăng thì chắc chắn số lượng mèo rừng cũng đang tăng và khi số lượng thỏ đang giảm thì số lượng mèo rừng cũng đang giảm.

(II) Khi kích thước quần thể mèo rừng đạt tối đa thì kích thước quần thể thỏ giảm xuống, mức tối thiểu.

(III) Khi kích thước quần thể thỏ đạt tối đa thì kích thước quần thể mèo rừng cũng đạt mức tối đa.

(IV) Số lượng cá thể của quần thể thỏ luôn lớn hơn số lượng cá thể của quần thể mèo rừng.

 

A.
1
B.
3
C.
2
D.
4
Câu 35

Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì

 

A.
Mức sinh sản của quần thể và tỉ lệ sống sót của các con non đều giảm.
B.
Kích thuớc quần thể tăng lên nhanh chóng.
C.
Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.
D.
Mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm.
Câu 36

Ví dụ nào sau đây phản ánh mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

 

A.
Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng.
B.
Trong một ruộng lúa, lúa và cỏ tranh nhau về dinh dưỡng và ánh sáng.
C.
Tảo giáp nở hoa gây độc cho sinh vật sống trong cùng môi trường.
D.
Trong một vườn ươm bạch đàn, một số cây bị chểt do thiếu ánh sáng.
Câu 37

Trong các kiểu phân bổ cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố theo nhóm thường gặp khi

 

A.
điều kiện sống phân bổ đồng đều trong môi trường và các cá thể thích sống tụ họp với nhau.
B.
điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường và các cá thể thích sống tụ họp với nhau.
C.
điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.
D.
điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.
Câu 38

Cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn. Đây là ví dụ về mối quan hệ

 

A.
hỗ trợ khác loài
B.
sinh vật này ăn sinh vật khác
C.
cạnh tranh cùng loài
D.
hỗ trợ cùng loài
Câu 39

Trong quần thể sinh vật, kiểu phân bố nào sau đây giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường?

 

A.
Phân bố đồng đều
B.
Phân bố theo chiều thẳng đứng
C.
Phân bố theo nhóm
D.
Phân bố ngẫu nhiên
Câu 40

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong cùng một quần thể, thường xuyên diễn ra cạnh tranh về thức ăn, nơi sinh sản,...

II. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể.

III. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đàm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

IV. Cạnh tranh cùng loài làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong. Do đó có thể làm giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.

 

A.
3
B.
4
C.
1
D.
2
Câu 41

Khi nói về kích thước quần thể phát  biểu nào sau đây không đúng?

 

A.
Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ rơi vào trạng thái tuyệt chủng.
B.
Nếu môi trường sống thuận lợi, nguồn sống dồi dào thì tỷ lệ sinh sản tăng và thường dẫn tới làm tăng kích thước của quần thể.
C.
Cạnh tranh cùng loài góp phần duy trì ổn định kích thước của quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
D.
Nếu không có nhập cư và tỷ lệ sinh sản bằng tỷ lệ tử vong thì kích thước quần thể sẽ được duy trì ổn định.
Câu 42

Ví dụ nào sau đây minh họa cho quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?

 

A.
Khi thiếu thức ăn, một số loài động vật ăn thịt các cá thể đồng loại.
B.
Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ.
C.
Ở nhiều loài thú, vào mùa sinh sản, các con đực thường đánh nhau để giành quyền giao phối.
D.
Vi khuẩn nốt sần sống trong nốt sần cây họ đậu, lấy chất hữu cơ từ cây và cung cấp nitơ cho cây.
Câu 43

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cạnh tranh cùng loài làm giảm mật độ cá thể của quần thể.

II. Trong cùng một quần thể, thường xuyên diễn ra cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài.

III. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của các quần thể.

IV. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

 

A.
4
B.
2
C.
3
D.
1
Câu 44

Trong không gian, các cá thể cùng loài không có kiểu phân bố nào sau đây?

 

A.
Theo nhóm
B.
Phân tầng
C.
Đồng đều
D.
Ngẫu nhiên
Câu 45

Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,2 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1300 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 7%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu?

 

A.
12%
B.
26%
C.
37%
D.
14%
Câu 46

Một quần thể của một loài có mật độ cá thể 10 cá thể/ha. Nếu vùng phân bố của quần thể này rộng 600 ha thì số lượng cá thể của quần thể là:

 

A.
6000
B.
400
C.
885
D.
9000
Câu 47

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

II. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

III. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong.

IV. Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể.

 

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 48

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

 

A.
Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ.
B.
Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
C.
Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương.
D.
Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.
Câu 49

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.

II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường.

III. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.

IV. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.

 

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 50

Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 1,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết quần thể có tỉ lệ tử vong là 3%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, quần thể có tỉ lệ sinh sản là bao nhiêu?

 

A.
8%
B.
10,16%
C.
11%
D.
10%