THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2223
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Sinh thái học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4892

Ôn tập trắc nghiệm Quần thể Sinh Học Lớp 12 Phần 14

Câu 1

Hình bên ghi lại đường cong tăng trưởng của của quần thể trùng đế giày được nuôi trong phòng thí nghiệm. Quần thể này:

A.
có điều kiện sống hoàn toàn thoả mãn nhu cầu của các cá thể.
B.
có nguồn sống dồi dào, không gian cư trú không giới hạn.
C.
tăng trường theo tiềm năng sinh học.
D.
có điều sống không hoàn toàn thuận lợi.
Câu 2

Trong điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, mức tử vong cao nhất thuộc về tập hợp nhóm tuổi nào trong quần thể?

A.
Nhóm tuổi trước và sau sinh sản.
B.
Nhóm tuổi đang sinh sản vả sau sinh sản.
C.
Nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.
D.
Chỉ có nhóm đang sinh sản.
Câu 3

Hình thức phân bố các cá thể của quần thể trong không gian nào là phổ biến nhất?

A.
Phân bố đều.
B.
Phân bố không đều.
C.
Phân bố theo nhóm.
D.
Phân bố ngẫu nhiên.
Câu 4

Độ dốc của đường cong tăng trưởng quần thể bắt đầu giảm khi

A.
Điều kiện môi trường lí tưởng.
B.
Sự tăng trưởng quần thể đạt mức tối đa.
C.
Quần thể chịu tác động của giới hạn môi trường.
D.
Số lượng cá thể trong quần thể (N) là 50% so với số lượng tối đa của quần thể.
Câu 5

Tất cả các ý sau đúng về điều hòa quần thể, ngoại trừ:

A.
Phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn phản ánh ảnh hưởng của các nhân tố phụ thuộc mật độ tới sự cân bằng quần thể quanh sức chứa môi trường.
B.
Nhân tố không phụ thuộc mật độ sẽ ảnh hưởng lớn tới quần thể khi mật độ tăng.
C.
Mật độ quần thể tăng có thể làm thay đổi sinh lý của cá thể và ức chế sinh sản.
D.
Quần thể thường biến động số lượng theo chu kì là sự đáp lại của quần thể với nhân tố phụ thuộc mật độ.
Câu 6

Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi:

A.
Quần thể cân bằng.
B.
Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa cân bằng sức chịu đựng của môi trường.
C.
Tốc độ tăng trường quần thể giữ nguyên không đổi.
D.
Điều kiện môi trường không giới hạn.
Câu 7

Ở tổ chức sống nào sau đây, các cá thể đang ở tuổi sinh sản và có giới tính khác nhau có thể giao phối tự do với nhau và sinh con hữu thụ?

A.
Quần xã.
B.
Quần thể. 
C.
Sinh quyển. 
D.
Hệ sinh thái.
Câu 8

Trường hợp nào các cá thể trong quần thể phân bố đồng đều?

A.
Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B.
Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
C.
Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
D.
Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể cạnh tranh gay gắt.
Câu 9

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A.
Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
B.
Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
C.
Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ờ mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D.
Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Câu 10

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, kết luận nào sau đây đúng?

A.
Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
B.
Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.
C.
Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa, ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.
D.
Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.
Câu 11

Ở một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên?

A.
Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản.
B.
Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản.
C.
Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.
D.
Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con.
Câu 12

Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguvên nhân sau đây:
(1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
(3) Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái.
(4) Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể cùa loài dẫn tới diệt vong.
Có bao nhiêu nguyên nhân đúng?

A.
4
B.
2
C.
1
D.
3
Câu 13

Cho các tập hợp sinh vật sau:
1- Cá trăm cỏ trong ao;
2- Cá rô phi đơn tinh trong hồ;
3- Bèo trên mặt ao;
4- Sen trong đầm;
5- Các cây ven hồ;
6- Voi ở khu bảo tồn Yokdôn;
7- Ốc bươu vàng ở ruộng lúa;
8- Chuột trong vườn;
9- Sim trên đổi;

10- Chim ở lũy tre làng.
Có bao nhiêu tập hợp trên thuộc quần thể sinh vật?

A.
6
B.
8
C.
4
D.
5
Câu 14

Yếu tố nào trực tiếp chi phối số lượng cá thể của quần thể làm kích thước quần thể trong tự nhiên thường bị biến động?

A.
mức xuất cư và mức nhập cư.
B.
mức sinh và mức tử vong.
C.
kiểu tăng trưởng và kiểu phân bố của quần thể.
D.
nguồn sống và không gian sống.
Câu 15

Do số bị săn bắt trái phép nhiều, số lượng cá thể của quần thể một loài động vật bị suy giảm, tỷ lệ giao phối cận huyết tăng cao sẽ dẫn đến hiện tượng nào trước tiên?

A.
tăng ti lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.
B.
duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hơp tử.
C.
phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.
D.
phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Câu 16

Trong số các ví dụ chỉ ra dưới đây, ví dụ nào cho thấy mô hình phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể?

A.
Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.
B.
Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.
C.
Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực.
D.
Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.
Câu 17

Kiểu phân bố có ý nghĩa “làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể” có đặc điểm

A.
Thường gặp khi điều kiện môi trường sống phân bố không đồng đều
B.
Là kiểu phân bố phổ biến nhất
C.
Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
D.
Các cá thể sống thành bầy đàn
Câu 18

Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới
(1) Mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường
(2) Kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể
(3) Mức tử vong của quần thể
(4) Kích thước của quần thể
(5) Mức sinh sản của quần thể
Số phương án trả lời đúng là

A.
2
B.
3
C.
5
D.
4
Câu 19

Kích thước của quần thể sinh vật là

A.
Số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
B.
Số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
C.
Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D.
Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
Câu 20

Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A.
Cỏ ven bờ hồ. 
B.
Cá rô đồng và cá săn sắt trong hồ.
C.
Ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ. 
D.
Cây trong vườn.
Câu 21

Mối quan hệ đối kháng giữa các cá thể trong quần thể (cạnh tranh, kí sinh đồng loại, ăn thịt đồng loại), thường dẫn đến tình trạng

A.
Làm tăng kích thước của quần thể vật ăn thịt.
B.
Không tiêu diệt loài mà làm cho loài ổn định và phát triển.
C.
Làm suy giảm cạn kiệt số lượng quần thể của loài, đưa loài đến tình trạng suy thoái và diệt vong.
D.
Kích thích sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.
Câu 22

Trong các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin đúng với quần thể giao phối ngẫu nhiên?
(1) Tần số alen và thành phần kiểu gen có thể bị biến đổi qua các thế hệ do tác dụng của các nhân tố tiến hóa.
(2) Có tiềm năng thích nghi cao khi điều kiện sống thay đổi.
(3) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng chiếm ưu thế.
(4) Là đơn vị tiến hóa cơ sở của loài.

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 23

Hãy chọn trong số các đặc điểm sau, đặc điểm nào có ở quần thể sinh vật giao phối?

 

A.
các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau  
B.
các cá thể trong quần thể có kiểu hình hoàn toàn giống nhau  
C.
các cá thể trong quần thể phân bố giới hạn bởi các chướng ngại vật như sông, núi, eo biển....  
D.
trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể đều thích nghi với môi trường mà chúng phát tán tới
Câu 24

Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh :         

 

A.
cấu trúc tuổi của quần thể  
B.
kiểu phân bố cá thể của quần thể  
C.
sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể  
D.
mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Câu 25

Các quần thể như: rắn hổ mang ấn Độ, rắn hổ mang Trung Quốc, rắn hổ mang Việt Trung, rắn hổ mang Philippin, rắn hổ mang Sumatra; được xem là:

 

A.
Các quần thể dưới loài                  
B.
Các quần thể sinh thái                   
C.
Các quần thể địa lý  
D.
Các quần thể hình thái   
Câu 26

Quần thể chuột nước đồng bằng và quần thể chuột nước miền núi là:

 

A.
Hai quần thể dưới loài                        
B.
Hai quần thể sinh thái                 
C.
Hai quần thể di truyền  
D.
Hai quần thể địa lý 
Câu 27

Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?

A.
Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định
B.
Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể   
C.
Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể
D.
Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường
Câu 28

Trong các loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng theo tiềm năng sinh học?

A.
Cá chép trong ao
B.
Ba ba sông  
C.
Ếch, nhái trong hồ.    
D.
Vi khuẩn lam trong hồ
Câu 29

Giữa các sinh vật cùng loài có hai mối quan hệ nào sau đây?

A.
Hỗ trợ và cạnh tranh  
B.
Hỗ trợ và đối kháng
C.
Cạnh tranh và hợp tác 
D.
Quần tụ và hỗ trợ
Câu 30

Nhóm cá thể nào dưới đây được xem là một quần thể?

A.
Đàn voi trong vườn bách thú  
B.
Bầy chim yến trên Đảo Yến     
C.
Các cây cỏ trên cánh đồng   
D.
Sen, súng trên đầm
Câu 31

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi của quần thể sinh vật? 

A.
Các loài đang trong giai đoạn phát triển thường có tháp tuổi đáy hẹp, đỉnh tù.
B.
Tháp tuổi là sơ đồ biểu thị tổ hợp các nhóm tuổi trong quần thể.
C.
Tháp tuổi thường thể hiện ba nhóm tuổi là: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản.
D.
Có ba dạng tháp tuổi: dạng phát triển, dạng ổn định, dạng suy giảm. Trong tự nhiên quần thể có xu hướng ở dạng ổn định.
Câu 32

Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể ?

A.
Đa dạng loài.  
B.
Tỉ lệ giới tính. 
C.
Mật độ cá thể.
D.
Tỉ lệ các nhóm tuổi. 
Câu 33

Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là:

 

A.
Sự thống nhất mối tương quan giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong  
B.
Do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao  
C.
Do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao  
D.
Do sự giảm bớt hiện tượng cạnh tranh cùng loài trong trường hợp số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp
Câu 34

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ theo điều kiện của môi trường sống.
B.
Tỉ lệ giới tính thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống.
C.
Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S.
D.
Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài.
Câu 35

Các dạng biến động của quần thể là:

 

A.
Biến động do môi trường, biến động theo mùa và biến động do con người  
B.
Biến động do môi trường, biến động theo mùa và biến động theo chu kỳ nhiều năm  
C.
Biến động theo mùa, biến động do con người và biến động theo chu kỳ nhiều năm  
D.
Biến động do sự cố bất thường, biến động theo mùa và biến động theo chu kỳ nhiều năm
Câu 36

Ý nghĩa thực tế của việc nghiên cứu biến động số lượng cá thể trong quần thể giúp các nhà chăn nuôi, trồng trọt

A.
xác định đúng lịch thời vụ để trồng trọt, chăn nuôi khi thu hoạch đạt năng suất cao.
B.
chủ động hạn chế sự phát triển của sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái.
C.
chủ động nhân giống chọn lọc tạo ra giống mới thích nghi với môi trường.
D.
cả ba ý trên đều đúng.
Câu 37

Điều nào không phải là nguyên nhân khi kích thước xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong?

A.
Số lượng cá thể của quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
B.
Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội tìm gặp của các cá thể đực với các cá thể cái ít.
C.
Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xảy ra, sẽ dẫn đến suy thoái quần thể.
D.
Mật độ cá thể bị thay đổi, làm giảm nhiều khả năng hỗ trợ về mặt dinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 38

Trong một quần thể sinh vật, khi số lượng cá thể của quần thể giảm

(1) làm nghèo vốn gen của quần thể.

(2) dễ xảy ra giao phối gần làm xuất hiện các kiểu gen có hại.

(3) làm cho các cá thể giảm nhu cầu sống.

(4) có thể làm biến mất một số gen có lợi của quần thể.

(5) làm cho đột biến dễ dàng tác động.

(6) dễ chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên.

A.
3
B.
4
C.
5
D.
6
Câu 39

Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A.
Cây trong vườn.
B.
Cây cỏ ven bờ hồ.
C.
Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.
D.
Đàn cá rô trong ao.
Câu 40

Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng?

A.
Tuổi của quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.
B.
Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái.
C.
Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật.
D.
Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết đi vì già.
Câu 41

Nguyên nhân chính làm cho sự phân bố dân cư ở mỗi quốc gia không đồng đều là

A.
sở thích định cư của con người ở các vùng có điều kiện khác nhau.
B.
điều kiện sống phân bố không đều và con người có xu hướng quần tụ với nhau.
C.
nếp sống và văn hóa mang tính đặc trưng cho từng vùng khác nhau.
D.
điều kiện sống phân bố không đều và con người có thu nhập khác nhau.
Câu 42

Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm

A.
trước sinh sản và đang sinh sản.
B.
trước sinh sản.
C.
đang sinh sản.
D.
đang sinh sản và sau sinh sản.
Câu 43

Trong quần thể người, ta cũng quan sát thấy sự phân bố dân cư một cách không đồng đều, điều đó chứng tỏ

A.
mật độ cá thể của quần thể còn ở mức thấp, chưa đạt tối đa.
B.
các cá thể trong quần thể đang cạnh tranh gay gắt nhau giành nguồn sống.
C.
nguồn sống của các cá thể trong quần thể phân bố không đồng đều.
D.
kích thước vùng phân bố của quần thể đang tăng lên.
Câu 44

Về mặt sinh thái, sự phân bố đồng đều của cá thể cùng loài trong khu vực phân bố có ý nghĩa

A.
tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.
B.
tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.
C.
hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
D.
giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 45

Khi nào quần thể cần điều chỉnh số lượng cá thể?

A.
Khi số lượng cá thể tăng lên quá cao hoặc giảm xuống quá thấp.
B.
Khi quần thể ở trạng thái cân bằng.
C.
Khi có biến động di truyền.
D.
Quần thể không thể điều chính số lượng cá thể được.
Câu 46

Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là

A.
không kiếm đủ ăn.
B.
sức sinh sản giảm.
C.
gen lặn có hại biểu hiện.
D.
mất hiệu quả nhóm.
Câu 47

Dạng biến động số lượng cá thể nào sau đây thuộc dạng không theo chu kì?

A.
Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt.
B.
Trung bình khoảng 7 năm cá cơm ở vùng biển Peru chết hàng loạt.
C.
Số lượng tảo trên mặt nước Hồ Gươm tăng cao vào ban ngày, giảm vào ban đêm.
D.
Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.
Câu 48

Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới

A.
khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
B.
mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
C.
hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
D.
tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trong quần thể.
Câu 49

Tỉ lệ giới tính là

A.
tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể.
B.
tỉ số giữa số lượng cá thể đực trên tổng số cá thể trong quần thể.
C.
tỉ số giữa số lượng cá thể cái trên tổng số cá thể trong quần thể.
D.
không xác định được vì chúng thay đổi liên tục.
Câu 50

Sự khác nhau giữa những con bồ nông dàn thành hàng bắt cá với con bồ nông bắt cá đơn độc như thế nào?

A.
Con đơn độc bắt được nhiều mồi hơn vì không con nào cạnh tranh với nó.
B.
Con đơn độc sẽ không bắt được con mồi nào.
C.
Những con dàn thành hàng sẽ bắt được nhiều hơn vì chúng hỗ trợ nhau cản bầy cá lại không cho chúng trốn thoát.
D.
Những con dàn thành hàng bắt được ít cá hơn vì chúng phải cạnh tranh với nhau.