THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2227
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Sinh thái học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 917

Ôn tập trắc nghiệm Quần xã và Diễn thế sinh thái Sinh Học Lớp 12 Phần 3

Câu 1

Các cá thể trong một quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây?
1. Quan hệ hỗ trợ 2. Quan hệ cạnh tranh khác loài
3. Quan hệ đối địch 4. Quan hệ cạnh tranh cùng loài
5. Quan hệ ăn thịt con mồi

A.
1, 4.
B.
1, 3, 4. 
C.
1, 2, 3, 4
D.
1, 2, 3, 4, 5.
Câu 2

Quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì

A.
có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn.
B.
dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh.
C.
có cấu trúc càng ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần.
D.
có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần.
Câu 3

Tầm gửi sống bám trên cây thân gồ là biếu hiện của mối quan hệ nào sau đây?
 

A.
Ức chế cảm nhiễm. 
B.
Sinh vật ăn sinh vật.
C.
Ký sinh - vật chủ.
D.
Hội sinh.
Câu 4

Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có

A.
nhiều cây to và động vật lớn.
B.
độ đa dạng sinh học thấp.
C.
sự phân tầng thẳng đứng.
D.
độ đa dạng sinh học cao.
Câu 5

Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa 2 loài?

A.
Cây phong lan bám trên thân cây gỗ
B.
Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng   
C.
Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
D.
Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ     
Câu 6

Hình dạng mỏ khác nhau của một số loài chim như chim ăn hạt, chim hút mật, chim ăn thịt phản ánh điều gì?

I. Phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim.

II. Mỗi ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan bắt mồi.

III. Phản ánh môi trường sống của chúng đã biến đổi không ngừng.

IV. phản ánh sự cạnh tranh đang ngày càng quyết liệt đến mức độ thay đổi cấu tạo cơ quan bắt mồi.

V. Phản ánh sự giống nhau ngày càng nhiều về ổ sinh thái dinh dưỡng của chúng.

Tổ hợp câu trả lời đúng là.

A.
1,2,3,4.
B.
2,3,4,5.
C.
1,2,3.
D.
1,2.
Câu 7

Trong quần xã, nhóm loài nào cho sản lượng sinh vật cao nhất?

A.
Sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
B.
Động vật ăn cỏ.      
C.
Động vật ăn thịt.
D.
sinh vật tự dưỡng.
Câu 8

Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu. Khả năng nào dưới đây không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?

A.
Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau.
B.
Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau.
C.
Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.    
D.
Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng.
Câu 9

Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã bị thay đổi mạnh nhất?

A.
Loài ưu thế.   
B.
Loài thứ yếu.
C.
Loài ngẫu nhiên.  
D.
Loài đặc hữu.
Câu 10

Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây không thuộc quan hệ kí sinh - vật chủ?

A.
Rận, bét và bò.
B.
Phong lan và cây thân gỗ.
C.
Tầm gửi và cây thân gỗ.
D.
Giun đũa và lợn.    
Câu 11

Nhận định không đúng khi nói về phân bố cá thể trong không gian của quần xã:

A.
Sự phân bố theo chiều ngang thuận lợi hơn phân bố theo chiều thẳng đứng và thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các loài
B.
Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật sống trong rừng
C.
Phân bố theo chiều thẳng đứng như phân thành nhiều tầng cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới
D.
Phân bố cá thể trong không gian tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài
Câu 12

Ổ sinh thái của một loài về một nhân tố sinh thái là 

A.
nơi cư trú của loài đó.
B.
giới hạn sinh thái đảm bảo cho loài thực hiện chức năng sống tốt nhất.  
C.
giới hạn sinh thái của nhân tố sinh thái đó.
D.
“không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.  
Câu 13

Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là

A.
con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt.
B.
mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.     
C.
các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau.
D.
vật ăn thịt là động lực phát triển của con mồi vì vật ăn thịt là tác nhân chọn lọc của con mồi.     
Câu 14

Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật?

A.
Các con lươn trong một đầm lầy
B.
Các con hổ trong một khu rừng
C.
Các con cá trong một hồ tự nhiên
D.
Các con dế mèn trong một bãi đất
Câu 15

Đặc điểm của hiện tượng khống chế sinh học khác với ức chế - cảm nhiễm là:

A.
Yếu tố kìm hãm là yếu tố sinh học    
B.
Thể hiện mối quan hệ cạnh tranh.
C.
Loài này kiềm hãm sự phát triển của loài khác    
D.
Xảy ra trong một khu vực sống nhất định
Câu 16

Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì

A.
quần xã dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh.
B.
quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần.
C.
quần xã có cấu trúc ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần.
D.
quần xã có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn.
Câu 17

Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A.
Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
B.
Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.      
C.
Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
D.
Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
Câu 18

Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?

A.
Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
B.
Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
C.
Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường.
D.
Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
Câu 19

Những sinh vật nào sau đây có thể đứng đầu chuỗi thức ăn?

(1) Sinh vật sản xuất

(2) sinh vật tiêu thụ cấp 2

(3) sinh vật tiêu thụ cấp 3

(4) sinh vật phân giải

A.
1, 2
B.
1, 2, 3
C.
3, 4
D.
1, 4
Câu 20

Trong một chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3?

A.
Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
B.
 Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C.
Sinh vật sản xuất. 
D.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3. 
Câu 21

Những sinh vật nào sau đây không thuộc sinh vật tiêu thụ?

A.
Động vật ăn côn trùng.
B.
Động vật ăn thực vật.    
C.
Loài người.
D.
Nấm, vi khuẩn.
Câu 22

Một loài giun dẹp sống trong cát ở vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng tinh bột do tảo lục quang hợp tổng nên. Quan hệ giữa tảo lục đơn bào và giun dẹp là

A.
quan hệ cộng sinh
B.
quan hệ hội sinh
C.
quan hệ kí sinh
D.
quan hệ hợp tác
Câu 23

Xét các mối quan hỗ trợ giữa các sinh vật trong quần xã, có bao nhiêu mối quan hệ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác.

A.
3
B.
2
C.
1
D.
4
Câu 24

Hình ảnh dưới đây mô tả các giai đoạn của quá trình diễn thế thứ sinh tại một hồ nước. Hãy sắp xếp theo các giai đoạn của quá trình diễn thế theo trật tự đúng.

A.
(b)→(d)→(e)→(c)→(a)
B.
(a)→(c)→(d)→(e)→(b)
C.
(e)→(b)→(d)→(c)→(a)
D.
(b)→(e)→(d)→(c)→(a)
Câu 25

Cấu trúc phân tầng của quần xã có vai trò chủ yếu là

A.
làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.
B.
làm tăng số lượng loài, giúp điều chỉnh số lượng cá thể trong quần xã để duy trì trạng thái cân bằng của quần xã.
C.
tăng cường sự hỗ trợ giữa các loài, giúp số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã đều tăng lên.
D.
đảm bảo cho các cá thể phân bố đồng đều, giúp quần xã duy trì trạng thái ổn định lâu dài.
Câu 26

Trong quá trình diễn thế ở một bãi đất trống có 4 nhóm thực vật được kí hiệu là A, B, C, D lần lượt với các đặc điểm sinh thái các loài như sau:

- Nhóm loài A là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm có mô giậu kém phát triển.

- Nhóm loài B là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, có mô giậu phát triển.

- Nhóm loài C là loài cỏ. Phiến lá nhỏ, thuôn dài và hơi cứng, gân lá phát triển.

- Nhóm loài D là loài cây thân thảo. Phiến lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu không phát triển.

Thứ tự lần lượt các loài đến sống trong phạm vi của bãi đất nói trên:

A.
C → D → B →A
B.
C → A → B →D
C.
C → B → A → D
D.
C → D → A →B
Câu 27

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây là không đúng?

A.
Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi
B.
Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường
C.
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần
D.
Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh
Câu 28

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.
Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể
B.
Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản
C.
Nhờ sự cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể
D.
Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài
Câu 29

Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây:

I. Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt

II. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và sống trong cùng một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài

III. Ở mối quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ

IV. Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa

Có bao nhiêu kết luận đúng

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 30

Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?

A.
Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng
B.
Tính đa dạng về loài tăng
C.
Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên
D.
Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn
Câu 31

Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể từ loài đó. Đây là biểu hiện của mối quan hệ nào trong quần xã?

A.
Ức chế - cảm nhiễm
B.
Ký sinh
C.
Cạnh tranh
D.
Hội sinh
Câu 32

Cho các ví dụ sau đây về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã:

(1) Cây tầm gửi sống trên các thân cây gỗ lớn trong rừng.

(2) Hải quỳ sống bám trên mai cua

(3) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng

(4) Phông lan sống trên thân cây gỗ

(5) Địa y sống bám trên thân cây

Có bao nhiêu ví dụ nói về mối quan hệ hội sinh?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 33

Cho các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi không tuần tự của quần xã qua giai đoạn biến đổi của môi trường.

(2) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

(3) Từ một rừng lim ban đầu, về sau biến đổi thành trảng cỏ là ví dụ điển hình về quá trình diễn thế nguyên sinh.

(4) Nguyên nhân diễn thế có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài quần xã.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 34

Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến

A.
Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
B.
Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
C.
Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
D.
Làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.
Câu 35

Cho các mối quan hệ sinh thái sau:
1. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào trong địa y.
2. Cây nắp ấm bắt chim sẻ.
3. Trùng roi và ruột mối.
4. Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng.
5. Chim mỏ đỏ và linh dương.
6. Vi khuẩn lam trên cánh bèo dâu.
7. Cây tầm gửi trên thân cây gỗ.
Có mấy ví dụ trong các ví dụ trên thuộc mối quan hệ cộng sinh?

A.
6
B.
5
C.
3
D.
2
Câu 36

Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, xét các kết luận sau:
(1) Vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng giống nhau.
(2) Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
(3) Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.
(4) Sự phân tầng gắn liền với sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
Có bao nhiêu kết luận đúng?

A.
1
B.
3
C.
2
D.
4
Câu 37

Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh giữa các loài?

A.
Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh.
B.
Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít thì cạnh tranh với nhau càng yếu.
C.
Những loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau.
D.
Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng yếu.
Câu 38

Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

II. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

III. Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển rồi hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

IV. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định.

A.
4
B.
2
C.
1
D.
3
Câu 39

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chim ăn sâu và chim ăn hạt cùng sống trên cây nên ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.

II.  Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.

III. Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

IV. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 40

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.

II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.

III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 41

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về

A.
nguồn gốc
B.
nơi chốn
C.
dinh dưỡng
D.
sinh sản
Câu 42

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu nhận định sau đây là chính xác?

(I) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.

(II) Cạnh tranh giúp duy trì số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.

(III) Kết quả của cạnh tranh là mỗi nhóm cá thể bảo vệ một khu vực sống riêng, một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.

(IV) Khi giữa các cá thể xảy ra sự cạnh tranh gay gắt, trong điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều, các cá thể của quần thể sẽ phân bố theo kiểu đồng đều.

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 43

Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài khác nhau về

A.
số lượng các loài được lợi dụng trong quần xã
B.
số lượng các loài bị hại trong quần xã.
C.
đặc điểm có loài được lợi hay bị hại, hoặc ít nhất không bị hại trong quần xã.
D.
mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Câu 44

Xét các sinh vật sau:

1. Nấm rơm.                2. Nấm linh chi.        3. Vi khuẩn hoại sinh.

4. Rêu bám trên cây.   5. Dương xỉ.              6. Vi khuẩn lam.

Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất?

A.
5
B.
2
C.
4
D.
3
Câu 45

Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

(1). Lớp lá rụng nền rừng                             

(2). Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

(3). Đất

(4). Hơi ẩm                 

(5). Chim làm tổ trên cây                             

(6). Gió

Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?

A.
5
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 46

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?

(1) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố quan trọng gây ra quá trình diễn thế của quần xã.

(2) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

(3) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

(4) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

(5) Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.

(6) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.

(7) Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

(8) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 47

Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế

A.
Trong những điều kiện nhất định, diễn thế thứ sinh có thể tạo ra một quần xã ổn định.
B.
Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bởi thiên tai hoặc con người.
C.
Động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự thay đổi của môi trường.
D.
Hoạt động của con người luôn gây hại cho quá trình diễn thế sinh thái của các quần xã tự nhiên.
Câu 48

Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần xã?

A.
Giun sán sống trong cơ thể lợn.
B.
Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng.
C.
Tỏi tiết ra các chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
D.
Thỏ và chó sói sống trong rừng.
Câu 49

Điều nào không đúng đối với diễn thế thứ sinh?

A.
Trong điều kiện thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
B.
Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái.
C.
Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D.
Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.
Câu 50

Hình bên mô tả lưới thức ăn của một quần xã sinh vật đồng cỏ.

Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

I. Lưới thức ăn này có 8 quần thể động vật ăn thịt.

II. Chỉ có duy nhất một loài là động vật ăn thịt đầu bảng.

III. Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.

IV. Có tối đa 4 chuỗi thức ăn khác nhau có 4 mắt xích.

A.
3
B.
2
C.
1
D.
4