THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2229
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Sinh thái học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1916

Ôn tập trắc nghiệm Quần xã và Diễn thế sinh thái Sinh Học Lớp 12 Phần 5

Câu 1

Những nhận xét nào sau đây đúng về quan hệ giữa các loài trong quần xã?

(1) Địa y là một ví dụ điển hình của quan hệ cộng sinh.

(2) Quan hệ giữa 2 loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì là quan hệ hợp tác.

(3) Quan hệ giữa cây phong lan và cây gỗ là quan hệ kí sinh.

(4) Quan hệ giữa thỏ và thú có túi ở châu Đại dương là quan hệ cạnh tranh.

(5) Hiện tượng thủy triều đỏ là 1 ví dụ điển hình của quan hệ cộng sinh.

A.
(1) và (2)
B.
(3) và (4)
C.
(1) và (4)
D.
(3) và (5)
Câu 2

Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói đến sự phân bố của quần xã trong không gian?

(1) Sự phân bố cá thể trong không gian quần xã tùy thuộc vào cai trò của loài trong quần xã đó.

(2) Ý nghĩa của sự phân ố cá thể trong không gian của quần xã tương tự như ý nghĩa của sự phân hóa ổ sinh thái.

(3) Sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi là kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng.

(4) Kiểu phân bố theo chiều ngang thường tập trung ở vùng có điều kiện sống thuận lợi, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào.

A.
(2) và (4)
B.
(1) và (4)
C.
(2) và (3)
D.
(1) và (3)
Câu 3

Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng? 

A.
Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ. 
B.
Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học 
C.
Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. 
D.
Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ. 
Câu 4

Cho các thông tin sau:

Sự kết cặp nào là đúng nhất về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã?

A.
1,5 – A; 2 – D; 3 – C; 4 – E; 6 – B
B.
1 – A; 2 – D; 3 – C; 4 – B
C.
1 – A; 2 – D; 3 – E; 5 – A; 6 – F
D.
3 – C; 4 – E; 5 – F; 6 – C
Câu 5

Xét các mối quan hệ:

(1) Phong lan bám trên cây gỗ,

(2) Sáo bắt rận cho trâu.

(3) Vi khuẩn lam với bèo hoa dâu.

(4) Cây cỏ và cây lúa đều cần ánh sáng.

Hãy chọn kết luận đúng:

A.
Quan hệ hỗ trợ gồm có: (1), (2) và (3)
B.
Quan hệ cộng sinh gồm có: (2) và (3)
C.
Quan hệ hợp tác gồm có: (1) và (2)
D.
Quan hệ hội sinh gồm có: (1) và (4)
Câu 6

Ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là

A.
chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên
B.
hiểu biết được các quy luật phát triển của quầm xã sinh vật
C.
dự đoán được các quần xã sẽ tồn tại trước đó
D.
dự đoán được quần xã sẽ thay thế trong tưowng lai
Câu 7

Trong một hồ tương đối giàu đinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do

A.
cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.
B.
cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.
C.
cá khai thác quá mức động vật nổi.
D.
cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.
Câu 8

Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:

(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

Có bao nhiêu thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:

A.
4
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 9

Những quá trình nào sau đây sẽ dẫn tới diễn thế sinh thái?

(1) Khai thác các cây gỗ, săn bắt các động vật ở rừng.

(2) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy.

(3) Đánh bắt cá ở ao.

(4) Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.

Phương án đúng là

A.
(1), (2) và (3)
B.
(1), (3) và (4)
C.
(1), (2) và (4)
D.
(2), (3) và (4)
Câu 10

Cho các phát biểu sau đât về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Trong quá trình diễn thế sinh thái, loài ưu thế chính là những loài đã “tự đào huyệt chon mình”.

(2) Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái là do tác động trực tiếp của con người.

(3) Trong diễn thế nguyên sinh, giai đoạn cuối hình thành quần xã có độ đa dạng lớn nhất.

(4) Sau quá trình diễn thế thứ sinh có thể lại bắt đầu quá trình diễn thế nguyên sinh.

(5) Diễn thế sinh thái là sự thay đổi cấu trúc quần xã một cách ngẫu nhiên.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 11

Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:

(1) Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

(2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

(3) Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

(4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.

Phương án đúng là:

A.
(2), (3) và (4)
B.
(1), (2) và (4)
C.
(1), (3) và (4)
D.
(1), (2), (3) và (4)
Câu 12

Rừng nhiệt đới bị chặt trắng, sau 1 thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển?

A.
cây gỗ ưa sáng
B.
cây thân cỏ ưa sáng
C.
cây bụi chịu bóng
D.
cây gỗ ưa bóng
Câu 13

Quần xã sinh vật tương đối ổn định được hình thành sau diễn thế gọi là

A.
quần xã trung gian
B.
quần xã khởi đầu
C.
quần xã đỉnh cực
D.
quần xã thứ sinh
Câu 14

Quá trình diễn thế sinh thái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn diễn ra theo trinh tự như thế nào?

A.
Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.
B.
Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
C.
Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ
D.
Rừng lim nguyên sinh bị chết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.
Câu 15

Ý nghĩa của việc nghiên cứ diễn thế sinh thái là

A.
kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
B.
chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khái thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
C.
hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai
D.
chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người
Câu 16

Quá trình hình thành 1 ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế

A.
nguyên sinh
B.
 thứ sinh
C.
liên tục
D.
 phân hủy
Câu 17

Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế

A.
nguyên sinh
B.
thứ sinh
C.
 liên tục
D.
phân hủy
Câu 18

Các đặc trưng cơ bản về thành phần loài của một quần xã bao gồm:

A.
Độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã
B.
Loài đặc trưng, loài ưu thế, mật độ cá thể.
C.
Số lượng loài, số lượng cá thể trong loài, loài đặc trưng và loài ưu thế.
D.
Thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.
Câu 19

Một quần thể bò có 500 con lông vàng (kiểu gen BB), 300 con lông lang trắng đen (kiểu gen Bb), 200 con lông đen (kiểu gen bb). Tần số tương đối của các alen trong quần thể là

A.
B = 0,35; b = 0,65
B.
B = 0,65; b = 0,35
C.
B = 0,8; b = 0,2
D.
B = 0,2; b = 0,8
Câu 20

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây đúng?

A.
Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
B.
Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường.
C.
Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.
D.
Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.
Câu 21

Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở miền bắc Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:

A.
biến động tuần trăng
B.
biến động theo mùa
C.
biến động nhiều năm
D.
biến động không theo chu kì
Câu 22

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?

A.
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
B.
Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
C.
Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.
D.
Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
Câu 23

Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã sinh vật?

1. Giun đũa sống trong ruột của lợn.

2. Hải quỳ sống trên mai cua.

3. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

4. Phong lan sống trên thân cây gỗ.

5. Trùng roi sống trong ruột mối.

6. Chim mỏ đỏ và linh dương

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 24

Tập hợp cá thể nào thuộc một trong các nhóm sau đây phân bố trong một sinh cảnh xác định được gọi là một quần xã sinh vật?

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/de-so-1-de-kiem-tra-hoc-ki-2-sinh-hoc-12-c71a50415.html#ixzz6Uyr2rflf

A.
Thông đuôi ngựa
B.
Lan
C.
Bạch đàn trắng
D.
Lim xanh
Câu 25

Chim sâu và chim sẻ thường sống “hòa thuận” ở tán lá của cùng 1 cây, vậy

A.
húng có cùng nơi ở và ổ sinh thái. 
B.
chúng có cùng nơi ở và khác ổ sinh thái.
C.
chúng có cùng ổ sinh thái và khác nơi ở.
D.
chúng có cùng giới hạn sinh thái. 
Câu 26

Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi khuẩn phân rã xelulôzơ thuộc quan hệ

A.
cộng sinh
B.
hợp tác
C.
hội sinh
D.
cạnh tranh
Câu 27

Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì:

A.
Cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hóa.
B.
Điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.
C.
Điều kiện địa lí khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi trên cơ thể sinh vật.
D.
Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản.
Câu 28

Ở biển, sự phân bố của các nhóm tảo (tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục) từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo trình tự

A.
tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu.
B.
tảo nâu, tảo lục, tảo đỏ
C.
tảo đỏ, tảo nâu, tảo lục
D.
tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ
Câu 29

Sự phân hoá tảo và phát sinh các ngành động vật diễn ra ở kỉ nào?

A.
Cambri.
B.
Đêvôn.
C.
Xilua. 
D.
Than đá.
Câu 30

Khi nói về các mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã sinh vật, xét phát biểu sau:

(1) Giun, sán sống trong ruột lợn là biểu hiện cùa mối quan hệ kí sinh - vật chủ

(2) Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần cùa cây họ đậu là biểu hiện của mối quan hệ hội sinh

(3) Quan hệ giữa loài ong hút mật hoa và loài hoa có thể là mối quan hệ cộng sinh

(4) Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối là biểu hiện mối quan hệ cộng sinh

(5) Quan hệ giữa cây tỏi và sinh vật xung quanh là quan hệ ức chế - cảm nhiễm

Số phát biểu không đúng là:

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 31

Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã biểu hiện ở

A.
số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ cao phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
B.
số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ tối thiểu phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C.
số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) do sự tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
D.
số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định gần phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 32

Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao “Tò vò mà nuôi con nhện, về sau nó lớn nó quyện nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào” là

A.
quan hệ kí sinh. 
B.
quan hệ hội sinh.
C.
quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
D.
quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 33

Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài dùng loài khác làm thức ăn là mối quan hệ nào?

A.
cộng sinh.
B.
ức chế- cảm nhiễm.
C.
hợp tác.
D.
con mồi – vật ăn thịt.
Câu 34

Quan hệ giữa nấm Penicillium với vi khuẩn thuộc quan hệ

A.
hợp tác.
B.
cạnh tranh. 
C.
ức chế- cảm nhiễm.
D.
hội sinh.
Câu 35

Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho nhiều loài khác là mối quan hệ nào?

A.
cộng sinh.
B.
ức chế- cảm nhiễm.
C.
hợp tác.
D.
hội sinh.
Câu 36

 Điạ y sống trên cây cau là quan hệ

A.
kí sinh.
B.
cộng sinh.
C.
cạnh tranh.
D.
hội sinh.
Câu 37

 Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài sống nhờ trên cơ thể loài khác là mối quan hệ nào?

A.
cộng sinh. 
B.
vật chủ - vật kí sinh.
C.
hợp tác. 
D.
hội sinh.
Câu 38

Quan hệ giữa hai loài sinh vật diễn ra sự tranh giành nguồn sống là mối quan hệ nào?

A.
cộng sinh.
B.
vật chủ - vật kí sinh.
C.
hợp tác.
D.
cạnh tranh.
Câu 39

Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn loài khác không có lợi cũng không có hại là mối quan hệ nào?

A.
cộng sinh.
B.
hội sinh.
C.
hợp tác. 
D.
con mồi – vật ăn thịt.
Câu 40

Mối quan hệ sinh học tạo cho cả hai loài đều cùng có lợi là

A.
 quan hệ hội sinh và hợp tác. 
B.
quan hệ cộng sinh và hợp tác.
C.
quan hệ hội sinh và cộng sinh. 
D.
quan hệ hội sinh và hãm sinh.
Câu 41

 Quan hệ giữa hai loài sinh vật sống chung với nhau và cả hai loài cùng có lợi, sống tách riêng chúng vẫn tồn tại được gọi là mối quan hệ nào?

A.
cộng sinh
B.
hội sinh
C.
hợp tác
D.
con mồi – vật ăn thịt
Câu 42

Tảo quang hợp, nấm hút nước hợp thành địa y là quan hệ

A.
kí sinh
B.
cộng sinh
C.
cạnh tranh
D.
hợp tác
Câu 43

Trùng roi tricomonas sống trong ruột mối là quan hệ

A.
Kí sinh
B.
cộng sinh
C.
 cạnh tranh
D.
hợp tác
Câu 44

Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.

A.
Hợp tác.
B.
Kí sinh.
C.
Cộng sinh.  
D.
Vật ăn thịt – con mồi.
Câu 45

Quan hệ giữa hai (hay nhiều) loài sinh vật, trong đó tất cả các loài đều có lợi, song mỗi bên chỉ có thể tồn tại được dựa vào sự hợp tác của bên kia là mối quan hệ nào?

A.
Hợp tác. 
B.
Kí sinh. 
C.
Cộng sinh. 
D.
Vật ăn thịt – con mồi.
Câu 46

Các loài trong quần xã có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó

A.
các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có một loài bị hại.
B.
các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có hai loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có một loài bị hại.
C.
các mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có một loài bị hại.
D.
các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng các loài đều bị hại.
Câu 47

Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không thật dồi dào. Khả năng nào dưới đây không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?

A.
Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau.
B.
Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng.
C.
Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
D.
Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau.
Câu 48

Sự phân bố của một loài trên một vùng có liên quan tới

A.
lượng thức ăn mà loài sinh vật có thể tìm kiếm từ môi trường.
B.
diện tích vùng phân bố của loài đó.
C.
số lượng sinh vật sống trên một vùng nhất định.
D.
tất cả các yếu tố trên.
Câu 49

Các cây tràm ở rừng U minh là loài

A.
ưu thế
B.
đặc trưng
C.
đặc biệt
D.
có số lượng nhiều
Câu 50

Loài đặc trưng trong quần xã là loài

A.
chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẵn các loài khác.   
B.
có nhiều ảnh hưởng đến các loài khác.
C.
đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
D.
phân bố ở trung tâm quần xã.