THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2233
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Sinh thái học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1270

Ôn tập trắc nghiệm Quần xã và Diễn thế sinh thái Sinh Học Lớp 12 Phần 9

Câu 1

Ý có nội dung không đúng khi nói về chuỗi và lưới thức ăn là

A.
cấu trúc của chuỗi thức ăn càng đơn giản khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
B.
cấu trúc của chuỗi thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
C.
cấu trúc của chuỗi thức ăn càng phức tạp khi đi từ khơi đại dương vào bờ.
D.
quần xã trưởng thành có lưới thức ăn phức tạp hơn so với quần xã trẻ hay bị suy thoái.
Câu 2

Trong quần xã, nhóm loài trong quá trình hoạt động tạo ra nhiều sinh khối nhất là

A.
sinh vật dị dưỡng.
B.
động vật ăn thịt bậc dinh dưỡng cấp 2.
C.
sinh vật tự dưỡng.
D.
động vật ăn cỏ.
Câu 3

Loài nào trong số các loài sau đây không phải là sinh vật sản xuất?

A.
Lúa.
B.
Ngô.
C.
Tảo lam.
D.
Chuột.
Câu 4

Tháp sinh thái luôn có dạng chuẩn là

A.
tháp năng lượng.
B.
tháp sinh khối.
C.
tháp số lượng.
D.
tháp tuổi.
Câu 5

Trong các quan hệ giữa các loài trong quần xã được xem là những động lực quan trọng của quá trình tiến hoá là

A.
hội sinh.
B.
cạnh tranh. 
C.
hợp tác. 
D.
cộng sinh.
Câu 6

Khi xây dựng tháp sinh thái về số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng thì tháp có đáy hẹp đỉnh rộng thể hiện mối quan hệ giữa hai loài

A.
vật chủ - vật ký sinh.
B.
thực vật - động vật ăn thực vật.
C.
động vật ăn thực vật - động vật ăn thịt.
D.
động vật ăn thịt bậc 1 - động vật ăn thịt bậc 2.
Câu 7

Ví dụ nào sau đây nói về quan hệ ức chế - cảm nhiễm?

A.
Các loài cỏ dại cạnh tranh với lúa về dinh dưỡng.
B.
Các cây ưa sáng trong rừng cạnh tranh nhau về ánh sáng.
C.
Hai loài trùng cỏ cùng ăn vi sinh vật cạnh tranh thức ăn.
D.
Khuẩn lam tiết các chất độc, gây hại cho các loài động vật sống xung quanh.
Câu 8

Trong quần xã sinh vật, sự phân li ổ sinh thái xảy ra khi

A.
các loài gần nhau về nguồn gốc cùng sử dụng một nguồn thức ăn.
B.
các loài khác xa nhau về nguồn gốc cùng sử dụng một nguồn thức ăn.
C.
các loài gần nhau về nguồn gốc sử dụng nguồn thức ăn khác nhau.
D.
có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn.
Câu 9

Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì gọi là

A.
quan hệ cộng sinh. 
B.
quan hệ hợp tác.
C.
quan hệ hội sinh. 
D.
quan hệ kí sinh.
Câu 10

Điều khẳng định nào sau đây về mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt là đúng?

A.
Con mồi có kích thước nhỏ nhưng số lượng đông, còn con vật ăn thịt thường có kích thước lớn nhưng số lượng ít.
B.
Con mồi có kích thước lớn nhưng số lượng đông, còn con vật ăn thịt thường có kích thước nhỏ nhưng số lượng ít.
C.
Con mồi có kích thước lớn nhưng số lượng ít, còn con vật ăn thịt thường có kích thước nhỏ nhưng số lượng đông.
D.
Con mồi có kích thước nhỏ nhưng số lượng ít, còn con vật ăn thịt thường có kích thước lớn nhưng số lượng đông.
Câu 11

Hình thức sống chung giữa 2 loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì thuộc mối quan hệ

A.
cộng sinh.
B.
hợp tác.
C.
hội sinh.
D.
kí sinh.
Câu 12

Cho các mối quan hệ sau:
1. Vi khuẩn lam trong nốt sần cây họ đậu. 2. Hải quỳ và cua.
3 Cây phong lan trên các cây gỗ. 4. Dây tơ hồng trên cây cúc tần.
5. Tỏi tiết chất kìm hãm 1 số loài xung quanh nó. 6. Lúa và cỏ dại tranh giành ánh sáng.
7. Trùng roi trong ruột mối.
Thuộc quan hệ đối kháng gồm có

A.
1, 3, 6.
B.
4, 5, 6. 
C.
5, 6, 7. 
D.
2, 4, 6.7.
Câu 13

Trong quần xã đồng ruộng, cỏ và lúa có quan hệ

A.
hỗ trợ. 
B.
ức chế-cảm nhiễm.
C.
đối kháng.
D.
cạnh tranh.
Câu 14

Một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác. Đây là bản chất của mối quan hệ

A.
cạnh tranh.
B.
kí sinh.
C.
ức chế-cảm nhiễm.
D.
sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 15

Các cá thể khác loài không có kiểu cạnh tranh nào dưới đây?

A.
cạnh tranh giành thức ăn.
B.
cạnh tranh giành nơi ở.
C.
cạnh tranh giao phối.
D.
cạnh tranh nơi kiếm ăn.
Câu 16

Điểm giống nhau cơ bản giữa quan hệ cộng sinh và quan hệ hợp tác là

A.
hai hay nhiều loài tham gia cộng sinh hay hợp tác đều có lợi.
B.
quan hệ cộng sinh và quan hệ hợp tác đều không phải là quan hệ nhất thiết phải có đối với mỗi loài.
C.
hai loài cộng sinh hay hợp tác với nhau thì chỉ có một loài có lợi.
D.
có ít nhất một loài không có lợi gì.
Câu 17

Lan sống trên cành cây khác là quan hệ:

A.
Kí sinh.
B.
Cộng sinh. 
C.
Hội sinh.
D.
Hợp tác.
Câu 18

Trong những mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào sẽ có tháp sinh thái (số lượng) bị đảo ngược?

A.
Thực vật – động vật ăn thực vật. 
B.
Vật chủ – kí sinh.
C.
Cạnh tranh khác loài. 
D.
Con mồi - vật dữ.
Câu 19

Một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác quan hệ này gọi là quan hệ

A.
cạnh tranh. 
B.
ức chế cảm nhiễm.
C.
cộng sinh.
D.
ký sinh.
Câu 20

Trong quan hệ hỗ trợ

A.
các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.
B.
loài được lợi sẽ thắng thế và phát triển, loài bị hại sẽ bị suy thoái.
C.
cả hai loài ít nhiều đều bị hại.
D.
một loài trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác.
Câu 21

Mối quan hệ nào sau đây thuộc mối quan hệ cộng sinh?

A.
Vi khuẩn Rhizobium sống trong rễ cây họ đậu.
B.
Dây tơ hồng bám trên thân cây khác.
C.
Giun sống trong cơ quan tiêu hóa của động vật.
D.
Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn.
Câu 22

Ví dụ nào sau đây nói về quan hệ hợp tác?

A.
Phong lan bám trên các cây thân gỗ.
B.
Sáo thường đậu trên lưng trâu, bắt chấy bắt rận để ăn.
C.
Cá ép tìm cá lớn và ép chặt thân vào cá lớn để dễ di chuyển đi xa.
D.
Vi sinh vật sống trong dạ dày của động vật nhai lại.
Câu 23

Trong thực tế đời sống, người ta thường dùng loài sinh vật này để tiêu diệt loài sinh vật khác. Biện pháp này gọi là sử dụng thiên địch. Ưu điểm nào sau đây không thuộc về biện pháp này?

A.
Hiệu quả rất nhanh, không phụ thuộc thời tiết khí hậu.
B.
Không gây ô nhiễm môi trường.
C.
Không gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
D.
Có tác dụng lâu dài.
Câu 24

Mùa hè, một số vùng biển có hiện tượng “thủy triều đỏ” do tảo nở hoa, gây chết hàng loạt các động vật biển. Đó là biểu hiện của mối quan hệ nào sau đây?

A.
Ức chế cảm nhiễm.
B.
Cạnh tranh.
C.
Kí sinh.
D.
Cộng sinh.
Câu 25

Trong quần xã, quan hệ cạnh tranh giữa các loài thường xảy ra khi

A.
hai loài có chung nơi ở.
B.
hai loài có chung thời gian hoạt động.
C.
hai loài có chung nguồn sống.
D.
hai loài có chung một kẻ thù.
Câu 26

Trường hợp nào thể hiện mối quan hệ cùng loài?

A.
Kí sinh- vật chủ.
B.
Vật ăn thịt- con mồi.
C.
Ức chế cảm nhiễm.
D.
Tự tỉa thưa ở thực vật.
Câu 27

Dây tơ hồng trên cây bụi thấp thể hiện mối quan hệ

A.
Kí sinh.
B.
Cộng sinh.
C.
Hội sinh. 
D.
Ức chế cảm nhiễm.
Câu 28

Trong mối quan hệ tương tác giữa các loài, dấu + thể hiện loài có lợi, dấu – thể hiện loài bị hại, còn 0 thể hiện loài không được lợi cũng không bị hại. Mối quan hệ giữa mối và trùng roi sống trong ruột mối được biểu diễn là

A.
+/-
B.
+/ +.
C.
-/- 
D.
0/+.
Câu 29

Cây tỏi tiết ra chất gây ức chế sự phát triển của một số vi sinh vật ở cùng môi trường sống là ví dụ về mối quan hệ

A.
ức chế - cảm nhiễm. 
B.
kí sinh.
C.
cạnh tranh.
D.
hội sinh.
Câu 30

Trong mối quan hệ hợp tác giữa các loài, dấu + thể hiện loài có lợi, dấu – thể hiện loài bị hại, còn 0 thể hiện loài không được lợi cũng không bị hại. Mối quan hệ giữa nhạn bể và cò khi chúng làm tổ chung được biểu diễn là

A.
+/-
B.
+/ +.
C.
C. -/- 
D.
0/+.
Câu 31

Trong quần xã, mối quan hệ giữa các loài mà không có loài nào có lợi là

A.
sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh.
B.
ức chế - cảm nhiễm, cạnh tranh.
C.
hội sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác.
D.
hợp tác, ức chế - cảm nhiễm.
Câu 32

Trong quần xã, mối quan hệ giữa các loài mà chỉ có một loài có lợi là

A.
hợp tác, sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh.
B.
hội sinh, ức chế - cảm nhiễm, kí sinh.
C.
hội sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh.
D.
hội sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác, ức chế cảm nhiễm.
Câu 33

Trong quần xã thường có các mối quan hệ đối kháng là

A.
cạnh tranh, hội sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
B.
cộng sinh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
C.
cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
D.
cạnh tranh, cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 34

Bò ăn cỏ, hổ ăn thịt thỏ đó là các ví dụ về kiểu quan hệ trong quần xã là

A.
quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. 
B.
kí sinh.
C.
cộng sinh. 
D.
cạnh tranh.
Câu 35

Trong quần xã, một loài sinh vật đã vô tình gây hại cho các loài khác trong khi bản thân loài đó không bị ảnh hưởng gì là đặc điểm của mối quan hệ

A.
cạnh tranh. 
B.
ức chế - cảm nhiễm.
C.
kí sinh. 
D.
sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 36

Trong quần xã, có các mối quan hệ hỗ trợ là

A.
quan hệ hợp tác, quan hệ kí sinh, quan hệ cộng sinh.
B.
quan hệ kí sinh, quan hệ hội sinh, quan hệ cộng sinh.
C.
quan hệ hợp tác, quan hệ hội sinh, quan hệ cạnh tranh.
D.
quan hệ hợp tác, quan hệ hội sinh, quan hệ cộng sinh.
Câu 37

Trong một quần xã, mối quan hệ giữa chim, sáo và trâu rừng; chim mỏ đỏ và linh dương là hình thức quan hệ

A.
hội sinh.
B.
cộng sinh. 
C.
kí sinh.
D.
hợp tác.
Câu 38

Đặc điểm, hai loài trong quần xã hợp tác với nhau trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng chẳng có hại là đặc điểm của hình thức quan hệ

A.
kí sinh. 
B.
cạnh tranh.
C.
hội sinh.
D.
hợp tác.
Câu 39

Trong quần xã, sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi là đặc điểm của mối quan hệ

A.
cộng sinh.
B.
hợp tác.
C.
hội sinh.
D.
kí sinh.
Câu 40

Trong các thành phẩm dưới đây, có bao nhiêu thành phần thuộc quần xã của một hệ sinh thái?
(1) Thực vật. (2) Động vật. (3) Con người. (4) Xác chết của sinh vật. (5) Tảo.
(6) Nước. (7) ôxi. (8) Nấm. (9) Mùn bã hữu cơ. (10) Chất thải của động vật.

A.
5
B.
8
C.
7
D.
6
Câu 41

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật?
(1) Độ đa dạng của quần xã khác nhau sẽ khác nhau và mức độ đa dạng phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
(2) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần do môi trường biến đôi theo hướng bất lợi cho sinh vật.
(3) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
(4) Để các loài cùng tổn tại trong cùng một quần xã thì khi độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
(5) Quần xã có độ đa dạng càng thấp thì độ ổn định càng cao vì lúc này nguồn sống cung cấp đủ cho nhu cầu sống của các loài trong quần xã.

A.
5
B.
2
C.
4
D.
3
Câu 42

Khi nói về sự phân bố các cá thể trong quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Sự phân bố các cá thể trong quần xã phụ thuộc vào nhu cầu sống từng loài và có xu hướng giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài.
B.
Sự phân bố các sinh vật ở vùng ven bờ có thành phần loài kém đa dạng hơn so với vùng khơi xa.
C.
Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung ở các vùng có điều kiện sống thuận lợi.
D.
Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới nhằm mục đích thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau.
Câu 43

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?

A.
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
B.
Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.
C.
Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
D.
Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
Câu 44

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã?

A.
Trong các quần xã trên cạn, loài ưu thế thường là các loài thực vật có hạt.
B.
Loài ưu thế thường có số lượng nhiều và có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác.
C.
Loài đặc trưng có thể là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.
D.
Loài chỉ có mặt ở một quần xã nào đó được gọi là loài đặc trưng.
Câu 45

Loài ưu thế không có đặc điểm nào sau đây?

A.
Có tần suất xuất hiện cao trong quần xã.
B.
Có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác trong quần xã.
C.
Có thể đóng vai trò là loài đặc trưng trong quần xã.
D.
Thường có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn.
Câu 46

Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện:

A.
Số lượng cá thể nhiều. 
B.
Có nhiều nhóm tuổi khác nhau.
C.
Có nhiều tầng phân bố. 
D.
Có thành phần loài phong phú.
Câu 47

Loài ngẫu nhiên là

A.
Loài có tần suất xuất hện và độ phong phú cao.
B.
Loài đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi bị suy vong.
C.
Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp.
D.
Loài chỉ có ở một quần xã nào đó.
Câu 48

Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã được gọi là

A.
loài ưu thế. 
B.
loài đặc trưng.
C.
loài chủ chốt. 
D.
loài ngẫu nhiên.
Câu 49

Loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã được gọi là

A.
loài ưu thế. 
B.
loài đặc trưng. 
C.
loài chủ chốt.
D.
loài ngẫu nhiên.
Câu 50

Đặc trưng không phải của quần xã là

A.
phân tầng trong không gian. 
B.
độ đang dạng loài.
C.
loài đặc trưng và loài ưu thế.
D.
mật độ cá thể.