THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 34
Thời gian làm bài: 61 phút
Mã đề: #2237
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Sinh thái học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2053

Ôn tập trắc nghiệm Quần xã và Diễn thế sinh thái Sinh Học Lớp 12 Phần 13

Câu 1

Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.
Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.
B.
Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.
C.
Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D.
Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.
Câu 2

Quan hệ giữa các loài sinh vật nào sau đây không thuộc quan hệ kí sinh?

A.
Dây tơ hồng và cây nhãn. 
B.
Phong lan và cây gỗ.
C.
Cây tầm gửi và cây thân gỗ.     
D.
Giun đũa và lợn.
Câu 3

Diễn thế sinh thái là quá trình

A.
biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc
B.
biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường
C.
biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn,  tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
D.
biến đổi của quần thể tương ứng với sự biến đổi của môi trường
Câu 4

Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Châu chấu→ Ếch→ Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là động vật tiêu thụ

A.
bậc 4. 
B.
bậc 3.    
C.
bậc 2. 
D.
bậc 5.
Câu 5

Quần xã là:

 

A.
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau có mối quan hệ tương hỗ và gắn bó nhau như một thể thống nhất.
B.
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau được hình thành trong một quá trình lịch sử cùng sống trong một khu vực có liên hệ dinh dưỡng với nhau.
C.
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau.Các quần thể đó phải có mối quan hệ tương hỗ và gắn bó nhau như một thể thống nhất trong một sinh cảnh.
D.
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật được hình thành trong một quá trình lịch sử cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối liên hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Câu 6

Xem xét hai khu rừng: một là khu rừng già không bị xáo trộn, trong khi khu rừng kia đã bị chặt. Khu rừng nào có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học và tại sao?

A.
Khu rừng già, bởi vì điều kiện ổn định có thể thúc đẩy tăng trưởng theo tiềm năng của tất cả các loài trong rừng.
B.
Khu rừng già, bởi vì nhiều loài được hình thành và có thể sinh ra nhiều con.
C.
Khu rừng bị khai thác, bởi vì rừng bị xáo trộn có nhiều nguồn sống để các quần thể tăng trưởng kích thước theo tiềm năng.
D.
Khu rừng bị khai thác, bởi vì nhiều quần thể khác nhau được kích thích để có tiềm năng sinh sản cao hơn.
Câu 7

Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được

A.
hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B.
năng lượng tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C.
số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
D.
khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 8

Trong hồ thủy triều, 15 loài động vật không xương sống đã giảm xuống còn 8 loài sau khi một loài đã được loại bỏ. Loài được loại bỏ có thể là

A.
mầm bệnh.
B.
loài chủ chốt.
C.
động vật ăn cỏ.
D.
sinh vật cộng sinh.
Câu 9

Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?

A.
Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.
B.
Quần thể cá chép và quần thể cá mè.
C.
Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào.
D.
Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.
Câu 10

Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã biểu hiện ở

A.
số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ cao phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
B.
số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ tối thiểu phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C.
số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) do sự tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
D.
số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định gần phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 11

Xét các sinh vật sau:

1. Nấm rơm.

2. Nấm linh chi.

3. Vi khuẩn hoại sinh.

4. Rêu bám trên cây.

5. Dương xỉ.

6. Vi khuẩn lam.

Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật phân giải?

A.
5
B.
2
C.
4
D.
3
Câu 12

Khẳng định nào sau đây không đúng?

A.
Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất định, khác với quần xã khác.
B.
Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.
C.
Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh.
D.
Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu.
Câu 13

Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng một loài chim luôn ngăn cản bướm không hút được mật trên các hoa màu trắng. Điều gì sẽ xảy ra khi các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ?

A.
Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm.
B.
Ổ sinh thái của bướm được mở rộng.
C.
Ổ sinh thái của bướm sẽ bị thu hẹp.
D.
Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng, sau đó thu hẹp lại.
Câu 14

Trong diễn thế nguyên sinh, đặc điểm nào sau đây không phải là xu hướng biến đổi chính?

A.
Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng.
B.
Số lượng loài càng tăng, số lượng cá thể của mỗi loài ngày càng giảm.
C.
Giới hạn sinh thái của mỗi loài ngày càng thu hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn. 
D.
Các loài có tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ có xu hướng thay thế các loài có tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn.
Câu 15

Kết quả của diễn thế thứ sinh

A.
hình thành quần xã ổn định.
B.
luôn dẫn đến một quần xã đỉnh cực.
C.
thường dẫn đến sự hình thành một quần xã bị suy thoái.
D.
phục hồi thành quần xã nguyên sinh.
Câu 16

Nghiên cứu tại một rừng mưa nhiệt đới vào năm 1990, có một vùng mà các cây to bị chặt phá tạo nên một khoảng trống rất lớn giữa rừng. Sau đó diễn ra quá trình phục hồi theo 3 giai đoạn với sự xuất hiện của bốn loài thực vật A, B, C, D. Trong đó: A là loài cây gỗ, kích thước lớn ưa bóng; B là loài cây thân cỏ ưa sáng; C là cây thân cỏ ưa bóng; D là loài cây gỗ, kích thước lớn, ưa sáng. Trật tự đúng về thứ tự xuất hiện của các loài trong quá trình diễn thế là

A.
B → A → C → D.
B.
D → B → C → A.
C.
C → B → D → A.
D.
B → D → A → C.
Câu 17

Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng

A.
diễn thế nguyên sinh.
B.
diễn thế thứ sinh.
C.
diễn thế khôi phục.
D.
diễn thế nguyên sinh hoặc diễn thế khôi phục.
Câu 18

Khi nói về diễn thế nguyên sinh nhận xét nào sau đây không đúng?

A.
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh các loài có tuổi thọ thấp, kích thước nhỏ thay thế dần các loài có tuổi thọ cao, kích thước lớn.
B.
Giới hạn của các nhân tố sinh thái ngày càng hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn.
C.
Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng.
D.
Số lượng loài trong quần xã ngày càng tăng, số cá thể của mỗi loài ngày càng giảm.
Câu 19

Sự phát triển quá mạnh dẫn đến tự diệt trong diễn thế sinh thái là của loài nào?

A.
Loài đặc trưng.
B.
Loài thứ yếu.
C.
Loài chủ chốt.
D.
Loài ưu thế.
Câu 20

Khi loài ưu thế “tự đào huyệt chôn mình” thì loài nào sau đây chiếm vị trí của loài ưu thế?

A.
Loài đặc trưng.
B.
Loài thứ yếu.
C.
Loài chủ chốt.
D.
Loài đặc hữu.
Câu 21

Nhân tố sinh thái quan trọng thường xuyên làm biến đổi quần xã sinh vật dẫn đến sự diễn thế sinh thái là

A.
sự thay đổi của khí hậu như lũ lụt, cháy rừng.
B.
hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
C.
sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
D.
hoạt động mạnh mẽ của loài đặc trưng.
Câu 22

Nguyên nhân bên trong thúc đẩy xảy ra diễn thế sinh thái là

A.
sự cạnh tranh sinh học giữa các loài trong quần xã.
B.
sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế trong quần xã.
C.
tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
D.
sự sinh sản của các loài trong quần xã.
Câu 23

Diễn thế sinh thái là

A.
quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định.
B.
quá trình biến đổi nhảy cóc của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường.
C.
quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng quần xã diệt vong.
D.
quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, để đến cuối cùng có một quần xã không thay đổi qua thời gian.
Câu 24

Cho các ví dụ

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.

(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.

(4) Nấm sợi và vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.

Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là

A.
(2), (3)
B.
(1), (4)
C.
(3), (4)
D.
(1), (2)
Câu 25

Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai loài cùng có lợi và cần thiết phải xảy ra là

A.
quan hệ hợp tác.
B.
quan hệ cộng sinh.
C.
quan hệ hội sinh.
D.
quan hệ kí sinh.
Câu 26

Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và không nhất thiết phải xảy ra là

A.
quan hệ hợp tác.
B.
quan hệ cộng sinh.
C.
quan hệ hội sinh.
D.
quan hệ kí sinh.
Câu 27

Trong quần xã sinh vật, những mối quan hệ nào sau đây có một loài được lợi và loài kia bị hại?

A.
Sinh vật này ăn sinh vật khác, ức chế cảm nhiễm.
B.
Kí sinh vật chủ, sinh vật này ăn sinh vật khác.
C.
Kí sinh vật chủ, ức chế cảm nhiễm.
D.
Ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.
Câu 28

Trong một ao cá, mối quan hệ có thể xảy ra khi hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

A.
vật ăn thịt con mồi.
B.
ức chế - cảm nhiễm.
C.
cạnh tranh.
D.
kí sinh.
Câu 29

Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

A.
giới động vật.
B.
giới thực vật.
C.
giới nấm.
D.
giới nhân sơ (vi khuẩn).
Câu 30

Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Các quần xã sinh vật khác nhau nhưng có độ đa dạng giống nhau.
B.
Số lượng loài trong quần xã là một chỉ tiêu biểu thị độ đa dạng của quần xã đó.
C.
Quần xã có độ đa dạng cao khi có số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài thấp.
D.
Mức độ đa dạng của quần xã không biểu thị sự ổn định hay suy thoái của quần xã.
Câu 31

Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật?

A.
Kiểu tăng trưởng.
B.
Nhóm tuổi.
C.
Thành phần loài.
D.
Mật độ cá thể.
Câu 32

Thành phần không thuộc quần xã là

A.
sinh vật phân giải.
B.
sinh vật tiêu thụ.
C.
sinh vật sản xuất.
D.
xác sinh vật, chất hữu cơ.
Câu 33

Rừng mưa nhiệt đới là

A.
một loài.
B.
một quần thể.
C.
một giới.
D.
một quần xã.
Câu 34

Trong sự tồn tại của quần xã, khống chế sinh học có vai trò gì?

A.
Điều hòa tỷ lệ đực cái trong quần thể, đảm bảo cân bằng trong quần xã
B.
Điều hòa tỷ lệ nhóm tuổi trong quần thể, đảm bảo cân bằng trong quần xã.
C.
Điều hòa mật độ ở các quần thể, đảm bảo cân bằng trong quần xã.
D.
Điều hòa nơi ở của các quần thể, đảm bảo cân bằng trong quần xã