THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2243
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Sinh thái học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3263

Ôn tập trắc nghiệm Dòng năng lượng trong hệ sinh thái Sinh Học Lớp 12 Phần 2

Câu 1

Trong một hệ sinh thái:

A.
năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.
B.
sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình.
C.
sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình.
D.
năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.
Câu 2

Khi nói về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong một hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được, sinh vật sản xuất tái sử dụng
B.
Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng
C.
Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng
D.
Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng
Câu 3

Khi nói về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong một hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.
B.
Sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình
C.
Sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình.
D.
Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó
Câu 4


Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái?
(1) Sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra theo chu trình.
(2) Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.
(3) Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái diễn ra không theo chu trình.
(4) Năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.
(5) Năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không.
(6) Nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất.
(7) Hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 5

Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái, xét các kết luận sau:

(1) sự chuyển hóa vật chất diễn ra đồng thời với sự chuyển hóa năng lượng

(2) trong quá trình chuyển hóa, vật chất bị thất thoát còn năng lượng được quay vòng và tái sử dụng

(3) qua mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ khoảng 10% năng lượng được tích lũy 

 (4) vật chất và năng lượng được chuyển hóa theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái

Các kết luận đúng là:

A.
1, 2, 4
B.
1, 2, 3
C.
1, 3, 4
D.
1, 2, 3, 4 
Câu 6

Hãy chọn kết luận đúng về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái:

A.
Sự chuyển hóa vật chất diễn ra trước, sự chuyển hóa năng lượng diễn ra sau.
B.
Trong quá trình chuyển hóa, vật chất bị thất thoát còn năng lượng được quay vòng và tái tạo trở lại.
C.
Qua mỗi bậc dinh dưỡng, cả năng lượng và vật chất đều bị thất thoát khoảng 90%.
D.
Vật chất và năng lượng được chuyển hóa theo chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái.
Câu 7

Bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái?

(1) Năng lượng đi theo dòng và có sự thất thoát rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng.

(2) Sự trao đổi năng lượng hoàn toàn độc lập với sự trao đổi vật chất.

(3) Năng lượng sinh học khởi đầu cho sự sống ở mọi hệ sinh thái.

(4) Trao đổi vật chất và năng lượng được thực hiện qua chuỗi và lưới thức ăn

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 8

Khác biệt nhất về trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái là:

A.
năng lượng được sử dụng lại còn vật chất thì không.
B.
năng lượng được trao đổi theo chu trình còn vật chất theo dòng
C.
vật chất được sử dụng lại còn năng lượng thì không
D.
tổng năng lượng sinh ra luôn lớn hơn tổng sinh khối.
Câu 9

Trong thí nghiệm về quá trình quang hợp của cây, nếu môi trường thí nghiệm hết CƠ2 thì điều nào sau đây sẽ diễn ra?
 

A.
Pha tối của quang hợp diễn ra mạnh mẽ hơn bình thường.
B.
Nồng độ O2 được thải ra với cường độ mạnh hơn bình thường.
C.
Quá trình quang phân li nước diễn ra bình thường.
D.
Pha tối bị dừng lại dần tới cây ngừng quang hợp.
Câu 10

Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal

Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là 

A.
10% và 12%    
B.
12% và 10%   
C.
9% và 10% 
D.
10% và 9%
Câu 11

Nói chung trong hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trong bình trong sinh quyền năng lượng mất đi khoảng

A.
80% 
B.
95%
C.
90% 
D.
85%
Câu 12

Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là

A.
Chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng
B.
Chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng
C.
Chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng
D.
Chuyến hóa từ hóa năng sang nhiệt năng
Câu 13

Nhận định nào sau đây là sai về hiệu suất sinh thái?

A.
Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng
B.
Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng là như nhau
C.
Để nâng cao hiệu suất sinh thái cần rút ngắn số mắt xích trong một chuỗi thức ăn và sử dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật
D.
Hiệu suất sinh thái của mỗi bậc dinh dưỡng là rất thấp
Câu 14

Một chuỗi thức ăn gồm tảo, giáp xác và cá. Biết năng lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt nước đạt 3 triệu kcal/m2/ngày; tảo đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó; giáp xác khai thác 40% năng lượng của tảo; cá khai thác được 0,0015 năng lượng của giáp xác. Năng lượng mà cá khai thác được từ giáp xác là bao nhiêu nhiêu?

A.
5,4 cal/m2/ngày.
B.
3600 cal/m2/ngày
C.
5,4 kcal/m2/ngày
D.
3600 kcal/m2/ngày.
Câu 15

Cho năng lượng tại mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn được thể hiện như sau: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Trong số các nhận xét dưới đây:

(1). Trong chuỗi thức ăn này chắc chắn có 3 loài động vật.

(2). Có 1 loài với khả năng quang tổng hợp hoặc hóa tổng hợp.

(3). Sinh vật tiêu thụ bậc 2 có hiệu suất sinh thái cao nhất.

(4). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 với sinh vật sản xuất là 0,57%

Số nhận xét đúng là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 16

Sản lượng sinh vật thứ cấp lớn nhất mà con người có thể nhận được nằm ở bậc dinh dưỡng nào?

A.
Vật dữ đầu bảng.
B.
Những động vật gần với vật dữ đầu bảng.
C.
Những động vật nằm ở bậc dinh dưỡng trung bình trong vhuooix thức ăn
D.
Những động vật ở những bậc dinh dưỡng gần với nguồn thức ăn sơ cấp
Câu 17

Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng thứ 3 so với bạc dinh dưỡng thứ 2 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)

A.
0,57%
B.
0,0052%
C.
45,5%
D.
0,92%
Câu 18

Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1500 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:

A.
10% và 9%.
B.
12% và 10%.
C.
9% và 10%.
D.
10% và 12%.
Câu 19

Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152.103 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12.108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là

A.
6%.
B.
12%
C.
10%
D.
15%
Câu 20

Cho các thông tin ở bảng dưới đây về chuỗi thức ăn và năng lượng tương ứng chứa trong mỗi bậc dinh dưỡng mà một học sinh A đã tiến hành đo lường ở một khu vực sinh thái.

Một học sinh khác (học sinh B) sử dụng các số liệu thu thập được và tiên hành tính toán cũng như kêt luận về quá trình nghiên cứu của học sinh A và đưa ra một số nhận xét sau:

(1) Hiệu suất chuyển hóa thành sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng liền kề có giá trị cao nhất nằm ở sinh vật tiêu thụ bậc 3.

(2) Giá trị hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng thứ 2 so với bậc dinh dưỡng thứ nhất là 5x10-3

(3) Một phần lớn năng lượng được sinh vật sản xuất đồng hóa được sẽ được dùng vào việc xây dựng sinh khối của bản thân nó, hô hấp cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của chúng và chỉ một phần nhỏ được chuyển sang bậc dinh dưỡng kế tiếp.

(4) Có những dấu hiệu cho thấy việc đo lượng năng lượng có trong các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn này là không chính xác.

Trong số các nhận định kể trên, có bao nhiêu nhận định là chính xác?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 21

Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưõrng trong 1 chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275×105 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28×105 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21×104 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165×10kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal. Tỉ lệ thất thoát năng lượng cao nhất trong quần xã là:

A.
giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1
B.
giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 và bậc dinh dưỡng cấp 3
C.
giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 và bậc dinh dưỡng cấp 2
D.
giữa bậc dinh dưỡng cấp 5 và bậc dinh dưỡng cấp 4.
Câu 22

Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có sản lượng sơ cấp tinh/ha lớn hơn và tại sao?

A.
Đại dương mở vì tổng sinh khối của sinh vật tự dưỡng quang hợp lớn.
B.
Rừng mưa nhiệt đới vì tổng sinh khối của sinh vật sản xuất lớn và sự đa dạng loài.
C.
Rừng rụng lá ôn đới vì giai đoạn tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng trong suốt mùa hè.
D.
Đồng cỏ vì tổng sinh khối sinh vật sản xuất nhỏ do việc tiêu thụ của động vật ăn cỏ và phân hủy nhanh.
Câu 23

Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác được 40% năng lượng tích lũy trong tảo; cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng cua giáp xác. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là

A.
0,00018%
B.
0,18%
C.
0,0018%
D.
0,018%
Câu 24

Khi nghiên cứu 4 loài sinh vật thuộc 1 chuỗi thức ăn trong 1 quần xã sinh vật, người ta thu được số liệu dưới đây:

Dòng năng lượng đi qua chuỗi này có nhiều khả năng sẽ là:

A.
2 → 3 → 1 → 4
B.
1 → 3 → 2 → 4
C.
4 → 2 → 1 → 3
D.
4 → 1 → 2 → 3
Câu 25

Khi nói về cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng, xét các kết luận sau:  

(1) Mỗi hệ sinh thái có 1 hoặc nhiều lưới thức ăn.   

(2) Lưới thức ăn càng phức tạp thì hệ sinh thái càng kém ổn định.

(3) Cấu trúc lưới thức ăn có thể thay đổi theo mùa, theo môi trường.

(4) Khi mất một mắt xích nào đó thì cấu trúc lưới thức ăn cũng không thay đổi do có nhiều loài khác thay thế.   

Có bao nhiêu kết luận đúng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 26

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, có các phát biểu sau đây:

(1) Trong cùng 1 lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.

(2) Trong cùng 1 hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.

(3) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.

(4) Lưới thức ăn là 1 cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 27

Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chuỗi và lưới thức ăn?

(1) Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.

(2) Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.

(3) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.

(4) Lưới thức ăn là một bậc cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường.

(5) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

(6) Hệ sinh thái càng có nhiều chuỗi thức ăn càng ổn định.

A.
4
B.
2
C.
1
D.
3
Câu 28

Trong một hệ sinh thái

A.
năng lượng và vật chất đều đuoẹc truyền theo một chiều, không được tái sử dụng
B.
năng lượng được truyền theo 1 chiều, còn vật chất theo chu trình sinh địa hóa
C.
năng lượng được tái sử dụng, còn vật chất thì không được tái sử dụng
D.
cả vật chất và năng lượng đều được truyền theo chu trình tuần hoàn khép kín
Câu 29

Nhìn chung, trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề thì hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng sau chỉ được khoảng

A.
15%
B.
20%
C.
10%
D.
30%
Câu 30

Qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị mất dần đi do:

A.
hô hấp
B.
quang hợp
C.
chất thải và các bộ phận rơi rụng
D.
cả A và C
Câu 31

Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Thực vật tiêu thụ trung bình khoảng 60% sản lượng sinh vật sơ cấp thô cho các hoạt động sống của mình.

2. Sản lượng sinh vật sơ cấp thô được tạo ra bởi sinh vật sản xuất.

3. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh chính là sản lượng thực để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng.

4. Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật.

A.
3
B.
1
C.
4
D.
2
Câu 32

Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, người ta đưa ra các nhận định sau :

1. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ sinh vật sản xuất tới sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải và quay vòng trở lại.

2. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều con đường.

3. Trong quang hợp, cây xanh chỉ tiếp nhận từ 20 - 50% tổng bức xạ chiếu trên Trái Đất để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ.

4. Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm năng lượng được tích tụ ở một bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tính tụ ở một bậc dinh dưỡng bất kì phía sau nó.

Có bao nhiêu nhận định đúng ?

A.
3
B.
1
C.
4
D.
2
Câu 33

Một chuỗi thức ăn gồm tảo, giáp xác và cá. Biết năng lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt nước đạt 3 triệu kcal/m2/ngày; tảo đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó; giáp xác khai thác 40% năng lượng của tảo; cá khai thác được 0,0015 năng lượng của giáp xác. Năng lượng mà cá khai thác được từ giáp xác là bao nhiêu nhiêu?

 

A.
5,4 cal/m2/ngày
B.
3600 cal/m2/ngày
C.
5,4 kcal/m2/ngày
D.
3600 kcal/m2/ngày
Câu 34

Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?

 

A.
Sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
B.
Môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất.
C.
Sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường.
D.
Sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu.
Câu 35

Cho các phát biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái:

(1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn.

(2) Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.

(3) Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn vẫn không thay đổi.

(4) Lưới thức ăn càng đa dạng thì có tính ổn định của hệ sinh thái càng cao.

(5) Mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn chỉ bao gồm một loài.

(6) Tổng năng lượng của các bậc dinh dưỡng phía sau luôn nhỏ hơn năng lượng của bậc dinh dưỡng phía trước.

(7) Trong quá trình diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau luôn phức tạp hơn quần xã được hình thành trước.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

 

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 36

Một quần xã có các sinh vật sau:

(1) Tảo lục đơn bào.

(2) Cá rô.

(3) Bèo hoa dâu.

(4) Tôm.

(5) Bèo Nhật Bản.

(6) Cá mè trắng.

(7) Rau muống.

(8) Cá trắm cỏ.

Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:

A.
(3), (4), (7) và (8)
B.
(1), (2), (6) và (8)
C.
(2), (4), (5) và (6)
D.
(1), (3), (5) và (7)
Câu 37

Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?

A.
Trong hệ sinh thái, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình
B.
Trong hệ sinh thái, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn
C.
Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn
D.
Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần
Câu 38

Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A.
Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
B.
Năng lượng đực truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
C.
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn
D.
Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền 1 chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
Câu 39

Yếu tố quan trọng nhất quyết định tới năng suất sơ cấp trong đại dương là

A.
nhiệt độ
B.
oxi hòa tan
C.
các chất dinh dưỡng
D.
bức xạ mặt trời
Câu 40

Giải thích nào dưới đây là không đúng khi cho rằng, năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp, lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do

A.
một phần không được sinh vật sử dụng
B.
một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, bài tiết
C.
một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật
D.
phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường
Câu 41

Trong một hệ sinh thái

A.
năng lượng và vật chất đều được truyền theo một chiều, không được tái sử dụng
B.
năng lượng được truyền theo 1 chiều, còn vật chất theo chu trình sinh địa hóa
C.
năng lượng được tái sử dụng, còn vật chất thì không được tái sử dụng
D.
cả vật chất và năng lượng đều được truyền theo chu trình tuần hoàn khép kín
Câu 42

Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do

A.
sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn
B.
sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuát thì có sinh khối trung bình càng nhỏ
C.
sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần
D.
năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần
Câu 43

Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm (%)

 

 

 

 

A.
năng lượng được tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp so với bậc dinh dưỡng cao liền kề
B.
năng lượng được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng thấp so với năng lượng đầu vào của chuỗi thức ăn
C.
chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng
D.
năng lượng đầu vào so với đầu ra cuối cùng
Câu 44

Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.

II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.

III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.

IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G,

A. 2.                           B. 1.                             C. 3.                                D. 4.

A.
A. 2. 
B.
 B. 1.
C.
C. 3.  
D.
 D. 4.
Câu 45

Bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng nhất?

 

A.
Bậc dinh dưỡng thứ nhất
B.
Bậc dinh dưỡng thứ 2
C.
Bậc dinh dưỡng thứ 3
D.
Bậc dinh dường thứ 4
Câu 46

Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là  
 

A.
năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi trường 
B.
năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi trường  
C.
năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi trường 
D.
năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi trường
Câu 47

Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)   
 

A.
0,57%
B.
0,92%
C.
0,42%
D.
45,5% 
Câu 48

Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)  
 

A.
0,57%
B.
0,92% 
C.
0,0052%
D.
45,5% 
Câu 49

 Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)  
 

A.
0,57% 
B.
0,92%
C.
0,0052%
D.
45,5% 
Câu 50

Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)  
 

A.
0,57%
B.
0,92%
C.
0,0052%
D.
45,5%