THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 13
Thời gian làm bài: 23 phút
Mã đề: #2245
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Sinh thái học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3029

Ôn tập trắc nghiệm Dòng năng lượng trong hệ sinh thái Sinh Học Lớp 12 Phần 4

Câu 1

“Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế” là những đặc điểm của

A.
Hệ sinh thái thành phố
B.
Hệ sinh thái nông nghiệp
C.
Hệ sinh thái biển
D.
Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
Câu 2

Các phát biểu về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái:
(1) Chuỗi thức ăn thường có ít nhất 5 bậc dinh dưỡng
(2) Độ dài của chuỗi thức ăn bị giới hạn bởi sự mất mát năng lượng
(3) Phần lớn sản phẩm của hệ sinh thái trên cạn được sử dụng bởi nhóm sinh vật ăn phế liệu
(4) Năng lượng sơ cấp thô là phần còn lại của năng lượng được đồng hóa sau hô hấp
Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.
1
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 3

Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong một chuỗi thức ăn, khoảng 90% năng lượng bị mất đi do:
(1) Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường
(2) Một phần năng lượng bị tiêu hao do hoạt động hô hấp của sinh vật
(3) Một phần năng lượng sinh vật không sử dụng được
(4) Một phần năng lượng bị mất qua chất thải
(5) Một phần năng lượng bị mất đi các bộ phận bị rơi rụng
(6) Một phần năng lượng bị mất do sinh vật ở mắt xích phía trước không tiêu thụ hết các sinh vật ở mắt xích phía sau
Có bao nhiêu phương án trả lời đúng?

A.
6
B.
4
C.
3
D.
5
Câu 4

Năng lượng chứa trong các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn thay đổi như thế nào?

A.
Năng lượng ngày một tăng lên qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn.
B.
Năng lượng lúc tăng, lúc giảm khi lần lượt đi qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn.
C.
Năng lượng của bậc dinh dưỡng sau luôn nhỏ hơn bậc trước liền kề.
D.
Năng lượng giữa hai bậc dinh dưỡng liền kề gần như bằng nhau.
Câu 5

Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao

A.
qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
B.
do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
C.
qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).
D.
do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
Câu 6

Hiệu suất sinh thái là 10%. Nếu sinh vật tiêu thụ bậc 1 ăn 2000kg thực vật thì … sẽ được chuyển vào mô vủa sinh vật tiêu thụ bậc 1.

A.
200kg.
B.
20kg.
C.
2kg.
D.
đáp án khác.
Câu 7

Trong các hệ sinh thái, tại sao thuật ngữ chu trình được sử dụng để mô tả việc tuần hoàn vật chất, trong khi dòng chảy được sử dụng để nói về trao đổi năng lượng?

A.
Vật chất được sử dụng nhiều lần, nhưng năng lượng đi qua và ra khỏi hệ sinh thái.
B.
Cả vật chất và năng lượng được tái chế và sau đó được chuyển sang các hệ sinh thái khác như một dòng chảy.
C.
Vật chất được luân chuyển từ hệ sinh thái này sang hệ sinh thái khác, nhưng năng lượng liên tục chảy trong hệ sinh thái.
D.
Cả vật chất và năng lượng chảy theo một dòng không bao giờ kết thúc trong một hệ sinh thái.
Câu 8

Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường?

A.
Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật.
B.
Động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất.
C.
Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.
D.
Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất.
Câu 9

Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng

A.
càng giảm.
B.
càng tăng.
C.
không thay đổi.
D.
tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng.
Câu 10

Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được truyền qua

A.
quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn.
B.
quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã.
C.
quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài.
D.
quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã.
Câu 11

Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là

A.
năng lượng gió.
B.
năng lượng điện.
C.
năng lượng nhiệt.
D.
năng lượng mặt trời.
Câu 12

Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A.
Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
B.
Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
C.
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
D.
Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
Câu 13

Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?

A.
Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.
B.
Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục.
C.
Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời.
D.
Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng.