THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 72 phút
Mã đề: #2271
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Tiến hóa
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3399

Ôn tập trắc nghiệm Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Sinh Học Lớp 12 Phần 12

Câu 1

Nhân tố tiến hóa có thể làm chậm quá trình tiến hóa hình thành loài mới là

A.
giao phối.
B.
di – nhập gen.
C.
đột biến.
D.
chọn lọc tự nhiên.
Câu 2

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
 

  AA Aa aa
F1 0,64 0,32 0,04
F2 0,64 0,32 0,04
F3 0,21 0,38 0,41
F4 0,26 0,28 0,46
F5 0,29 0,22 0,49

Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A.
Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên.
B.
Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C.
Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
D.
Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.
Câu 3

Theo quan niệm hiện đại, nhận định nào sau đây là không đúng?

A.
Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp, đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
B.
Loài mới không thể hình thành nếu thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu không thay đổi.
C.
Loài mới có thể được hình thành từ con đường tự đa bội.
D.
Không thể hình thành loài mới nếu các quần thể cách li không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 4

Phát biểu nào sau đây không chính xác?

A.
Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
B.
Chọn lọc tự nhiên định hướng cho tiến hóa.
C.
Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể.
D.
Áp lực của đột biến là rất thấp.
Câu 5

Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là:

A.
Giao phối không ngẫu nhiên
B.
Đột biến gen
C.
Di-nhập gen
D.
Chọn lọc tự nhiên
Câu 6

Nhân tố tiến hóa chắc chắn làm giàu vốn gen của quần thể là

A.
đột biến.
B.
di – nhập gen. 
C.
giao phối. 
D.
các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 7

Bệnh Bạch tạng là không phổ biến ở Mỹ nhưng lại ảnh hưởng tới 1/200 ở người Hopi Ấn Độ nhóm người này theo đạo và chỉ kết hôn với những người cùng đạo. Nhân tố tạo nên tỷ lệ người mang bệnh cao là:

A.
giao phối không ngẫu nhiên
B.
di nhập cư
C.
phiêu bạt gen
D.
chọn lọc tự nhiên
Câu 8

Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản?

A.
Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
B.
Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
C.
Tạo ra được vô số biến dị tổ hợp.
D.
Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.
Câu 9

Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố nào không làm thay đổi tần số tương đối của các alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?

A.
Đột biến
B.
Chọn lọc tự nhiên
C.
Giao phối không ngẫu nhiên
D.
Di- nhập gen
Câu 10

Sự giống nhau của hiện tượng “thắt cổ chai” và “kẻ sáng lập” là

A.
quần thể được phục hồi có tỉ lệ đồng hợp tử cao.
B.
có thể hình thành loài mới ở chính môi trường ban đầu.
C.
làm tăng số lượng quần thể của loài.
D.
tạo ra quần thể mới đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 11

Câu nào sau đây không chính xác khi nói về vai trò của các yếu tố́ ngẫu nhiên trong tiến hóa?

A.
Một alen dù có lợi cũng có thể bị loại khỏi quần thể, và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
B.
Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo hướng xác định.
C.
Sự biến đổi có hướng về tần số các alen thường xảy ra với các quần thể có kích thước nhỏ.
D.
Ngay cả khi không có đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di nhập gen thì tần số các alen cũng có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 12

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
 

  AA Aa aa
F1

0,36 

0,48  0,16
F2

0,36 

0,48  0,16
F3

0,4 

0,2  0,4
F4

0,25

0,5  0,25
F5

0,25

0,5  0,25

Nhiều khả năng, quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A.
Giao phối không ngẫu nhiên.
B.
Đột biến gen.
C.
Các yếu tố ngẫu nhiên.
D.
Chọn lọc tự nhiên.
Câu 13

Phiêu bạt di truyền (biến động di truyền) có thể ảnh hưởng nhất tới quần thể nào sau đây?

A.
Một quần thể nhỏ bị cô lập.
B.
Một quần thể lớn và giao phối không ngẫu nhiên.
C.
Một quần thể lớn và giao phối ngẫu nhiên.
D.
Một quần thể lớn với sự nhập cư thường xuyên từ quần thể lân cận.
Câu 14

Một gen lặn có hại có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể bởi:

A.
di – nhập gen
B.
chọn lọc tự nhiên
C.
yếu tố ngẫu nhiên
D.
đột biến ngược
Câu 15

Chó biển phía Bắc bị dịch bệnh và chết đi rất nhiều, điều đó đã làm giảm biến dị trong quần thể. Thiếu đi biến dị ở quần thể chó biển phía Bắc là ví dụ của

A.
chọn lọc nhân tạo
B.
ảnh hưởng người sáng lập
C.
đột biến
D.
ảnh hưởng thắt cổ chai
Câu 16

Kiểu chọn lọc ổn định diễn ra khi

A.
Điều kiện sống đồng nhất và không thay đồi qua nhiều thế hệ.
B.
Điều kiện sống thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất.
C.
Điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định.
D.
Số lượng cá thể sinh ra bằng số lượng cá thể chết đi.
Câu 17

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.
Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B.
Chọn lọc tự nhiên chi đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
C.
Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu len của quần thể.
D.
Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp và không chống lại các thể đồng hợp thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn.
Câu 18

Một quần thể sinh vật ngẫu phối chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

  AA Aa aa
P

0,5 

0,3  0,2
F1

0,45 

0,25  0,3
F2

0,4 

0,2  0,4
F3

0,3 

0,15  0,55
F4

0,15 

0,1  0,75

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

A.
Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các cặp gen dị hợp và đồng hợp lặn
B.
Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần
C.
Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần
D.
Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại các kiểu gen dị hợp
Câu 19

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
P: 0,20AA + 0,30Aa + 0,50aa = 1.                     F1: 0,30AA + 0,25Aa + 0,45aa = 1.
F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.                   F3: 0,55AA + 0,15Aa + 0,30aa = 1.
F4: 0,75AA + 0,10Aa + 0,15aa = 1.
Biết A trội hoàn toàn so với a. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

A.
Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
B.
Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
C.
Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.
D.
Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
Câu 20

Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi

A.
kích thước của quần thể nhỏ.
B.
tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
C.
quần thể được cách li với các quần thể khác.
D.
tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.
Câu 21

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có vai trò

A.
Sàng lọc, giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
B.
Tạo ra các kiểu gen mới thích nghi với môi trường.
C.
Vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi, vừa giữ lại các kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
D.
Tạo ra các cơ thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
Câu 22

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là

A.
Đào thải biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.
B.
Phân hóa khả năng sinh sản và sống sót của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C.
Phân hóa khả năng sổng sót của những cá thể có kiểu gen thích nghi nhất.
D.
Phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn.
Câu 23

Kết quả của chọn lọc quần thể là

A.
hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt kiếm ăn tự vệ, sinh sản, đảm bảo sự tồn tại phát triển của những quần thể thích nghi nhất.
B.
làm tần số tương đối của các alen trong quần thể biến đổi một cách đột ngột.
C.
làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể, làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D.
qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của cá thể.
Câu 24

Nhân tố nào dưới đây làm cho tần số tương đối của các alen trong quần thể biến đổi theo hướng xác định?

A.
Quá trình đột biến
B.
Quá trình chọn lọc tự nhiên
C.
Biến động di truyền
D.
Quá trình giao phối
Câu 25

Nếu một alen trội bị đột biến thành alen lặn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử thì alen đó

A.
có thể bị chọn lọc tự nhiên đào thải ra khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây chết.
B.
có thể được tổ hợp với alen trội để tạo nên thể đột biến.
C.
không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.
D.
có thể được phát tán, nhân rộng ra trong quần thể nhờ quá trình giao phối.
Câu 26

Tại sao tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?

A.
Vì gen có cấu trúc kém bền vững
B.
Vì NST thường bắt cặp và trao đổi chéo trong giảm phân
C.
Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn
D.
Vì vốn gen trong quần thể rất lớn
Câu 27

Đối với tiến hoá, đột biến gen có vai trò tạo ra các

A.
Kiểu gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
B.
Kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
C.
Gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn-lọc tự nhiên.
D.
Alen mới, qua giao phối tạo ra các biến dị cung cấp cho chọn lọc.
Câu 28

Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
B.
Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.
C.
Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.
D.
Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
Câu 29

Theo quan niệm hiện tại, thực chất của tiến hóa nhỏ:

A.
Là quá trình hình thành loài mới
B.
Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hóa trên loài
C.
Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
D.
Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể
Câu 30

Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
B.
Các yếu tố ngẫu nhiên không làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể
C.
Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật
D.
Tiến hóa nhỏ sẽ xảy ra khi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác
Câu 31

Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dấn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài
B.
Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) dẫn đến sự hình thành loài mới
C.
Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện
D.
Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa
Câu 32

Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là

A.
Nòi. 
B.
Loài.
C.
Cá thể.
D.
Quần thể.
Câu 33

Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?

A.
Di nhập gen
B.
Giao phối ngẫu nhiên
C.
Đột biến
D.
Chọn lọc tự nhiên
Câu 34

Cho các nhân tố sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên.              

2) Các yếu tố ngẫu nhiên.        

(3) Giao phối không ngẫu nhiên.

(4) Giao phối ngẫu nhiên.        

(5) Đột biến.                            

(6) Di - nhập gen.

Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:

A.
(2), (3), (4), (6).  
B.
(1), (2), (5), (6).
C.
(1), (2), (4), (5).    
D.
(1), (4), (5), (6).
Câu 35

Ở lục địa Úc có một loài Kanguru kiếm ăn trên cây có chân trước dài ra, leo trèo như gấu. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:

A.
chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến quy định chân trước dài, móng vuốt sắc xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể kanguru.
B.
khi chuyển sang đời sống trên cây, kanguru tự biến đổi đặc điểm cơ thể để thích nghi với môi trường.
C.
phải thường xuyên bám vào thân cây để leo lên nên chân trước dài, móng vuốt ngày càng sắc nhọn.
D.
chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể có chân trước dài, có móng vuốt sắc qua nhiều thế hệ.
Câu 36

Theo nội dung của định luật Hacđi - Vanbec, yếu tố nào sau đây có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác?

A.
Tần số tương đối của các kiểu gen trong quần thể.  
B.
Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen.  
C.
Tần số tương đối của các kiểu hình trong quần thể.  
D.
Tần số tương đối của các gen trong quần thể.
Câu 37

Tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ làm giảm tần số của một loại alen khỏi quần thể nhưng rất chậm là:

A.
chọn lọc chống lại thể đồng hợp.
B.
chọn lọc chống lại alen lặn.
C.
chọn lọc chống lại alen trội.
D.
chọn lọc chống lại thể dị hợp.
Câu 38

Nhân tố tiến hóa là nhân tố:

A.
có khả năng làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B.
làm thay đổi tần số tương đối các alen theo hướng xác định.
C.
khả năng làm duy trì không đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D.
định hướng cho tiến hóa.
Câu 39

Nhân tố tiến hóa nào không làm thay đổi tần số alen trong quần thể?

A.
Đột biến.
B.
Di – nhập gen.
C.
Chọn lọc tự nhiên.
D.
Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 40

Quá trình tiến hóa nhỏ chỉ kết thúc khi:

A.
xuất hiện nòi mới.
B.
xuất hiện loài mới.
C.
xuất hiện kiểu hình mới.
D.
xuất hiện chi mới.