THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 42
Thời gian làm bài: 75 phút
Mã đề: #2281
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Tiến hóa
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2075

Ôn tập trắc nghiệm Tiến hóa lớn Sinh Học Lớp 12 Phần 1

Câu 1

Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những điểm nào sau đây? (1)   Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đến từng cá thể riêng lẻ mà mà tác động tới cả quần thể. (2)   Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật. (3)   Chọn lọc tự nhiên không tác động tới từng gen mà tác động lên toàn vốn gen của quần thể. (4)   Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.

A.
2,3
B.
1,3,4
C.
1,2,3,4
D.
1,2,4
Câu 2

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa xét các phát biểu sau: (1) Bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của các loài trong sinh giới theo hình thức phân li là cơ quan tương đồng  (2) Bằng chứng nói lên mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài là giải phẫu học so sánh, địa lí sinh học, tế bào học, sinh học phân tử. (3) Mã di truyền có tính thoái hóa là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất giữa các loài (4) Hóa thạch là một trong các bằng chứng tiến hóa của sinh vật qua các thời gian địa chất. Số phát biểu đúng là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 3

Tiến hoá lớn có đặc điểm
(1) Diễn ra trong thời gian ngắn.
(2) Diễn ra trong thời gian dài.
(3) Diễn ra trong vùng lãnh thổ hẹp, có thể thực nghiệm được.
(4) Diễn ra trong lãnh thổ rộng, chỉ nghiên cứu bằng mô tả và so sánh.
Số phát biểu đúng là

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 4

Trong các phát biểu sau, phát biểu không đúng với tiến hóa nhỏ?

A.
Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp.
B.
Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
C.
Tiến hóa nhỏ là hệ quả của tiến hóa lớn.
D.
Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
Câu 5

Khi so sánh tiến hóa lớn với tiến hóa nhỏ có các nội dung sau:

(1) Tiến hóa nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hóa lớn.

(2) Tiến hóa lớn là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp còn tiến hóa nhỏ là hệ quả sinh ra từ tiến hóa lớn.

(3) Tiến hóa lớn dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hóa nhỏ.

(4) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.

(5) Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên các ngành, còn kết quả của tiến hóa lớn là hình thành nên các giới sinh vật

(6) Tiến hóa nhỏ diễn ra chịu sự chi phối của 3 nhân tố tiến hóa là đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên, còn tiến hóa lớn diễn ra chịu sự chi phối của 5 nhân tố tiến hóa.

Có bao nhiêu nội dung đúng?

A.
4
B.
3
C.
5
D.
2
Câu 6

Kháng thuốc kháng sinh là một vấn đề đau đầu đối với ngành y tế hiện nay của các nước trong đó có Việt Nam. Việc hình thành các chủng mầm bệnh kháng thuốc có liên quan chặt chẽ tới các thói quen dùng thuốc của người bệnh. Cho các phát biểu dưới đây:

(1). Việc dùng kháng sinh không đủ liều không có nguy cơ tạo ra vi khuẩn kháng thuốc vì liều lượng thấp không đủ kích thích quá trình tiến hóa của vi khuẩn.

(2). Tốc độ hình thành quần thể vi khuẩn kháng thuốc phụ thuộc vào tốc độ hình thành các đột biến và áp lực của quá trình chọn lọc.

(3). Trong quần thể vi khuẩn ban đầu, ít nhiều đã chứa các gen kháng thuốc kháng sinh.

(4). Việc gia tăng áp lực chọn lọc có thể dẫn đến sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng mọi loại kháng sinh mà con người hiện có.

Số phát biểu đúng là:

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 7

Cơ quan tương tự phản ánh

A.
Sự tiến hoá theo hướng phân ly tính trạng
B.
Sự tiến hoá được diễn ra từ một nguồn gốc chung
C.
Sự tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng
D.
Sự tiến hoá được bắt nguồn từ một hành tinh khác.
Câu 8

Tiến hóa lớn dựa trên cơ sở nghiên cứu nào?

1. Các thực nghiệm khoa học

2. Nghiên cứu hóa thạch và lịch sử hình thành sinh giới

3. Nghiên cứu phân loại học thông qua đặc điểm hình thái, hóa sinh, sinh học phân tử...

A.
1, 2
B.
2, 3
C.
1, 3
D.
1, 2, 3
Câu 9

Tiến hóa lớn được nghiên cứu dựa trên cơ sở nào?

A.
Dựa trên các thực nghiệm khoa học
B.
Dựa trên nghiên cứu hóa thạch và lịch sử hình thành sinh giới
C.
  Dựa trên các nghiên cứu phân loại thông qua đặc điểm hình thái, hóa sinh, sinh học phân tử...
D.
Cả B và C
Câu 10

Nhóm sinh vật nào tiến hoá theo hướng tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp?

A.
Động vật có xương sống.
B.
Sinh vật sống cộng sinh.
C.
Sinh vật sống kí sinh.
D.
Sinh vật nhân sơ
Câu 11

Nhóm sinh vật nào tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể?

A.
Động vật có xương sống.
B.
Sinh vật sống cộng sinh.
C.
Sinh vật sống kí sinh.
D.
Sinh vật nhân sơ.
Câu 12

Các loài vi khuẩn qua hàng tỉ năm vẫn không tiến hoá thành các loài đa bào vì

A.
Hệ gen của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được.
B.
Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.
C.
Vi khuẩn có thể sinh bào tử để chống lại điều kiện bất lợi
D.
Vi khuẩn ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên
Câu 13

Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là

A.
Phân hoá ngày càng đa dạng
B.
Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp
C.
Thích nghi ngày càng hợp lí
D.
Phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện
Câu 14

Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là

A.
Ngày càng đa dạng và phong phú.
B.
Tổ chức ngày càng cao.
C.
Thích nghi ngày càng hợp lý.
D.
Lượng ADN ngày càng tăng
Câu 15

Sinh giới đã không tiến hoá theo chiều hướng nào dưới đây?

A.
Ngày càng đa dạng và phong phú
B.
Ngày càng phức tạp
C.
Thích nghi ngày càng hợp lí
D.
Có tổ chức ngày càng cao
Câu 16

Vì sao có sự song song tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao?

A.
Vì trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển.
B.
Vì các sinh vật có tổ chức thấp vẫn không ngừng phát sinh.
C.
  Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.
D.
Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về năng lượng cho các hoạt động sống
Câu 17

Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định:

A.
Quá trình đột biến
B.
Quá trình giao phối
C.
Quá trình chọn lọc tự nhiên
D.
Quá trình phân li tính trạng
Câu 18

Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự từ lớn đến nhỏ

A.
Giới → ngành → lớp → bộ→ họ → chi
B.
Giới → ngành → bộ → lớp → họ → chi
C.
Giới → ngành → lớp → bộ → chi → họ.
D.
Chi → họ → bộ → lớp → ngành → giới
Câu 19

Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự

A.
Chi → họ → lớp → bộ →ngành → giới.
B.
Họ →chi → bộ → lớp → ngành → giới.
C.
Chi → họ → bộ → lớp → Ngành → giới.
D.
Chi → bộ → họ → lớp → ngành → giới
Câu 20

Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hoá là không đúng

A.
Sự tiến hoá của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp
B.
Quá trình tiến hoá lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ một nguồn
C.
Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau
D.
Toàn bộ loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung
Câu 21

Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa lớn?

A.
Diễn ra trong phạm vi của loài với quy mô nhỏ
B.
Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
C.
Diễn ra trong thời gian lịch sử dài
D.
Hình thành các đơn vị phân loại trên loài
Câu 22

Tiến hóa lớn là quá trình:

 

 

 

A.
biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
B.
biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
C.
hình thành loài mới.
D.
hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 23

Điều nào sau đây tiến hóa ở sinh vật nhân chuẩn sau khi chúng tách ra từ các sinh vật nhân sơ

 

A.
Protein    
B.
Lớp kép phospholipit
C.
Màng nhân 
D.
ADN
Câu 24

Ở động vật có các tổ chức thần kinh là:

I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch 

II. Hệ thần kinh dạng ống

III. Hệ thần kinh dạng lưới

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:

 

A.
III → I → II    
B.
II → I → III  
C.
III→ II → I 
D.
I→ II → III
Câu 25

Tiến hoá lớn nghiên cứu về quá trình hình thành các đơn vị phân loại

A.
trên loài.
B.
hình thành loài.
C.
dưới loài.
D.
hình thành quần thể.
Câu 26

Tiến hoá lớn là

A.
quá trình hình thành các nhóm phân loại dưới loài như : quần thể, cá thể, mô.
B.
quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như : quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
C.
quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như : quần xã, chi, họ, lớp, ngành.
D.
quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như : chi, họ, bộ, lớp, ngành.
Câu 27

Trong từng nhóm loài, hướng tiến hóa nào là cơ bản nhất? 
 

A.
Kiên định sinh học
B.
Tiến bộ sinh học 
C.
Thoái bộ sinh học 
D.
Phân hóa sinh học
Câu 28

Dấu hiệu của hướng tiến hóa kiên định sinh học là 
 

A.
Tiêu giảm một số cơ quan không cần thiết 
B.
Thích nghi cao với các điều kiện sống khắc nghiệt 
C.
Duy trì thích nghi ở mức nhất định
D.
Duy trì thích nghi ở mức độ nhất định, số lượng cá thể ổn định
Câu 29

Biểu hiện nào không thuộc tiến bộ sinh học? 
 

A.
Số lượng cá thể tăng dần 
B.
Tỉ lệ sống sót ngày càng cao 
C.
Khu phân bố mở rộng và liên tục 
D.
Nội bộ ngày càng ít phân hóa 
Câu 30

 Đồng quy tính trạng là con đường tiến hóa mà 
 

A.
các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau nhưng có kiểu hình tương tự 
B.
các loài có chung nguồn gốc nhưng có kiểu hình khác nhau 
C.
các loài có xu hướng tiêu giảm một số cơ quan không cần thiết 
D.
các loài khác nhau nhưng thích nghi với điều kiện sống như nhau nên có cùng khu phân bố 
Câu 31

Nguyên nhân chính của kiểu tiến hóa đồng quy: 
 

A.
một loài phânbố ở nhiều môi trường khác nhau. 
B.
các kiểu gen khác nhau nhưng đột biến như nhau. 
C.
môi trường của các loài ổn định rất lâu.  
D.
các sinh vật khác nguồn ở môi trường như nhau. 
Câu 32

 Đồng quy tính trạng là kết quả của quá trình 
 

A.
CLTN tiến hành trên 1 đối tượng theo nhiều hướng.    
B.
CLTN trên nhiều đối tượng theo một hướng. 
C.
CLTN tiến hành trên 1 đối tượng theo 1 hướng. 
D.
hình thành các nhóm phân lọai trên loài. 
Câu 33

 Tiến hóa đồng quy tạo ra kêt quả: 
 

A.
làm sinh vật ngày càng nhiều dạng.  
B.
tạo ra nhiều loài mới từ loài ban đầu. 
C.
tạo kiểu hình tương tự từ các kiểu gen khác nguồn.  
D.
hình thành nhiều kiểu gen mới khác kiểu gen gốc.
Câu 34

 Hiện tượng cá voi ( thuộclớp thú), cá mập (lớp cá) và ngư long (bò sát cổ đại) giống nhau về kiểu hình là kết quả của: 
 

A.
Tiến hóa đồng quy. 
B.
Tiến hóa phân li. 
C.
tiến hóa phân nhánh. 
D.
tiêu giảm để thích nghi.
Câu 35

Phân li tính trạng trong tiến hóa lớn dẫn đến kết quả là 
 

A.
phân hóa quần thể gốc thành nhiều kiểu gen. 
B.
phân li thành các kiểu gen theo công thức xác định. 
C.
sự phân hóa thành nhiều giống do người tiến hành. 
D.
hình thành các nhóm phân lọai trên loài. 
Câu 36

Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì 
 

A.
nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm. 
B.
tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại. 
C.
cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm. 
D.
nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú. 
Câu 37

Dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh học là  
 

A.
phân hoá ngày càng đa dạng.   
B.
tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp. 
C.
thích nghi ngày càng hợp lý.  
D.
phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện.
Câu 38

Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của tiến hóa lớn là 

A.
ngày càng đa dạng, phong phú
B.
tổ chức ngày càng cao
C.
thích nghi ngày càng hợp lý
D.
từ đơn giản đến phức tạp 
Câu 39

Một số loài trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan. Nguyên nhân là 
 

A.
do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới. 
B.
sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn. 
C.
có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên. 
D.
tất cả nguyên nhân nêu trên đều đúng. 
Câu 40

Có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể.
(2) Hình thành loài mới là một mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
(3) Tiến hóa nhỏ diễn ra chịu tác dụng của 5 nhân tố tiến hóa, còn tiến hóa lớn diễn ra chịu tác dụng của các cơ chế cách li.
(4) Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
(5) Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài.
(6) Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn.
(7) Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ.
(8) Tiến hóa nhỏ là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp.

A.
5
B.
4
C.
6
D.
7
Câu 41

Khi so sánh tiến hóa lớn với tiến hóa nhỏ có các nội dung sau:
(1) Tiến hóa nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hóa lớn.
(2) Tiến hóa lớn là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp còn tiến hóa nhỏ là hệ quả sinh ra từ tiến hóa lớn.
(3) Tiến hóa lớn dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hóa nhỏ.
(4) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.
(5) Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên các ngành, còn kết quả của tiến hóa lớn là hình thành nên các giới sinh vật
(6) Tiến hóa nhỏ diễn ra chịu sự chi phối của 3 nhân tố tiến hóa là đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên, còn tiến hóa lớn diễn ra chịu sự chi phối của 5 nhân tố tiến hóa.
Có bao nhiêu nội dung đúng?

A.
3
B.
5
C.
4
D.
2
Câu 42

Tiến hoá lớn là quá trình 

 

A.
hình thành các nhóm phân loại trên loài.      
B.
hình thành loài mới. 
C.
biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. 
D.
biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.