THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2291
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Tiến hóa
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 784

Ôn tập trắc nghiệm Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất Sinh Học Lớp 12 Phần 5

Câu 1

Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:
(1) Lịch sử Trái đất có 5 đại, trong đó đại Cổ sinh chiếm thời gian dài nhất.
(2) Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài người.
(3) Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Cổ sinh.
(4) Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh và hưng thịnh của bò sát khổng lồ.

A.
0
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 2

Cho các phát biểu sau về sự phát sinh của sinh vật qua các đại địa chất
(1) Trong quá trình hình thành và tồn tại, Trái Đất luôn luôn biến đổi gây ra những biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố của các loài cũng như gây nên các vụ tuyệt chủng hàng loạt của các loài.
(2) Địa chất và khí hậu biến đổi là nguyên nhân duy nhất làm cho các loài xuất hiện và biến đổi. Chính sự biến đổi của địa chất và khí hậu đã làm cho sinh vật phát triển ngày càng đa dạng và phong phú.
(3) Sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt, những sinh vật sống sót bước vào giai đoạn bùng nổ phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.
(4) Trong quá trình phát triển, các sinh vật có mỗi liên quan mật thiết với nhau. Loài này xuất hiện và phát triển lại làm cho một hoặc một số loài nào đó kìm hãm hoặc phát triển theo.

Số phát biểu có nội dung đúng là

A.
1
B.
2
C.
4
D.
3
Câu 3

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thực vật có hạt phát sinh ở kỉ Cacbon của đại Trung Sinh.
(2) Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam Điệp của Đại tân sinh
(3) Các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ Đệ tam (thứ 3) của Đại Tân Sinh.
(4) Bò sát cổ ngự trị ở Kỉ Jura của đại Trung sinh.

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 4

Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở

A.
kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh.
B.
kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh.
C.
kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh.
D.
kỉ Triat (Tam điệp) của đại Trung sinh.
Câu 5

Dương xỉ phát triển mạnh nhất vào đại nào, kỉ nào sau đây?

A.
Kỉ tam điệp, đại trung sinh.
B.
Kỉ than đá, đại cổ sinh.
C.
Kỉ silua, đại cổ sinh.
D.
D. Kỉ pecmi, đại cổ sinh.
Câu 6

Trong lịch sử phát sinh phát triển của sinh vật, hóa thạch của sinh vật nhân thực cổ nhất được phát hiện ở

A.
đại trung sinh.
B.
đại nguyên sinh. 
C.
đại cổ sinh. 
D.
đại thái cổ.
Câu 7

Nhóm sinh vật nhân sơ chủ yếu được tiến hoá theo chiều hướng

A.
giữ nguyên tổ chức cơ thể, đa dạng hoá các hình thức chuyển hoá vật chất.
B.
đơn giản hoá tổ chức cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường.
C.
nâng cao dần tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
D.
ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao.
Câu 8

Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon của đại Cổ sinh có đặc điểm:

A.
Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
B.
Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
C.
Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trung.
D.
Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
Câu 9

Đặc điểm nổi bật (nhất về địa chất, khí hậu và sinh vật) ở đại trung sinh là:

A.
khí hậu khô, đại lục chiếm ưu thế, cây hạt trần và bò sát ngự trị.
B.
khí hậu nóng và ấm, cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
C.
khí hậu khô và lạnh, cây có hoa ngự trị, phân hóa thú, chim và côn trùng.
D.
khí hậu khô và lạnh, phát sinh nhóm linh trưởng và xuất hiện loài người.
Câu 10

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

A.
Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
B.
Kỉ Krêta (Phấn trấng) thuộc đại Trung sinh.
C.
Kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.
D.
Kỉ Jura thuộc Trung sinh.
Câu 11

Cây có mạch và động vật lên cạn xuất hiện ở kỉ nào?

A.
Kỉ Ocdovic
B.
Kỉ Silua
C.
Kỉ Cambri 
D.
Kỉ Pecmi
Câu 12

Trong lịch sử phát triển của sinh giới, có rất nhiều loài bị tuyệt chủng, nguyên nhân chủ yếu nhất là do

A.
có sự thay đổi lớn về khí hậu, địa chất   
B.
sinh sản ít lại bị các loài khác làm thức ăn
C.
cạnh tranh khác loài          
D.
cạnh tranh cùng loài
Câu 13

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở

A.
kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.
B.
kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
C.
kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh.
D.
kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.
Câu 14

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sự phát triển của sinh vật?

A.
Ở đại Tân sinh cây hạt kín ngự trị, phân hóa các lớp chim, thú, côn trùng.
B.
Ở đại Trung sinh, cây hạt trần ngự trị, bò sát phát triển mạnh.
C.
Ở đại Cổ sinh, sự kiện đáng chú ý nhất là sự chinh phục đất liền của động vật và thực vật.
D.
Động vật dời lên cạn vào kỷ Cambri của đại Cổ sinh.
Câu 15

Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỉ nào?

A.
Kỉ Ocdovic.
B.
Kỉ Silua.
C.
Kỉ Cambri.
D.
Kỉ Pecmi.
Câu 16

Trình tự các nuclêôtit trong mạch mã gốc của một đoạn gen mã hóa của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người:

- Người: -XGA-TGT-TTG-GTT-TGT-TGG-

- Tinh tinh: -XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-

- Gôrila: -XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT-

- Đười ươi: -TGT-TGG-TGG-GTX-TGT-GAT-

Từ các trình tự nuclêôtit nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữ loài người với các loài vượn người?

A.
Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất, tiếp đến là Gôrila, sau cùng là đười ươi.
B.
Đười ươi có quan hệ họ hàng gần với người nhất, tiếp đến là Gôriala, sau cùng là tinh tinh.
C.
Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất, tiếp đến là đười ươi, sau cùng là Gôrila.
D.
Gôrila có quan hệ họ hàng gần với người nhất, tiếp đến là tinh tinh, sau cùng là đười ươi.
Câu 17

Trong các quá trình tiến hóa, để một hệ thống sinh học ở dạng sơ khai nhất có thể sinh sôi được, thì ngoài việc nó nhất thiết phải có những phân tử có khả năng tự tái bản, thì còn cần năng lượng và hệ thống sinh sản. Thành phần tế bào nào dưới đây nhiều khả năng hơn cả cần có trước tiên để tạo ra một hệ thống sinh học có thể tự sinh sôi?

A.
Các enzim.
B.
Màng sinh chất.
C.
Ti thể.
D.
Ribôxôm.
Câu 18

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sự phát triển của sinh vật?

A.
Ở đại Tân sinh cây hạt kín ngự trị, phân hóa các lớp chim, thú, côn trùng.
B.
Ở đại Trung sinh, cây hạt trần ngự trị, bò sát phát triển mạnh.
C.
Ở đại Cổ sinh, sự kiện đáng chú ý nhất là sự chinh phục đất liền của động vật và thực vật.
D.
Động vật dời lên cạn vào kỉ Cambri của đại Cổ sinh.
Câu 19

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Thực vật có hạt phát sinh ở kỉ Cacbon của đại Trung sinh.

(2) Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam điệp của đại Tân sinh.

(3) Các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ Đệ tam của đại Tân sinh.

(4) Bò sát cổ ngự trị ở kỉ Jura của đại Trung sinh.

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 20

Cơ sở để chia lịch sử của quả đất thành các đại, các kỉ là

A.
thời gian hình thành và phát triển của quả đất.
B.
lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì.
C.
những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái đất và các hóa thạch.
D.
sự hình thành hóa thạch và khoáng sản trong lòng đất.
Câu 21

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa?

A.
Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.
B.
Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo.
C.
Cách đây khoảng 180 triệu năm, lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục, đại dương.
D.
Hiện nay, các lục địa không còn trôi dạt nữa.
Câu 22

Hóa thạch có ý nghĩa như thế nào trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới?

A.
Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp cho thấy sự tồn tại và tiến hóa của sinh giới trong lịch sử.
B.
Từ hóa thạch có thể suy ra lịch sử phát triển của giới sinh vật.
C.
Từ hóa thạch có thể nghiên cứu lịch sử của lớp vỏ Trái đất.
D.
Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 23

Để xác định tuổi của các lớp đất và các hóa thạch tương đối mới người ta căn cứ vào

A.
lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ.
B.
đánh giá trực tiếp thời gian phân rã của nguyên tố uran.
C.
lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố cacbon phóng xạ.
D.
đặc điểm địa chất của lớp đất.
Câu 24

Dựa vào phương pháp nào, người ta có thể xác định được tuổi của hóa thạch?

A.
Phương pháp địa tầng học (1).
B.
Phân tích đồng vị phóng xạ (2).
C.
Giải phẫu so sánh.
D.
Cả (1) và (2) đều đúng.
Câu 25

Hóa thạch là di tích của

A.
sinh vật.
B.
công trình kiến trúc.
C.
núi lửa.
D.
đá.
Câu 26

Chiều hướng tiến hoá căn bản nhất của sinh giới là

 

A.
ngày càng đa dạng.  
B.
tổ chức ngày càng cao  
C.
thích nghi ngày càng hợp lý.  
D.
tốc độ tiến hoá ngày càng nhanh.
Câu 27

Phạm trù phân loại có số lượng loài nhiều nhất là:

 

A.
Các động vật không xương sống.  
B.
Các động vật có dây sống.  
C.
Chân khớp.  
D.
Côn trùng.
Câu 28

Nhận xét không đúng rút ra từ lịch sử phát triển của sinh vật là:

 

A.
Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ Trái đất, sự thay đổi các điều kiện địa chất, khí hậu đã thúc đẩy sự phát triển của sinh giới.  
B.
Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn đến sự biến đổi trước hết ở động vật và qua đó ảnh hưởng tới thực vật.  
C.
Sự phát triển của sinh giới đã diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất.  
D.
Sinh giới phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí.
Câu 29

Đặc điểm của kỉ Thứ tư:

 

A.
Có những thời kì băng hà rất lạnh xen kẽ những thời kì khí hậu ấm áp.  
B.
Khí hậu ấm áp, khô và ôn hoà.  
C.
Thực vật hạt kín đặc biệt phát triển.  
D.
Bò sát khổng lồ bị tiêu diệt hàng loạt.
Câu 30

Đặc điểm không thuộc về kỉ Phấn trắng là:

 

A.
Biển thu hẹp, khí hậu khô.  
B.
Các lớp mây mù dày đặc đã tan đi.  
C.
Cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh.  
D.
Bò sát thống trị, chim vẫn có răng, thú có nhau đã xuất hiện.
Câu 31

Kỉ có thời gian ngắn nhất là:

 

A.
Kỉ Giura  
B.
Kỉ Phấn trắng  
C.
Kỉ Thứ ba  
D.
Kỉ Thứ tư
Câu 32

Sự di cư của các động vật và thực vật ở kỉ Thứ tư là do:

.

A.
Khí hậu khô tạo điều kiện cho sự di cư.  
B.
Diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ.  
C.
Xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển, mực nước biển rút xuống.  
D.
Sự can thiệp của tổ tiên loài người.
Câu 33

Các dạng vượn người đã bắt đầu xuất hiện ở kỉ:

 

A.
Kỉ Giura  
B.
Kỉ Phấn trắng  
C.
Kỉ Thứ ba  
D.
Kỉ Thứ tư
Câu 34

Lý do bò sát khổng lồ bị tiêu diệt hàng loạt ở kỉ thứ ba:

 

A.
Chim và thú phát triển chiếm hết nguồn thức ăn của bò sát khổng lồ.  
B.
Do khí hậu lạnh đột ngột bò sát khổng lồ không thích nghi được.  
C.
Do diện tích rừng thu hẹp bò sát khổng lồ không có thức ăn và nơi ở.  
D.
Tất cả các lý do trên.
Câu 35

Lý do hưng thịnh của chim và thú trong đại Tân sinh là:

 

A.
Cây hạt kín phát triển đã làm tăng nguồn thức ăn của chim và thú.  
B.
Khí hậu lạnh chỉ có chim và thú thích ứng được.  
C.
Khí hậu lạnh chỉ có chim và thú thích ứng được. Chim và thú có hình thức sinh sản hoàn thiện hơn các sinh vật khác nên tồn tại.  
D.
Tất cả các phương án trên
Câu 36

Đại Tân sinh là đại phồn vinh của:

 

A.
Thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú.  
B.
Thực vật hạt trần, chim và thú.  
C.
Thực vật hạt kín, chim và thú.  
D.
Thực vật hạt kín và thú.
Câu 37

Loài người đựơc xuất hiện vào:

 

A.
Đầu đại Trung sinh  
B.
Cuối đại Trung sinh  
C.
Kỉ Thứ ba  
D.
Kỉ Thứ tư
Câu 38

Đại Trung sinh là đại phát triển ưu thế của:

Cá sụn và tảo.
Chim thuỷ tổ và thực vật hạt kín.
Thực vật hạt kín và cá sụn.
Thực vật hạt trần và bò sát.

A.
Cá sụn và tảo.  
B.
Chim thuỷ tổ và thực vật hạt kín.  
C.
Thực vật hạt kín và cá sụn.  
D.
Thực vật hạt trần và bò sát.
Câu 39

Sự phát triển của cây hạt kín ở kỉ Thứ ba đã kéo theo sự phát triển của:

 

A.
Chim thuỷ tổ.  
B.
Cây hạt trần.  
C.
Bò sát khổng lồ.  
D.
Sâu bọ ăn lá, mật hoa, phấn hoa.
Câu 40

Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối trong kỉ:

 

A.
Tam điệp  
B.
Giura  
C.
Phấn trắng  
D.
Xilua
Câu 41

Sâu bọ bay chiếm lĩnh không trung và phát triển rất mạnh vào kỉ Than đá vì:

 

A.
Lúc đó chúng chưa có kẻ thù.  
B.
Thức ăn thực vật phong phú.  
C.
Cơ thể của chúng đã tiến hoá thật hoàn hảo.  
D.
Cả A và B đều đúng.
Câu 42

Thực vật sinh sản bằng hạt đã thay thế thực vật sinh sản bằng bào tử vì:

 

A.
Thụ tinh không lệ thuộc vào nước.  
B.
Phôi được bảo vệ trong hạt có chất dực trữ.  
C.
Đảm bảo cho thực vật dễ phân tán đến những vùng khô ráo.  
D.
Tất cả các phương án trên.
Câu 43

Quyết trần xuất hiện ở kỉ:

 

A.
Cambri  
B.
Đêvôn  
C.
Than đá  
D.
Xilua  
Câu 44

Sâu bọ bay xuất hiện và phát triển mạnh ở kỉ:

 

A.
Cambri  
B.
Xilua  
C.
Đêvôn    
D.
Than đá
Câu 45

Động vật hiện nay vẫn còn con cháu sống ở biển nhiệt đới là:

 

A.
Ốc anh vũ  
B.
Cá vây tay  
C.
Bọ cạp tôm  
D.
Cá giáp không hàm
Câu 46

Tôm ba lá bị tuyệt diệt vào:

 

A.
Đầu đại Cổ sinh  
B.
Cuối đại Cổ sinh  
C.
Đầu đại Trung sinh  
D.
Cuối đại Trung sinh
Câu 47

Tảo lục, tảo nâu chiếm ưu thế ở biển và vi khuẩn lam ưu thế trên cạn vào kỉ:

 

A.
Cambri  
B.
Đêvôn  
C.
Than đá  
D.
Xilua
Câu 48

Hoá thạch tôm ba lá được tìm thấy ở:

 

A.
Bắc Giang, Bắc Ninh.  
B.
Hoà Bình, Ninh Bình.  
C.
Hà Giang, Bắc Thái (cũ).  
D.
Ninh Bình, Thanh Hoá.
Câu 49

Tôm ba lá xuất hiện nhiều ở kỉ:

 

A.
Cambri  
B.
Đêvôn  
C.
Than đá  
D.
Xilua
Câu 50

Sự sống từ dưới nước có điều kiện di cư lên cạn là nhờ:

 

A.
Hoạt động quang hợp của thực vật có diệp lục tạo ra ôxi phân tử.  
B.
Hình thành lớp ôzôn làm màn chắn tia tử ngoại.  
C.
Xuất hiện lưỡng cư dầu cứng vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn.  
D.
Cả A và B đều đúng.