THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI GDCD
Số câu hỏi: 18
Thời gian làm bài: 32 phút
Mã đề: #2309
Lĩnh vực: GDCD
Nhóm: Lớp 10 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4189

Ôn tập trắc nghiệm Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng GDCD Lớp 10 Phần 3

Câu 1

Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?

A.
Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
B.
Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
C.
Cách trả lời thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
D.
Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
Câu 2

Câu nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” của nhà triết học nào sau đây?

A.
Hê-ra-clít.  
B.
Đêmôcrít.
C.
T. Hốp-xơ.
D.
G.Béc-cơ-li.
Câu 3

Hãy chọn thứ tự phát triển các loại hình thế giới quan dưới đây cho đúng.

A.
 Huyền thoại → Triết học → tôn giáo.      
B.
Tôn giáo → Triết học → huyền thoại.
C.
Huyền thoại → tôn giáo → Triết học. 
D.
Triết học → tôn giáo →huyền thoại.
Câu 4

Nhà triết học người Anh – T. Hốp-xơ - cho rằng cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy, tim là lò xo, dây thần kinh là sợi chỉ, khớp xương là bánh xe làm cho cơ thể chuyển động. Quan điểm này thể hiện phương pháp luận

A.
Biện chứng.
B.
Siêu hình.
C.
Khoa học.
D.
Cụ thể.
Câu 5

Câu nói nổi tiếng của triết gia Hê – ra – clit: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” thể hiện phương pháp luận

A.
Biện chứng.
B.
Siêu hình.
C.
Khoa học.
D.
Cụ thể.
Câu 6

Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng ……. với nhau.

A.
Liên quan chặt chẽ.
B.
Liên hệ mật thiết.
C.
Thống nhất hữu cơ.
D.
Thống nhất chặt chẽ.
Câu 7

Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác là nội dung của phương pháp luận

A.
Biện chứng.
B.
Siêu hình.
C.
Khoa học.
D.
Cụ thể.
Câu 8

Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng là nội dung của phương pháp luận

A.
Biện chứng.
B.
Siêu hình.
C.
Khoa học.
D.
Cụ thể.
Câu 9

Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và

A.
Thay đổi thế giới.
B.
Làm chủ thế giới.
C.
Cải tạo thế giới.
D.
Quan sát thế giới.
Câu 10

Trong câu “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” của Khổng Tử, yếu tố mệnh, trời thể hiện thế giới quan nào sau đây?

A.
Biện chứng.
B.
Siêu hình.
C.
Duy vật.
D.
Duy tâm.
Câu 11

Thế giới quan nào có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội?

A.
Duy tâm.
B.
Duy vật.
C.
Tự nhiên.
D.
Xã hội.
Câu 12

Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên là quan điểm của thế giới quan nào?

A.
Thế giới quan duy vật.
B.
Thế giới quan duy tâm.
C.
Thế giới quan tự nhiên.
D.
Thế giới quan xã hội.
Câu 13

Căn cứ vào đâu để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?

A.
Khả năng nhận thức thế giới của con người.
B.
Nguồn gốc con người.
C.
Sự coi trọng vật chất hay ý thức.
D.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Câu 14

Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm mấy mặt?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 15

Khái niệm nào sau đây chỉ toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động cho con người trong cuộc sống?

A.
Thế giới quan.
B.
Phương pháp luận.
C.
Phương pháp.
D.
Thế giới.
Câu 16

Vai trò của triết học cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người?

A.
Nghiên cứu đời sống xã hội của con người.
B.
Là tiền đề cho các môn khoa học.
C.
Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất.
D.
Là thế giới quan, phương pháp luận chung.
Câu 17

Đối tượng nghiên cứu của triệt học là những quy luật

A.
chung nhất, phổ biến nhất.
B.
rộng nhất, bao quát nhất.
C.
chuyên sâu nhất, bao quát nhất.
D.
phổ biến nhất, bao quát nhất.
Câu 18

Triết học được hiểu là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và

A.
Vai trò của con người trong thế giới đó.
B.
Vị trí của con người trong thế giới đó.
C.
Cách nhìn của con người về thế giới đó.
D.
Nhận thức của con người về thế giới đó.