THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI GDCD
Số câu hỏi: 47
Thời gian làm bài: 84 phút
Mã đề: #2336
Lĩnh vực: GDCD
Nhóm: Lớp 11 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2674

Ôn tập trắc nghiệm Hàng hóa - tiền tệ - thị trường GDCD Lớp 11 Phần 3

Câu 1

Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi

A.
Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
B.
Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch.
C.
Tiền dùng để cất trữ.
D.
Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
Câu 2

Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở hàng hóa khác là đặc trưng của hình thái giá trị nào?

A.
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.   
B.
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
C.
Hình thái chung của giá trị.              
D.
Hình thái tiền tệ.
Câu 3

Một sản phẩm trở thành hàng hóa cần có mấy điều kiện?

A.
Hai điều kiện.
B.
Bốn điều kiện.
C.
Ba điều kiện.
D.
Một điều kiện.
Câu 4

Những chức năng của thị trường là gì?

A.
Thông tin, điều tiết.        
B.
Kiểm tra, đánh giá.
C.
Thừa nhận, quy định.
D.
Cả a, b, c đúng.
Câu 5

Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lần nhau để xác định

A.
Chất lượng và số lượng hàng hóa.
B.
Gía trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
C.
Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa.
D.
Giá cả và số lượng hàng hóa.
Câu 6

Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào?

A.
Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
B.
Hàng hóa, người mua, người bán.
C.
Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, cung cầu, giá cả.
D.
Người mua, người bán, cung cầu, giá cả.
Câu 7

Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là

A.
Quan hệ giữa người bán và người mua.
B.
Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
C.
Giá trị của hàng hóa.
D.
Tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận.
Câu 8

Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau là đặc trưng của hình thái giá trị nào?

A.
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.  
B.
Hình thái tiền tệ.
C.
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.      
D.
Hình thái chung của giá trị.
Câu 9

Tháng 09 năm 2008 1 USD đổi được 16 700 VNĐ, điều này được gọi là gì?

A.
Tỷ lệ trao đổi.   
B.
Tỷ giá trao đổi.     
C.
Tỷ giá giao dịch.       
D.
Tỷ giá hối đoái.
Câu 10

Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?

A.
Nước máy.
B.
Không khí.
C.
Rau trồng để bán.
D.
Điện.
Câu 11

Giá trị của những hàng hóa được biểu hiện ở hàng hóa đặc biệt là vàng là đặc trưng của hình thái giá trị nào?

A.
Hình thái chung của giá trị.     
B.
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
C.
Hình thái tiền tệ.           
D.
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
Câu 12

Giá trị của hàng hóa là

A.
Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
B.
Sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
C.
Lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
D.
Chi phí làm ra hàng hóa.
Câu 13

Hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì

A.
Chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau.
B.
Chúng có giá trị bằng nhau.
C.
Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng.
D.
Chúng đều là sản phẩm của lao động.
Câu 14

Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?

A.
Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
B.
Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa.
C.
Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán.
D.
Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả.
Câu 15

Giá trị xã hội của hàng hóa  được kết tinh trong hàng hóa bao gồm những yếu tố nào?

A.
Chi phí sản xuất và lợi nhuận.
B.
Lợi nhuận.
C.
Chi phí sản xuất.
D.
Cả a, b, c sai.
Câu 16

Giá trị của những hàng hóa được biểu hiện ở một hàng hóa là đặc trưng của hình thái giá trị nào?

A.
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.  
B.
Hình thái tiền tệ.
C.
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.    
D.
Hình thái chung của giá trị.
Câu 17

Giá trị xã hội của hàng hóa bao gồm những bộ phận nào?

A.
Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa.
B.
Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị tăng thêm.
C.
Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, giá trị tăng thêm.
D.
Giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, giá trị tăng thêm.
Câu 18

Hãy chỉ ra đâu là hình thái tiền tệ?

A.
1 con gà = 9 kg thóc = 5 m vải.        
B.
0.1 gam vàng = 5 m vải = 5 kg chè.
C.
1 con gà + 9 kg thóc + 5 m vải.          
D.
0.1 gam vàng + 5 m vải + 5 kg chè.
Câu 19

Giá trị sử dụng của hàng hóa là

A.
Sản phẩm thỏa mãn như cầu nào đó của con người.
B.
Cơ sở của giá trị trao đổi.
C.
Công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
D.
Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Câu 20

Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?

A.
Thước đo kinh tế.       
B.
Thước đo giá trị.
C.
Thước đo thị trường.          
D.
Thước đo giá cả.
Câu 21

Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?

A.
Phương tiện thanh toán.  
B.
Phương tiện giao dịch.
C.
Thước đo giá trị.       
D.
Phương tiện lưu thông.
Câu 22

Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng yếu tố nào?

A.
Thời gian tạo ra sản phẩm.           
B.
Thời gian trung bình của xã hội.
C.
Tổng thời gian lao động.      
D.
Thời gian cá biệt.
Câu 23

Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?

A.
Phương tiện cất trữ.
B.
Thước đo giá trị.
C.
Phương tiện lưu thông.
D.
Phương tiện thanh toán.
Câu 24

Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mùa hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

A.
Thước đo giá trị. 
B.
Phương tiện lưu thông.
C.
Phương tiện cất trữ.
D.
Phương tiện thanh toán.
Câu 25

Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?

A.
Giá trị sử dụng.                 
B.
Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng.
C.
Giá trị, giá trị sử dụng.       
D.
Giá trị, giá trị trao đổi.
Câu 26

Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?

A.
Phương tiện thanh toán.             
B.
Phương tiện mua bán.
C.
Phương tiện trao đổi.       
D.
Phương tiện giao dịch.
Câu 27

Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì?

A.
Giá cả.                
B.
Lợi nhuận.
C.
Công dụng của hàng hóa.               
D.
Số lượng hàng hóa.
Câu 28

Một trong những chức năng của thị trường là gì?

A.
Đánh giá.
B.
Kiểm tra hàng hóa.
C.
Thực hiện.     
D.
Trao đổi hàng hóa.
Câu 29

Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì?

A.
Giá cả.                    
B.
 Lợi nhuận.
C.
Công dụng của hàng hóa.             
D.
Số lượng hàng hóa.
Câu 30

Dựa nào chức năng nào của thị trường mà người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất?

A.
Chức năng thông tin.
B.
Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị.
C.
Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng.
D.
Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Câu 31

Anh X sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đã làm được một sản phẩm dinh dưỡng rất thơm ngon, được người mua phản hồi tốt, số lượng đơn hàng ngày càng tăng. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng

A.
Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng.
B.
Chức năng thông tin.
C.
Chức năng kích thích sản xuất và tiêu dùng.
D.
Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
Câu 32

Các nhân tố cơ bản của thị trường là:

A.
Hàng hóa; tiền tệ; người mua; người bán.
B.
Hàng hóa, tiền tệ, giá cả, giá trị.
C.
Người mua, người bán, người sản xuất, giá cả.
D.
Người bán, người sản xuất, cung – cầu.
Câu 33

Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ được gọi là

A.
Chợ.
B.
Kinh tế.
C.
Thị trường.
D.
Sản xuất.
Câu 34

Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền thực hiện chức năng

A.
Phương tiện lưu thông.
B.
Phương tiện thanh toán.
C.
Thước đo giá trị.
D.
Tiền tệ thế giới.
Câu 35

Tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán khi nào?

A.
Gửi tiết kiệm trong ngân hàng.
B.
Nộp thuế thu nhập cá nhân.
C.
Đi mua đồ ăn trong siêu thị.
D.
Mua đồ qua trang mạng quốc tế.
Câu 36

Những nội dung nào sau đây không phải là chức năng của tiền tệ?

A.
Thước đo giá trị.
B.
Phương tiện cất trữ.
C.
Phương tiện thanh toán.
D.
Điều tiết tiêu dùng.
Câu 37

Kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị là xuất hiện

A.
Thị trường.
B.
Hàng hóa.
C.
Tiền tệ.
D.
Kinh tế.
Câu 38

Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của ai kết tinh trong hàng hóa đó?

A.
Người bán.
B.
Người mua.
C.
Người vận chuyển.
D.
Người sản xuất.
Câu 39

Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

A.
Giá trị trao đổi.
B.
Giá trị sử dụng.
C.
Giá trị lao động.
D.
Giá trị cá biệt.
Câu 40

Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên

A.
Chú ý đến số lượng hơn chất lượng.
B.
Nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa.
C.
Chỉ chú trọng hình thức của sản phẩm.
D.
Tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm.
Câu 41

Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là

A.
Giá trị.
B.
Giá cả.
C.
Giá trị sử dụng.
D.
Giá trị cá biệt.
Câu 42

Hàng hóa gồm mấy thuộc tính cơ bản?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 43

Yếu tố nào dưới đây không được coi là hàng hóa?

A.
Dịch vụ cắt tóc.
B.
Đồ ăn bán ngoài chợ.
C.
Dịch vụ giao hàng tại nhà.
D.
Rau nhà trồng để ăn.
Câu 44

Yếu tố nào dưới đây được coi là hàng hóa?

A.
Dịch vụ giao hàng tại nhà.
B.
Ánh sáng mặt trời tự nhiên.
C.
Rau nhà trồng để nấu ăn.
D.
Cây xanh trong công viên.
Câu 45

Hàng hóa chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở hai dạng là vật thể và phi vật thể. Vì vậy, hàng hóa là một phạm trù mang tính

A.
Xã hội.
B.
Lịch sử.
C.
Vĩnh viễn.
D.
Bất biến.
Câu 46

Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?

A.
Do lao động tạo ra.
B.
Có công dụng thỏa mãn được nhu cầu của con người.
C.
Thông qua trao đổi, mua bán.
D.
Có giá cả xác định để trao đổi.
Câu 47

Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là

A.
Đồ vật.
B.
Hàng hóa.
C.
Tiền tệ.
D.
Kinh tế.