THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI GDCD
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2418
Lĩnh vực: GDCD
Nhóm: Lớp 10 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1901

Ôn tập trắc nghiệm Quan niệm về đạo đức GDCD Lớp 10 Phần 1

Câu 1

Do đi làm muộn, anh C đi vào đường ngược chiều và đâm vào em M đang đá bóng dưới lòng đường khiến em bị ngã gãy tay. Bố mẹ em M yêu cầu anh C phải hỗ trợ, bồi thường nhưng anh C không đồng ý vì cho rằng em M cũng có lỗi. Bố em M tức giận đã cùng cháu mình là anh X chặn đường đánh anh C. Hành vi của ai được cho vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật?

A.
Bố em M, anh X, anh C.
B.
Anh X, anh C, hai bố con em M.
C.
Anh C.
D.
Bố em M và anh X.
Câu 2

Hành động nào sau đây thể hiện cá nhân được cho là người có đạo đức?

A.
Chen lấn khi thanh toán.
B.
Vượt đèn đỏ.
C.
Trộm cắp đồ của người khác.
D.
Giúp đỡ người bị nạn.
Câu 3

Câu nào dưới đây được cho đề cập đến sự điều chỉnh của đạo đức?

A.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
B.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
C.
Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa.
D.
Có công mài sắt có ngày lên kim.
Câu 4

Trong xã hội, nếu các chuẩn mực đạo đức luôn được tôn trọng, củng cố thì xã hội đó được cho có thể

A.
Được mọi người tin tưởng.
B.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác.
C.
Phát triển bền vững.
D.
Trở lên giàu có.
Câu 5

Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Có thể nói, đạo đức được cho là

A.
Căn cứ để xây dựng gia đình hạnh phúc.
B.
Nền tảng của gia đình hạnh phúc.
C.
Mục đích của gia đình hạnh phúc.
D.
Chuẩn mực của gia đình hạnh phúc.
Câu 6

Đối với mỗi cá nhân, việc tuân theo các chuẩn mực đạo đức được cho sẽ góp phần

A.
Giúp cá nhân phát triển.
B.
Mang lại những lợi ích kinh tế.
C.
Phát triển kĩ năng.
D.
Hoàn thiện nhân cách.
Câu 7

Trong sự điều chỉnh hành vi con người, đặc điểm để phân biệt giữa pháp luật với đạo đức được cho là

A.
Tính cưỡng chế, tính tự giác
B.
Tính dân chủ
C.
Tính tự do.
D.
Tính tự giác.
Câu 8

Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức được cho là sự điều chỉnh mang tính

A.
Bắt buộc
B.
Tự nguyện
C.
Tự do
D.
Cưỡng chế
Câu 9

Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay được cho là một nền đạo đức

A.
Hiện đại.
B.
Độc đáo.
C.
Tiến bộ.
D.
Ưu việt.
Câu 10

Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được nhận định là

A.
Pháp luật.
B.
Đạo đức.
C.
Truyền thống.
D.
Phong tục.
Câu 11

Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của yếu tố nào dưới đây:

A.
Đạo đức.
B.
Pháp luật.
C.
Phong tục tập quán.
D.
Tất cả các ý trên.
Câu 12

Đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán có điểm gì giống nhau?

A.
 Là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người.
B.
 Là một công cụ điều tiết các quan hệ xã hội của con người.
C.
Là một nguyên tắc bắt mọi người phải thực hiện.
D.
 Là cách thức để giao tiếp của con người.
Câu 13

Ý kiến nào dưới đây là sai khi đề cập đến sự khác nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán?

A.
 Có những hành vi tuy không vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.
B.
 Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là mang tính bắt buộc còn đạo đức thì mang tính tự nguyện.
C.
Có những phong tục, tập quán lỗi thời trái đạo đức thì phải bị xóa bỏ.
D.
Hành vi đã vi phạm đạo đức là sẽ vi phạm pháp luật.
Câu 14

Do ghen ghét V được nhiều bạn quý mến, A đã bịa đặt, nói xấu trên Facebook. Việc làm này là trái với

A.
Sở thích cá nhân.
B.
Lối sống cá nhân.
C.
Giá trị nhân văn.
D.
Giá trị đạo đức.
Câu 15

“Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của

A.
Tình cảm và đạo đức.
B.
Tài năng và đạo đức.
C.
Tài năng và sở thích.
D.
Thói quen và trí tuệ.
Câu 16

Là học sinh, nhưng bạn M không bao giờ tham gia các hoạt động của trường, lớp. Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên M như thế nào?

A.
Nói xấu M với các bạn lớp khác.
B.
Lờ đi vì không liên quan đến mình.
C.
Rủ nhiều người đến bắt M phải tham gia.
D.
Động viên, tuyên truyền M tham gia các hoạt động của trường, lớp.
Câu 17

Anh B và C đi xe máy cùng hướng đang lưu thông trên đường, bỗng dưng xe anh B từ phía sau đâm vào xe anh C bị ngã xuống đường. Trong trường hợp này, anh B cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.
Bỏ chạy coi như không biết.  
B.
Cãi nhau với người bị ngã.
C.
Quay clip tung lên mạng xã hội.
D.
Xin lỗi, giúp đỡ và đền bù thiệt hại cho họ.
Câu 18

Trong các giờ kiểm tra C thường xuyên thấy D có hành vi quay cóp, sử dụng tài liệu trong lúc làm bài. Nêu là C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.
Nói xấu D.          
B.
Mặc kệ vì mình không liên quan.
C.
Nói chuyện của B cho các bạn khác.         
D.
Khuyên nhủ và giúp đỡ D trong học tập.
Câu 19

Các nền đạo đức xã hội khác nhau luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của

A.
Nhân dân lao động. 
B.
Giai cấp thống trị.
C.
Tầng lớp tri thức.
D.
Tầng lớp doanh nhân.
Câu 20

Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
B.
Lá lành đùm lá rách.
C.
Có chí thì nên.
D.
Học thày không tày học bạn.
Câu 21

Đạo đức là hệ thống các:

A.
Chuẩn mực chung.
B.
Quy tắc, chuẩn mực xã hội.
C.
Quy định chung.
D.
quy tắc ứng xử chung.
Câu 22

Vợ chồng không chung thủy là hành vi, vi phạm đạo đức trong:

A.
gia đình.
B.
xã hội hiện đại.
C.
xã hội. 
D.
quan hệ cá nhân.
Câu 23

Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và

A.
phát huy tinh thần quốc tế.      
B.
giữ gìn được bản sắc riêng.
C.
giữ gìn được phong cách riêng.        
D.
phát huy tinh hoa văn hoá của nhân loại.
Câu 24

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con  người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phủ hợp với:

A.
lợi ích của cộng đồng và xã hội.   
B.
lợi ích cá nhân.
C.
lợi ích tập thể.            
D.
nhu cầu xã hội.
Câu 25

Cá nhân biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích  chung của xã hội, của người khác là người

A.
có đạo đức.      
B.
có lòng tự ái.        
C.
biết tự giác.
D.
 có lòng tự trọng.
Câu 26

Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?

A.
Chen lấn khi xếp hàng.          
B.
 Tự ý lấy đồ của người khác.
C.
Tự giác giúp đỡ người gặp nạn.                   
D.
Thờ ơ với người bị nạn.
Câu 27

Câu nói nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.
Qua cầu rút ván.               
B.
Công cha như núi Thái Sơn.
C.
Thương người như thể thương thân.       
D.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 28

Trường X tổ chức cho học sinh quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt động

A.
Y tế. 
B.
Kinh doanh.
C.
Môi trường.
D.
Xã hội.
Câu 29

Pháp luật là phương thức điều chỉnh hành vi mang tính

A.
bắt buộc, cưỡng chê.          
B.
áp đặt.
C.
tự nguyện.
D.
tự giác.
Câu 30

Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của xã hội?

A.
Làm cho xã hội hạnh phúc hơn.
B.
Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau.
C.
Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
D.
Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững.
Câu 31

A là kĩ sư xây dựng nhưng không bao giờ tham gia các hoạt động của phường. Nếu là hàng xóm, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp để khuyên A?

A.
Nói xấu A với hàng xóm.
B.
Rủ nhiều người đến bắt A phải tham gia.
C.
Lờ đi vì không liên quan đến mình.
D.
Động viên, cổ vũ A tham gia các hoạt động của phường.
Câu 32

Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân vì A không cho mình xem bài nên B tìm mọi cách tung tin, nói xấu bạn bè trên Facebook. Việc làm này là hành vi trái với

A.
sở thích cá nhân.  
B.
giá trị nhân văn.     
C.
giá trị đạo đức. 
D.
 lối sống cá nhân.
Câu 33

Quy tắc, chuẩn mực nào dưới đây biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội?

A.
Trung với vua.  
B.
Đạo hiếu.        
C.
Nhân nghĩa.          
D.
Tôn sư trọng đạo.
Câu 34

Nội dung nào dưới đây không nói về vai trò của đạo đức đôi với cá nhân?

A.
Tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc.
B.
Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
C.
Sống chỉ biết bản thân mình.
D.
Có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích.
Câu 35

Nhà trường vận động học sinh góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A.
Học sinh không làm ra tiền nên không đóng góp.
B.
Đóng góp để mang lại thành tích cho nhà trường.
C.
Tùy vào điều kiện của mỗi học sinh để đóng góp.
D.
Tùy vào sở thích của mỗi học sinh mà đóng góp ít hay nhiều.
Câu 36

Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức

A.
đi xuống.
B.
tiến bộ.  
C.
tiên tiến.
D.
lạc hậu.
Câu 37

Những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó gọi là:

A.
chuẩn mực.   
B.
hành vi.          
C.
quy tắc.          
D.
phong tục.
Câu 38

Khi thấy một ố bạn trong lớp xích mích với nhau. Nêu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.
Báo với cô giáo chủ nhiệm.
B.
Nói xấu những bạn đó với cả lớp.
C.
Đồng tình với xích mích của bạn.    
D.
Lờ đi vì không liên quan đến mình.
Câu 39

B thường hay tung tin nói xấu bạn bè trên Facebook. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.
Không phải việc của mình nên lờ đi.
B.
Rủ các bạn khác nói xấu lại B trên Facebook.
C.
Báo cho cô giáo chủ nhiệm biết để giải quyết.
D.
Lôi kéo các bạn bị nói xấu đánh B.
Câu 40

Hành động nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?

A.
Không quan tâm khi thấy người khác bị nạn.
B.
Bạn A giúp cụ già qua đường.
C.
Chen lấn khi xếp hàng.
D.
Không giúp đỡ bạn lúc gặp khó khăn.
Câu 41

Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội gọi là

A.
quy định.       
B.
pháp luật                   
C.
đạo đức.               
D.
phong tục.
Câu 42

Một xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì dễ xảy ra:

A.
sự phát triển.                
B.
sự mất ổn định.
C.
sự phát triển chậm.        
D.
sự phát triển bền vững.
Câu 43

Nền tảng của hạnh phúc gia đình là

A.
Pháp luật.  
B.
Tín ngưỡng.
C.
Tập quán.
D.
Đạo đức.
Câu 44

Phương thức điều chỉnh hành vi của con người một cách tự nguyện được gọi là:

A.
đạo đức.
B.
pháp luật.
C.
phong tục. 
D.
tập quán.
Câu 45

Trong lớp, G thường hay nói xấu thầy cô giáo. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để giúp bạn?

A.
Nói xấu bạn với cả lớp.
B.
 Lờ đi vì không liên quan đến mình.
C.
Đồng tình với việc làm của G.  
D.
Khuyên bạn không nên làm như vậy.
Câu 46

Các chuẩn mực “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng luôn

A.
Biến đổi theo trào lưu xã hội.      
B.
Thường xuyên biến đổi.
C.
Biến đổi cho phù hợp xã hội.        
D.
Biến đổi theo nhu cầu của mỗi người.
Câu 47

Điều được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội gọi là

A.
phong tục.
B.
hành vi.    
C.
quy tắc.      
D.
chuẩn mực.
Câu 48

Do bố mẹ đã già không còn sức lao động để giúp đỡ gia đình. Vợ chồng anh B đã ngược đãi bố, mẹ vì không tự kiếm tiền để nuôi bản thân. Hành vi của vợ chồng anh B không phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong

A.
cơ quan.  
B.
tập thể. 
C.
gia đình.  
D.
trường học.
Câu 49

Trường THPT A tổ chức cho học sinh và giáo viên đủ điều kiện đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt động

A.
xã hội.        
B.
môi trường.      
C.
văn hoá.                 
D.
giáo dục.
Câu 50

Những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của con người trong một hoàn cảnh nhật định gọi là

A.
quy tắc.
B.
hành vi. 
C.
chuẩn mực.        
D.
phong tục.