THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI GDCD
Số câu hỏi: 45
Thời gian làm bài: 81 phút
Mã đề: #2423
Lĩnh vực: GDCD
Nhóm: Lớp 10 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4615

Ôn tập trắc nghiệm Quan niệm về đạo đức GDCD Lớp 10 Phần 2

Câu 1

Câu nào dưới đây nói về chuẩn mực đạo đức gia đình?

A.
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.     
B.
Ăn chọn nới, chơi chọn bạn.
C.
Công cha như núi Thái Sơn.
D.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Câu 2

Nội dung nào dưới đây không phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức về gia đình?

A.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.     
B.
Anh, chị em yêu thương tôn trọng nhau.
C.
Vợ chồng không chung thủy.           
D.
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
Câu 3

Nội dung nào dưới đây nói về vai trò của đạo đức đối với cá nhân?

A.
Là chuẩn mực hành vi cho mỗi cá nhân.
B.
Giúp cá nhân trưởng thành, phát triển.
C.
Là nền tảng trong quan hệ giữa các cá nhân.
D.
Giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện.
Câu 4

Con cái thiếu trách nhiệm với cha mẹ là biểu hiện hành vi, vi phạm đạo đức trong:

A.
Xã hội hiện đại.
B.
quan hệ cá nhân. 
C.
xã hội.    
D.
Gia đình.
Câu 5

Câu nói: “Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?” là của

A.
KhổngTử.      
B.
Nguyễn Du.    
C.
Nguyễn Trãi.        
D.
Hồ Chí Minh.
Câu 6

Mặc dù đã có vợ và hai đưa con gái, nhưng Anh C có quan hệ ngoài hôn nhân với chị D. Điều này là vi phạm các chuẩn mực đạo đức về

A.
trường học.
B.
tập thể.
C.
gia đình.
D.
cơ quan.
Câu 7

Bạn K thường xuyên thấy bố mẹ bạn N ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là K, em sẽ lựa chọn cách ửng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.
Quay clip và tung lên mạng xã hội.            
B.
 Cùng với N khuyên nhủ bố mẹ N.
C.
Nói xấu bố mẹ N với mọi người.
D.
Lờ đi vì không phải việc của mình.
Câu 8

Bạn V thường hay tung tin nói xấu bạn bè trên Facebook. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nảo dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.
Báo cho cô giáo chủ nhiệm biết để giải quyết.
B.
Rủ các bạn khác nói xấu lại V trên Facebook.
C.
Lôi kéo các bạn bị nói xâu đánh V.
D.
Không phải việc của mình nên lờ đi.
Câu 9

Trên đường đi học về thấy một phụ nữ vừa bế con nhỏ vừa sách một túi đồ nặng qua đường. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A.
Giúp người phụ nữ xách đồ.
B.
Lặng lẽ bỏ đi vì không phải việc của mình.
C.
Gọi người khác giúp.              
D.
Đứng nhìn người phụ nữ đó.
Câu 10

Anh C thường xuyên ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là hàng xóm của anh C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.
Cùng mọi người khuyên nhủ anh C.          
B.
Nói xấu anh C với mọi người.
C.
Quay clip và tung lên mạng xã hội.     
D.
Lờ đi vì không phải việc của mình.
Câu 11

Nội dung nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức về gia đình?

A.
Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày.
B.
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.
C.
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
D.
Công cha như núi Thái Sơn.
Câu 12

Trong giờ tự quản lớp 10B1, bạn A và B đánh nhau do mâu thuẫn cá nhân. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ hành động như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.
Cổ vũ hai bạn đánh nhau.
B.
Quay phim tung tin lên Facebook.
C.
Vào can hai bạn để tránh cho hai bạn bị thương.
D.
Làm ngơ vì đó là chuyện bình thường của học sinh.
Câu 13

Anh C đi xe máy va vào người đi đường khiến họ bị đổ xe và ngã ra đường. trong trường hợp này, anh C cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.
Quay clip tung lên mạng xã hội.          
B.
Cãi nhau với người bị đổ xe.
C.
Lờ đi coi như không biết.
D.
Xin lỗi, giúp đỡ và đền bù thiệt hại cho họ.
Câu 14

Đối với cá nhân, đạo đức góp phân hoàn thiện:

A.
lao động con người.  
B.
suy nghĩ con người.
C.
khả năng con người.      
D.
nhân cách con người.
Câu 15

Anh C đánh đập, ngược đãi mẹ vì bà đã già và không tự kiếm tiền để nuôi bản thân. Hành vi của anh C không phù hợp với chuẩn mực đạo đức

A.
Trường học.
B.
Cơ quan.
C.
Tập thể.
D.
Gia đình.
Câu 16

Trên cùng chuyến xe buýt đông người có một cụ già không có chỗ ngồi. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào đưới đây cho phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức?

A.
Nhường chỗ của mình cho cụ già.        
B.
Ngồi nhìn cụ già đó.
C.
Làm ngơ coi như không nhìn thấy.
D.
Mặc kệ, không quan tâm.
Câu 17

Biểu hiện nào trong những câu dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.
Lá lành đùm lá rách.   
B.
Ăn cháo đá bát.
C.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
D.
Một miếng khi đói bằng gói khi no.
Câu 18

Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình?

A.
Nền tảng đạo đức gia đình.
B.
Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn.
C.
Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình.
D.
Làm cho mọi người gần gũi nhau.
Câu 19

Câu nào dưới đây không có ý nói về đạo đức?

A.
Uống nước nhớ nguồn.    
B.
Phép vua thua lệ làng.
C.
Nhường cơm sẻ áo.          
D.
Lá lành đùm lá trách.
Câu 20

Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn nhấn mạnh đến vai trò của

A.
Lễ nghĩa đạo đức.
B.
Tín ngưỡng.
C.
Tình cảm.
D.
Phong tục tập quán.
Câu 21

Cá nhân chỉ biết đến lợi ích nhu cầu của mình, bất chấp lợi ích của người khác, của xã hội bị coi là người

A.
thiểu đạo đức.  
B.
có đạo đức.        
C.
biết tự giác.              
D.
có lòng tự trọng.
Câu 22

Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là

A.
Đạo đức.
B.
Phong tục.
C.
Tín ngưỡng.
D.
Pháp luật.
Câu 23

Nội dung nào dưới đây phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức về gia đình?

A.
Con cái ngược đãi, xúc phạm cha mẹ.
B.
Cha mẹ phân biệt đối xử giữa các con.
C.
Con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo cha mẹ.
D.
Vợ chồng không tôn trọng lẫn nhau.
Câu 24

Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính

A.
Bắt buộc.
B.
Tự nguyện.
C.
Cưỡng chế.
D.
Áp đặt.
Câu 25

Biểu hiện nào dưới đây phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay?

A.
Tôn trọng pháp luật.       
B.
Trung thành với lãnh đạo.
C.
Giữ gìn bất cứ truyền thống nào.
D.
Trung thành với mọi chế độ.
Câu 26

Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào dưới đây?

A.
Đạo đức, tình cảm.                           
B.
Truyền thống, quy mô gia đình.
C.
Đạo đức, pháp luật.            
D.
Truyền thống, văn hóa.
Câu 27

Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ:

A.
không bị ảnh hưởng.            
B.
không được thừa nhận.
C.
không còn ý nghĩa.        
D.
trở nên nguy hiểm.
Câu 28

Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?

A.
Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
B.
Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao.
C.
Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người.
D.
Giúp mọi người vượt qua khó khăn.
Câu 29

Câu nói: “Tiên học lễ hậu học văn” đề cập đến vai trò của đạo đức đối với

A.
tập thể.
B.
cá nhân.
C.
xã hội. 
D.
gia đình.
Câu 30

Trong những xã hội có giai cấp, nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp:

A.
Lao động.
B.
Bị trị.
C.
Thống trị. 
D.
Tiến bộ trong xã hội.
Câu 31

Anh K có quan hệ ngoài hôn nhân với chị V. Điều này là vi phạm các chuẩn mực đạo đức về

A.
Trường học.
B.
Cơ quan.
C.
Tập thể.
D.
Gia đình.
Câu 32

Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực:

A.
sống cống hiến. 
B.
sống thiện. 
C.
sống tự do.
D.
sống tự tin.
Câu 33

Trên đường đi học bạn K thấy một người bị tai nạn giao thông cần đưa đi cấp cứu. Theo em, bạn cần hành động như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.
Giá vờ mình không biết gì.
B.
Dừng lại giúp đỡ dù muộn học.
C.
Cứ đi học vì mình không liên quan.
D.
Đứng chụp ảnh đăng Facebook.
Câu 34

Công ty V tổ chức cho nhân viên tham gia hiến máu nhân đạo là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt động

A.
Giáo dục.
B.
Môi trường.
C.
Xã hội.
D.
Văn hóa.
Câu 35

Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực

A.
Sống tự lập.
B.
Sống thiện.
C.
Sống tự do.
D.
Sống tự tin.
Câu 36

Do đi làm muộn, anh C đi vào đường ngược chiều và đâm vào em M đang đá bóng dưới lòng đường khiến em bị ngã gãy tay. Bố mẹ em M yêu cầu anh C phải hỗ trợ, bồi thường nhưng anh C không đồng ý vì cho rằng em M cũng có lỗi. Bố em M tức giận đã cùng cháu mình là anh X chặn đường đánh anh C. Hành vi của ai vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật?

A.
Bố em M, anh X, anh C.
B.
Anh X, anh C, hai bố con em M.
C.
Anh C.
D.
Bố em M và anh X.
Câu 37

Hành động nào sau đây thể hiện cá nhân là người có đạo đức?

A.
Chen lấn khi thanh toán.
B.
Vượt đèn đỏ.
C.
Trộm cắp đồ của người khác.
D.
Giúp đỡ người bị nạn.
Câu 38

Câu nào dưới đây đề cập đến sự điều chỉnh của đạo đức?

A.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
B.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
C.
Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa.
D.
Có công mài sắt có ngày lên kim.
Câu 39

Trong xã hội, nếu các chuẩn mực đạo đức luôn được tôn trọng, củng cố thì xã hội đó có thể

A.
Được mọi người tin tưởng.
B.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác.
C.
Phát triển bền vững.
D.
Trở lên giàu có.
Câu 40

Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Có thể nói, đạo đức là

A.
Căn cứ để xây dựng gia đình hạnh phúc.
B.
Nền tảng của gia đình hạnh phúc.
C.
Mục đích của gia đình hạnh phúc.
D.
Chuẩn mực của gia đình hạnh phúc.
Câu 41

Đối với mỗi cá nhân, việc tuân theo các chuẩn mực đạo đức sẽ góp phần

A.
Giúp cá nhân phát triển.
B.
Mang lại những lợi ích kinh tế.
C.
Phát triển kĩ năng.
D.
Hoàn thiện nhân cách.
Câu 42

Trong sự điều chỉnh hành vi con người, đặc điểm để phân biệt giữa pháp luật với đạo đức là

A.
Tính cưỡng chế, tính tự giác.
B.
Tính dân chủ.
C.
Tính tự do.
D.
Tính tự giác.
Câu 43

Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức là sự điều chỉnh mang tính

A.
Bắt buộc.
B.
Tự nguyện.
C.
Tự do.
D.
Cưỡng chế.
Câu 44

Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức

A.
Hiện đại.
B.
Độc đáo.
C.
Tiến bộ.
D.
Ưu việt.
Câu 45

Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là

A.
Pháp luật.
B.
Đạo đức.
C.
Truyền thống.
D.
Phong tục.