THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Địa lý
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2599
Lĩnh vực: Địa lý
Nhóm: Lớp 11 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5391

Ôn tập trắc nghiệm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) Địa Lý Lớp 11 Phần 2

Câu 1

Các loại nông sản chủ yếu của đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc là?

A.
Lúa mì, ngô, củ cải đường.
B.
Lúa gạo, mía, bông.
C.
Lúa mì, lúa gạo, ngô.
D.
Lúa gạo, hướng dương, chè.
Câu 2

Cây trồng chủ yếu nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc?

A.
Lương thực.
B.
Củ cải đường.
C.
Mía.
D.
Chè.
Câu 3

Ngành công nghiệp chủ yếu nào sau đây phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào ?

A.
Chế tạo máy.
B.
Dệt may.
C.
Sản xuất ô tô.
D.
Hóa chất.
Câu 4

Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung cụ thể ở?

A.
Miền Tây.
B.
Miền Đông.
C.
Ven biển.
D.
Gần Nhật Bản và Hàn Quốc.
Câu 5

Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh chủ yếu về?

A.
Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
B.
Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
C.
Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
D.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.
Câu 6

Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả chủ yếu của?

A.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B.
Chính sách chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
C.
Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.
D.
Chính sách phát triển nền kinh tế chỉ huy.
Câu 7

Những thay đổi quan trọng chủ yếu trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của?

A.
Công cuộc đại nhảy vọt.
B.
Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.
C.
Công cuộc hiện đại hóa.
D.
Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.
Câu 8

Nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân (chủ yếu có mật độ dân số dưới 1 người/km2) nhưng lại có một dải có mật độ dân số đông hơn với mật độ 1 -  50 người/km2 cụ thể là do?

A.
Gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.
B.
Gắn với tuyến đường sắt Đông – Tây mới xây dựng.
C.
Đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.
D.
Chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.
Câu 9

Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt chủ yếu là do?

A.
Có nhiều đồi núi cao, đồng bằng.
B.
Có nhiều sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa.
C.
Nằm sâu trong lục địa, không giáp biển.
D.
Nằm ở vĩ độ cao, có nhiều đồi núi.
Câu 10

Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông cụ thể là do?

A.
Nền kinh tế phát triển.
B.
Gần biển, khí hậu mát mẻ.
C.
Đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng.
D.
Nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú.
Câu 11

Mặt tiêu cực chủ yếu của chính sách dân số “1 con” ở Trung Quốc là?

A.
Tỉ lệ dân thành thị tăng.
B.
Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
C.
Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
D.
Chất lượng đời sống dân cư được cải thiện.
Câu 12

Ý nào sau đây không đúng về hậu quả chủ yếu của tư tưởng trọng nam ở Trung Quốc?

A.
Ảnh hưởng tiêu cực đến cơ cấu giới tính.
B.
Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.
C.
Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh.
D.
Tạo ra nhiều vấn đề xã hội cho đất nước và kinh tế.
Câu 13

Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi chủ yếu của đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế?

A.
Lực lượng lao động dồi dào.
B.
Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.
C.
Lao động phân bố đều trong cả nước.
D.
Lao động có chất lượng ngày càng cao.
Câu 14

Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm chủ yếu dân cư – xã hội Trung Quốc hiện nay?

A.
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
B.
Các khu tự trị tập trung chủ yếu ở vùng núi và biên giới.
C.
Các thành phố lớn tập trung chủ yếu tại miền Đông.
D.
Là nước đông dân nhất thế giới.
Câu 15

Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, cụ thể là do?

A.
Sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
B.
Điều kiện tự nhiên không thuận lợi (địa hình, đất, khí hậu). 
C.
Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
D.
Nhiều hoang mạc, bồn địa.
Câu 16

Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự khác nhau chủ yếu về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

A.
Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.
B.
Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
C.
Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.
D.
Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.
Câu 17

Nhận định cụ thể nào dưới đây không đúng về đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?

A.
Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa màu mỡ.
B.
Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
C.
Là nơi bắt nguồn của các sông lớn.
D.
Khoáng sản kim loại màu là chủ yếu.
Câu 18

Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng tới và khoảng tới , giáp 14 nước, Trung Quốc có thuận lợi chủ yếu về mặt  kinh tế - xã hội là?

A.
Có nhiều dân tộc cùng sinh sống.
B.
Có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
C.
Có thể giao lưu với nhiều quốc gia.
D.
Phân chia thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị.
Câu 19

Đặc điểm chủ yếu phân bố dân cư Trung Quốc là?

A.
Dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở nông thôn.
B.
Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.
C.
Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.
D.
Dân cư phân bố không đều tập trung chủ yếu ở miền Đông.
Câu 20

Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực cụ thể nào của Trung Quốc?

A.
Các thành phố lớn.
B.
Các đồng bằng châu thổ.
C.
Vùng núi và biên giới.
D.
Dọc biên giới phía nam.
Câu 21

Địa hình miền Tây Trung Quốc cụ thể là?

A.
Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.
B.
Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C.
Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
D.
Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.
Câu 22

Kiểu khí hậu chủ yếu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?

A.
Khí hậu ôn đới lục địa.
B.
Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
C.
Khí hậu ôn đới gió mùa.
D.
Khí hậu ôn đới hải dương.
Câu 23

Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc cụ thể là?

A.
Dầu mỏ và khí tự nhiên.
B.
Kim cương và than đá.
C.
Than đá và khí tự nhiên.
D.
Than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
Câu 24

Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc cụ thể là?

A.
Hồng Công và Thượng Hải.
B.
Hồng Công và Ma Cao.
C.
Hồng Công và Quảng Châu.
D.
Ma Cao và Thượng Hải.
Câu 25

Biên giới Trung Quốc với các nước cụ thể là?

A.
Núi cao và hoang mạc.
B.
Núi thấp và đồng bằng.
C.
Đồng bằng và hoang mạc.
D.
Núi thấp và hoang mạc.
Câu 26

Ngành công nghiệp mang lại hiệu quả cao trong những năm đầu thế kỷ 21 ở Trung Quốc là: 

A.
Công nghiệp chế tạo máy, thiết bị 
B.
Công nghiệp hoá chất 
C.
Công nghiệp nhẹ  
D.
Công nghiệp thông tin
Câu 27

Vào cuối thập kỷ 90, sản lượng than và thép của Trung quốc như thế nào ? 

A.
Đuổi kịp Pháp  
B.
Vượt Pháp, đuổi kịp Nga
C.
Vượt Pháp và Nga 
D.
Đứng hàng đầu thế giới
Câu 28

Nguyên nhân nào quan trọng hơn cả để trong năm 2002 Trung Quốc là nước thu hút vốn đầu tư lớn nhất thế giới: 

A.
Nguồn tài nguyên giàu có 
B.
Nguồn nhân lực có trình độ cao 
C.
Luật khuyến khích đầu tư hấp dẫn  
D.
Kết cấu hạ tầng phát triển
Câu 29

Vì sao Trung Quốc có khả năng nhập khẩu hàng Việt Nam ? 

A.
Đông dân, có thị hiếu tiêu dùng giống nhau 
B.
Thu nhập bình quân đầu người thấp
C.
Giá hàng hoá tương đối rẻ  
D.
Cả 3 lý do đưa ra
Câu 30

Trung Quốc là đất nước có tổng sản lượng lúa mì như thế nào ? 

A.
Đứng đầu thế giới  
B.
Thứ 2
C.
Thứ 6  
D.
Thứ 4
Câu 31

Vùng Đông bắc Trung Quốc có sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là: 

A.
Lúa mì  
B.
Lúa gạo 
C.
Chăn nuôi  
D.
Bông
Câu 32

Nét độc đáo trong dân cư Trung quốc so với các nước đang phát triển khác thể hiện ở mặt nào sau đây ? 

A.
Kết cấu tuổi  
B.
Kết cấu giới tính 
C.
Tỷ lệ tăng dân số  
D.
Kết cấu dân tộc
Câu 33

Những nét đặc trưng của kinh tế Trung Quốc ở thập kỷ 60 là gì ? 

A.
Đạt hiệu quả cao 
B.
Tiếp xúc hạn chế với nước ngoài 
C.
Có thế cung cấp hầu hết các nhu cầu sản phẩm công nghiệp  
D.
Không thể thanh toán được hàng nhập khẩu
Câu 34

Sông ngòi Trung Quốc mang những đặc điểm nào sau đây ? 

A.
Nhiều sông lớn tầm cỡ thế giới 
B.
Sông vùng đông bắc thường đóng băng về mùa đông
C.
Tạo nên những đồng bằng phì nhiêu màu mỡ
D.
tất cả đều đúng
Câu 35

Tại sao Trung Quốc là nước sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới nhưng không được coi là cường quốc lương thực: 

A.
Vì năng suất đất đai của Trung quốc rất thấp 
B.
Vì trang thiết bị còn yếu kém
C.
Vì chủ yếu chỉ để tiêu thụ nội địa  
D.
Vì chất lượng lương thực còn kém
Câu 36

Con sông nào dưới đây hàng năm đem lại 1.600 triệu tấn phù sa, nhiều nhất trên thế giới? 

A.
Sông Mississpi  
B.
Sông Hoàng Hà ở Trung Quốc 
C.
Sông Vonga ở Nga 
D.
Sông Loire ở Pháp
Câu 37

Vì sao Trung Quốc không thể tiến hành khai phá miền tây để tạo ra sự phát triển như Hoa kỳ đã làm thế kỷ XIX? 

A.
Vì lợi ích thu được không bù nổi chi phí  
B.
Vì miền tây quá hiểm trở, khó khăn 
C.
Vì Trung quốc không đủ vốn đầu tư  
D.
Vì không đủ phương tiện kỹ thuật
Câu 38

Vì sao Trung Quốc có nền kinh tế khổng lồ, thị trường to lớn nhưng vẫn chưa được xếp vào hàng các nước kinh tế phát triển ? 

A.
Nhiều ngành có sản phẩm bình quân trên đầu người thấp  
B.
Thu nhập của nhân dân thấp 
C.
Chỉ tiêu văn hoá, giáo dục thấp 
D.
Cả 3 lý do trên
Câu 39

Trong sự cải cách kinh tế, Trung Quốc đã có chính sách hợp lý với phát triển nông thôn là:  

A.
Công nghiệp hoá công nghiệp, nông dân ra thành phố  
B.
Chú ý phát triển kinh tế nông thôn 
C.
Chính sách hương trấn chú ý phát triển công nghiệp tại nông thôn và thành phố 
D.
Chính sách hương trấn, ly nông không ly hương
Câu 40

Đặc điểm nổi bật của sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách là gì ? 

A.
Xây dựng khu kinh tế công nghiệp vào miền tây 
B.
Phát triển và phân bố công nghiệp về phía tây nam
C.
Xây dựng các đặc khu kinh tế ở vùng ven biển 
D.
Mở rộng phân bố công nghiệp trong cả nước
Câu 41

Món ẩm thực nổi tiếng của thành phố Trùng Khánh? 

A.
Vịt quay 
B.
Heo sữa
C.
Lẩu cay 
D.
Cả 3 món trên
Câu 42

Nhân vật thời Tam Quốc qua đời ở Trùng Khánh là? 

A.
Tào Tháo 
B.
Quan Vũ
C.
Lưu Bị 
D.
Tôn Quyền
Câu 43

Trùng Khánh nằm ở thượng du dòng sông nào? 

A.
Trường Giang 
B.
Hoàng Hà
C.
Hán Thủy 
D.
Mê Kông
Câu 44

Thành phố Trùng Khánh được tách ra từ tỉnh nào? 

A.
Vân Nam 
B.
Tứ Xuyên
C.
Hà Bắc 
D.
Hồ Bắc
Câu 45

Thành phố Trùng Khánh có dân số đông hơn...? 

A.
Thụy Sĩ 
B.
Bỉ
C.
Lào 
D.
Cả 3 nước trên
Câu 46

Thành phố Trùng Khánh đông dân nhất thế giới nằm ở đâu? 

A.
Trung Quốc
B.
Hàn Quốc
C.
Nhật Bản
D.
Việt Nam
Câu 47

Thành phố nào đông dân nhất thế giới? 

A.
Trùng Khánh 
B.
Thượng Hải
C.
Sao Paulo 
D.
Jakarta
Câu 48

Cầu vượt biển dài nhất thế giới nằm ở đất nước nào ?

A.
Nga
B.
Trung Quốc
C.
Anh
D.
Mỹ
Câu 49

Cầu dài nhất thế giới nằm ở quốc gia châu Á nào? 

A.
Trung Quốc 
B.
Ấn Độ
C.
Nhật Bản
D.
Mông Cổ
Câu 50

Nhà văn Lỗ Tấn quê ở tỉnh nào của Trung Quốc ?

A.
Giang Nam
B.
Chiết Giang
C.
Hồ Bắc
D.
Tứ Xuyên