THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI GDCD
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2604
Lĩnh vực: GDCD
Nhóm: Lớp 11 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1202

Ôn tập trắc nghiệm Nhà nước Xã hội chủ nghĩa GDCD Lớp 11 Phần 3

Câu 1

Quy phạm pháp luật được cấu thành bởi các Bộ phận nào? 

A.
chỉ gồm hai Bộ phận bắt buộc là “quy định” và “chế tài” 
B.
chỉ gồm hai Bộ phận bắt buộc là “giả định” và “chế tài”
C.
chỉ gồm hai Bộ phận bắt buộc là “giả định” và “quy định” 
D.
phải gồm ba Bộ phận là “giả định”, “quy định” và “chế tài”
Câu 2

Loại quy tắc xử sự nào sau đây là quy phạm pháp luật? 

A.
các chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. 
B.
những thói quen được hình thành từ lâu đời, được cộng đồng thừa nhận
C.
những quy tắc xử sự bắt buộc trong các tôn giáo 
D.
những quy tắc xử sự được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
Câu 3

Sự nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của công dân được hiểu như thế nào? 

A.
là được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm 
B.
là chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép
C.
là trong mọi xử sự của công dân đều chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 4

Pháp luật và pháp chế có mối quan hệ như thế nào? 

A.
pháp luật và pháp chế là hai phạm trù đồng nhất với nhau
B.
pháp luật là tiền đề của pháp chế còn pháp chế là phương tiện để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện
C.
pháp luật và pháp chế là hai phạm trù độc lập, không có quan hệ với nhau 
D.
tình trạng pháp chế không phụ thuộc vào pháp luật mà chỉ phụ thuộc vào ý thức pháp luật
Câu 5

Pháp luật có những chức năng gì? 

A.
chỉ có chức năng điều chỉnh 
B.
chỉ có chức năng giáo dục
C.
có cả chức năng điều chỉnh và chức năng giáo dục 
D.
chỉ có chức năng phản ánh
Câu 6

Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp cưỡng chế nhà nước? 

A.
phạt tiền do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại 
B.
phạt tiền do vi phạm quy định về an toàn giao thông
C.
phạt tiền do vi phạm quy định của Bộ luật hình sự 
D.
cả ba biện pháp trên đều là biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Câu 7

Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc điểm của quy phạm pháp luật? 

A.
là quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận 
B.
là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
C.
được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước 
D.
là quy tắc xử sự tồn tại từ lâu đời được cộng đồng xã hội thừa nhận
Câu 8

Có bao nhiêu kiểu pháp luật đã và đang tồn tại? 

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 9

Kiểu pháp luật phong kiến thể hiện ý chí của :

A.
Giai cấp địa chủ 
B.
Giai cấp thống trị
C.
Giai cấp phong kiến 
D.
Cả ba câu trên đều đúng
Câu 10

Kiểu pháp luật phong kiến thể hiện ý chí của:  

A.
Giai cấp địa chủ 
B.
Giai cấp thống trị
C.
Giai cấp phong kiến 
D.
Cả ba câu trên đều đúng
Câu 11

Nhà nước và pháp luật là hai yếu tố đều thuộc ?

A.
Cơ sở hạ tầng 
B.
Kiến trúc thượng tầng
C.
Quan hệ sản xuất thống trị 
D.
Cả ba câu trên đều sai
Câu 12

Văn bản luật là loại văn bản do: 

A.
Quốc Hội ban hành 
B.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định
C.
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành 
D.
Chính phủ ban hành
Câu 13

Văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí cao nhất là: 

A.
Hiến pháp   
B.
Luật hình sự
C.
Luật dân sự 
D.
Luật hiến pháp
Câu 14

Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành là: 

A.
Nghị định 
B.
Chỉ thị
C.
Nghị quyết 
D.
Thông tư
Câu 15

Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây là loại văn bản luật? 

A.
Bộ luật; 
B.
Hiến pháp
C.
Nghị quyết của Quốc hội 
D.
Tất cả đều đúng
Câu 16

Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây? 

A.
Luật giáo dục 
B.
Thông tư
C.
Nghị định 
D.
Nghị quyết
Câu 17

Quy phạm nào sau đây là quy phạm pháp luật: 

A.
Điều lệ của hội đồng hương 
B.
Nghị quyết của Đảng cộng sản
C.
Nghị quyết của Quốc hội 
D.
Điều lệ của Đảng cộng Sản
Câu 18

Quy phạm nào sau đây là quy phạm xã hội: 

A.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân 
B.
Quy chế của Bộ Giáo dục –Đào tạo
C.
Nghị quyết của Quốc Hội 
D.
Điều lệ của Đảng cộng sản
Câu 19

Đáp án nào sau đây thể hiện vai trò của pháp luật? 

A.
Là phương tiện để nhân dân phục vụ lợi ích cho riêng mình 
B.
Là phương tiện để Nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội
C.
Là công cụ để Nhà nước cưỡng chế đối với mọi người trong xã hội 
D.
Tất cả đều đúng
Câu 20

Những quy phạm xã hội tồn tại trong chế độ cộng sản nguyên thủy là: 

A.
Đạo đức 
B.
Tập quán
C.
Tín điều tôn giáo 
D.
Tất cả đều đúng
Câu 21

Tính cưỡng chế của pháp luật được thể hiện: 

A.
Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử phạt hành chính 
B.
Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng hình phạt
C.
Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kỷ luật 
D.
Những hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng biện pháp chế tài
Câu 22

Nguyên nhân ra đời của nhà nước và pháp luật là: 

A.
Hoàn toàn giống nhau 
B.
Hoàn toàn khác nhau
C.
Do nhu cầu chủ quan của xã hội 
D.
Do nhu cầu khách quan của xã hội
Câu 23

Việc thực hiện quyền lực trong nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có sự: 

A.
Phân chia quyền lực 
B.
Phân công, phân nhiệm và phối hợp trong việc thực hiện quyền lực nhà nước
C.
Ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được giao tách bạch cho 3 cơ quan Quốc hội, Chính phủ và Tòa án
D.
Tập trung quyền lực vào Quốc hội và Chính phủ
Câu 24

Trong bộ máy nhà nước Việt Nam thì: 

A.
Quốc hội có quyền ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật 
B.
Chính phủ là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
C.
Chính phủ là cơ quan chấp hành và điều hành 
D.
Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, đại diện cho nhân dân ở địa phương
Câu 25

Khi nghiên cứu về bộ máy nhà nước Việt Nam thì khẳng định nào sau đây là đúng? 

A.
Chính phủ có quyền giám sát toàn bộ hoạt động của nhà nước 
B.
Quốc hội là cơ quan nắm giữ và thực hiện cả ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp
C.
Hội đồng nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra 
D.
Ủy ban nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra
Câu 26

Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc nào? 

A.
Tập trung dân chủ; Pháp chế XHCN; Đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCS
B.
Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
C.
Đảm bảo sự tham gia đông đảo của nhân dân vào tổ chức và hoạt động của nhà nước. 
D.
Tất cả các phương án đều đúng
Câu 27

Quyền công tố trước toà là: 

A.
Quyền truy tố cá nhân, tổ chức ra trước pháp luật 
B.
Quyền khiếu nại tố cáo của nhân dân
C.
Quyền xác định tội phạm 
D.
Tất cả đều đúng
Câu 28

Cơ quan nhà nước nào sau đây có vai trò tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế. 

A.
Chính phủ 
B.
Cơ quan đại diện
C.
Toà án 
D.
Tất cả đều đúng
Câu 29

Một trong những bản chất của nhà nước là: 

A.
Nhà nước có chủ quyền quốc gia 
B.
Tính xã hội
C.
Đặt ra thuế và thu thuế dưới hình thức bắt buộc 
D.
Tất cả đều đúng
Câu 30

Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam được bầu bởi: 

A.
Mọi công dân Việt Nam 
B.
Công nhân Việt Nam 18 tuổi trở lên
C.
Công dân Việt Nam từ 21 trở lên 
D.
Công dân Việt Nam và người không có quốc tịch
Câu 31

Việt Nam có quan hệ ngoại giao với các khu vực: 

A.
Châu Á Thái Bình Dương – Châu Âu – Châu Mỹ 
B.
Châu Phi – Trung Đông
C.
Cả hai câu trên 
D.
Tất cả đều sai
Câu 32

Chính thể cộng hòa đại nghị còn được gọi là: 

A.
Chính thể cộng hòa nghị viện 
B.
Chính thể cộng hòa tổng thống
C.
Chính thể cộng hòa lưỡng tính 
D.
Chính thể quân chủ đại nghị
Câu 33

Quyền lực của Vua trong hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối luôn: 

A.
Bị hạn chế 
B.
Vô hạn
C.
Không có quyền hành 
D.
Tất cả đều sai
Câu 34

Hình thức chính thể quân chủ hạn chế còn có tên gọi khác là: 

A.
Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế 
B.
Hình thức chính thể quân chủ lập hiến
C.
Hình thức chính thể quân chủ đại nghị 
D.
Cả câu b và c đều đúng
Câu 35

Chế độ phản dân chủ là: 

A.
Nhà nước độc tài 
B.
Vi phạm các quyền tự do của nhân dân
C.
Vi phạm các quyền dân chủ của nhân dân 
D.
Tất cả đều đúng
Câu 36

Nhà nước nào dưới đây không thuộc kiểu nhà nước Xã hội chủ nghĩa? 

A.
Việt Nam 
B.
Campuchia
C.
Trung Quốc 
D.
Cu Ba
Câu 37

Nhà nước nào dưới đây là nhà nước đơn nhất? 

A.
Đức 
B.
Australia
C.
Singapo 
D.
Nauy
Câu 38

Nhà nước nào dưới đây là nhà nước liên bang? 

A.
Việt Nam 
B.
Trung Quốc
C.
Pháp 
D.
Ấn Độ
Câu 39

Bản chất giai cấp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất ở

A.
sự do nhân dân xây dựng nên.  
B.
sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
C.
sự phục vụ lợi ích của nhân dân.        
D.
sự thể hiện ý chí của nhân dân.
Câu 40

Nhà nước ta kế thừa và pháp huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện

A.
Tính giai cấp của Nhà nước.
B.
Tính nhân dân của Nhà nước.
C.
Tính dân tộc của Nhà nước. 
D.
Tính cộng đồng của Nhà nước.
Câu 41

Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A.
Anh G không vi phạm pháp luật.
B.
Anh C không tố giác tội phạm.
C.
H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường.
D.
Bác D tuyên truyền và vận động mọi người trong khu phố thực hiện tốt pháp luật.
Câu 42

Nội dung nào sau đây là chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

A.
Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
B.
Bảo đảm lợi ích của đảng viên.
C.
Bảo đảm lợi ích của tầng lớp trí thức.
D.
Bảo vệ lợi ích của người cầm quyền.
Câu 43

Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ?

A.
Xây dựng và bảo vệ nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân.
B.
Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có trách nhiemj tham gia xây dựng Nhà nước.
C.
Mọi công đân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước.
D.
Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước.
Câu 44

Trên đường đi Minh thấy một người đnag cắt trộm dây cáp điện, Minh bang khoăn không biết phải làm gì. Nếu là bạn của Minh, em sẽ khuyên Minh lựa chọn cách nào dưới đây cho phù hợp

A.
Làm ngơ coi như không hay biết. 
B.
Xông vào bắt.
C.
Tránh xa để khỏi nguy hiểm.   
D.
Báo cho công an hoặc ủy ban nhân dân.
Câu 45

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của

A.
Các cơ quan      
B.
Mọi công dân
C.
Nhà nước             
D.
Lực lượng vũ trang
Câu 46

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?

A.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
B.
Đảng Cộng sản Việt Nam.
C.
Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 
D.
Đoàn thanh niên Việt Nam.
Câu 47

Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện ở việc

A.
Nhà nước ta là Nhà nước của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
B.
Nhân dân tích cực lao động vì đất nước.
C.
Đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn.
D.
Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Câu 48

Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?

A.
Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân lập nên.
B.
Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí.
C.
Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật.
D.
Nhà nước ta thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
Câu 49

Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

A.
chấp hành chính sách của Đảng.
B.
quan tâm đến các vấn để kinh tế của đất nước.
C.
quan tâm đến các vấn để chính trị của đất nước.
D.
chấp hành đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Câu 50

Nhiệm vụ nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A.
Phát triển kinh tế tập thể. 
B.
Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
C.
Duy trì kinh tế nhà nước.    
D.
 Phát triển giáo dục công lập.