THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI GDCD
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2637
Lĩnh vực: GDCD
Nhóm: Lớp 11 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5117

Ôn tập trắc nghiệm Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa GDCD Lớp 11 Phần 2

Câu 1

Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nghĩa rộng là: 

A.
Là một cuộc cách mạng chính trị được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản.
B.
Là một cuộc cách mạng có nội dung chủ yếu về mặt kinh tế dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
C.
Là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng…. để xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
D.
Là cuộc cách mạng của giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và lật đổ chủ nghĩa tư bản.
Câu 2

Quy luật hình thành và phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam? 

A.
Chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào công nhân 
B.
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào công nhân
C.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước 
D.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu 3

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Đảng cộng sản là … chiến đấu, là bộ tham mưu của giai cấp công nhân, là biểu hiện tập trung lợi ích, nguyện vọng, phẩm chất, trí tuệ của giai cấp công nhân và của dân tộc? 

A.
Đội tiên phong 
B.
Lực lượng
C.
Cơ sở 
D.
Cơ quan chỉ huy
Câu 4

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin, với phong trào công nhân và ....  ở nước ta vào những năm cuối thập kỷ của thế kỷ XX? 

A.
Chủ nghĩa yêu nước 
B.
Phong trào yêu nước
C.
Truyền thống yêu nước 
D.
Truyền thống dân tộc
Câu 5

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Giai cấp công nhân là cơ sở....  của Đảng cộng sản, là nguồn bổ sung lực lượng của Đảng cộng sản? 

A.
Chính trị - xã hội 
B.
Giai cấp
C.
Xã hội - giai cấp 
D.
Chính trị
Câu 6

Liên bang CH XHCN Xô-viết ( Liên Xô) được thành lập năm nào? 

A.
1917 
B.
1918
C.
1922 
D.
1924
Câu 7

Nước cộng hoà dân chủ nhân dân đầu tiên ra đời ở châu Á là nước nào? 

A.
Việt Nam 
B.
Trung Quốc
C.
Triều Tiên 
D.
 Mông Cổ
Câu 8

Theo Lênin, quy luật hình thành và phát triển Đảng cộng sản của giai cấp công nhân là: 

A.
 Chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào công nhân 
B.
Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với Phong trào công nhân
C.
Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và Phong trào yêu nước 
D.
Cả a, b và c
Câu 9

Giai cấp công nhân là giai cấp triệt để cách mạng bởi vì: 

A.
Xoá bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội 
B.
Là giai cấp không có tư liệu sản xuất
C.
Là giai cấp cùng khổ nhất trong xã hội 
D.
 Là giai cấp thực hiện xoá bỏ mọi chế độ tư hữu
Câu 10

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do các yếu tố khách quan nào quy định? 

A.
Địa vị kinh tế - xã hội và đặc điểm chính trị - xã hội 
B.
Là con đẻ của nền đại công nghiệp
C.
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại 
D.
Cả a, b và c
Câu 11

Chọn từ thích hợp điền vào ô trống “đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một …. (1) cần phải sáng tạo ra, không phải là một …(2) mà hiện thực phải khuôn theo.  Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào…. (3) nó xoá bỏ trạng thái hiện nay” (C. Mác: Hệ tư tưởng Đức). 

A.
Lý tưởng (1), trạng thái (2), hiện thực (3) 
B.
Trạng thái (1), lý tưởng (2), hiện thực (3)
C.
Trạng thái (1), hiện thực (2), lý tưởng (3) 
D.
Hiện thực (1), lý tưởng (2), trạng thái (3)
Câu 12

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: 

A.
Xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người 
B.
Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu.
C.
Xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh 
D.
Cả a, b và c đều đúng
Câu 13

Xét trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa giai cấp công nhân là: 

A.
Giai cấp nghèo khổ nhất 
B.
Giai cấp không có tư liệu sản xuất, đi làm thuê cho nhà tư bản, bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư
C.
Giai cấp có số lượng đông trong dân cư 
D.
Cả a, b và c đều đúng
Câu 14

Xét về phương thức lao động, phương thức sản xuất, giai cấp công nhân mang thuộc tính cơ bản nào? 

A.
Có số lượng đông nhất trong dân cư. 
B.
 Là giai cấp tạo ra của cải vật chất làm giàu cho xã hội
C.
Là giai cấp trực tiếp vận hành máy móc có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại 
D.
Cả a, b và c
Câu 15

Tìm ý đúng cho luận điểm sau: “Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại, giai cấp công nhân: 

A.
Giảm về số lượng và nâng cao về chất lượng. 
B.
Tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng.
C.
Giảm về số lượng và có trình độ sản xuất ngày càng cao 
D.
Cả a, b và c.
Câu 16

“Thời kì phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” được Đảng ta nêu ra ở Đại hội nào? 

A.
Đại hội VI 
B.
Đại hội VII
C.
Đại hội VIII 
D.
Đại hội IX
Câu 17

Trong Văn kiện Đại hội IX, Đảng ta xác định phải tiếp thu và kế thừa những gì của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? 

A.
Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
B.
Tiếp thu, kế thừa mô hình quản lý kinh tế - xã hội và thành tựu khoa học công nghệ.
C.
 Tiếp thu, kế thừa những giá trị kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội và pháp luật trong chủ nghĩa tư bản. 
D.
Cả ba đều sai
Câu 18

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đảng ta nêu ra ở Đại hội nào? 

A.
Đại hội IV 
B.
Đại hội VI
C.
Đại hội VII 
D.
Đại hội VIII
Câu 19

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng có mấy đặc trưng? 

A.
5
B.
6
C.
7
D.
8
Câu 20

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở trên phạm vi cả nước ta bắt đầu từ khi nào? 

A.
1945 
B.
1954
C.
1975 
D.
1930
Câu 21

Sự thay đổi căn bản, toàn diện và triệt để một hình thái kinh tế – xã hội này bằng một hình thái kinh tế – xã hội khác là: 

A.
Đột biến xã hội. 
B.
 Cách mạng xã hội
C.
Cải cách xã hội 
D.
Tiến bộ xã hội
Câu 22

Chủ nghĩa xã hội nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo dưới góc độ nào? 

A.
Góc độ chính trị-xã hội. 
B.
Hình thái ý thức xã hội.
C.
Tâm lý-xã hội. 
D.
Cả a, b và c đều đúng
Câu 23

Hiện nay tôn giáo nào ở Việt Nam có số lượng tín đồ đông nhất? 

A.
Phật giáo 
B.
 Công giáo
C.
Tin lành 
D.
Hồi giáo
Câu 24

Hôn nhân tiến bộ dựa trên cơ sở nào? 

A.
Tình yêu 
B.
Tự nguyện
C.
Hôn nhân 1 vợ một chồng 
D.
Cả a, b và c đều đúng
Câu 25

Câu “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” là của ai? 

A.
Mác 
B.
Ph. Ăng ghen
C.
C. Mác và Ph. Ăng ghen 
D.
V. I. Lênin
Câu 26

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa bắt đầu và kết thúc khi nào? 

A.
Từ khi Đảng cộng sản ra đời và xây dựng xong chủ nghĩa xã hội.
B.
Bắt đầu từ thời kỳ quá độ cho đến khi xây dựng xong giai đoạn cao của xã hội cộng sản.
C.
Bắt đầu từ giai đoạn cao của xã hội cộng sản và kết thúc ở giai đoạn cao của xã hội cộng sản. 
D.
Cả ba đều không đúng.
Câu 27

Điền từ thiếu vào ô trống: “bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội kẻ thù chủ yếu của chúng ta là giai cấp …, những tập quán thói quen của giai cấp ấy” (V. I. Lênin ) 

A.
Phong kiến 
B.
Nông dân
C.
Tiểu tư sản 
D.
Tư sản
Câu 28

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua yếu tố nào của chủ nghĩa tư bản? 

A.
Bỏ qua nhà nước của giai cấp tư sản
B.
Bỏ qua cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
C.
Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư tưởng tư bản chủ nghĩa. 
D.
Bỏ qua chế độ áp bức bóc lột của giai cấp tư sản
Câu 29

Sự ra đời của nhà nước và pháp luật có mối liên hệ như thế nào? 

A.
nhà nước xuất hiện trước khi có sự xuất hiện của pháp luật 
B.
pháp luật tồn tại trước khi có nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội
C.
nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xuất hiện đồng thời và do cùng một nguyên nhân 
D.
tuỳ từng quốc gia mà nhà nước có trước hoặc pháp luật có trước.
Câu 30

Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp như thế nào? 

A.
chỉ bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước mới bảo đảm cho pháp luật được thực hiện.
B.
nhà nước bóc lột thò áp dụng biện pháp cưỡng chế còn nhà nước xã hội chủ nghĩa thì chỉ áp dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục, không áp dụng biện pháp cưỡng chế.
C.
phải kết hợp nhiều biện pháp: giáo dục, thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế bắt buộc 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 31

Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ như thế nào? 

A.
pháp luật là công cụ duy nhất của nhà nước để quản lý xã hội
B.
nhà nước ban hành pháp luật và sử dựng pháp luật để quản lý xã hội, đồng thời nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trên thực tế
C.
nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng có tính dọc lập, không có quan hệ với nhau 
D.
cả ba nhận định trên đều sai
Câu 32

Vai trò, giá trị xã hội của pháp luật được biểu hiện như thế nào? 

A.
pháp luật phải thể hiện ý chí bảo vệ lợi ích của tất cả các thành viên trong xã hội 
B.
pháp luật phải điều chỉnh được tất cả các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội
C.
pháp luật là đại lượng chung phổ biến, là đại lượng công bằng cho tất cả những người có địa vị khác nhau trong xã hội 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 33

Pháp luật có quan hệ như thế nào với cơ sở kinh tế? 

A.
cơ sở kinh tế là yếu tố quyết định sự ra đời và phát triển của pháp luật. 
B.
pháp luật chỉ phản ánh một cách thụ động cơ sở kinh tế
C.
sự tồn tại của pháp luật hoàn toàn không phụ thuộc gì vào cơ sở kinh tế 
D.
pháp luật là yếu tố có vai trò quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Câu 34

Pháp luật và đạo đức có điểm gì khác nhau? 

A.
pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội còn đạo đức thì không điều chỉnh quan hệ xã hội. 
B.
pháp luật mang tính bắt buộc chung còn đạo đức thì không mang tính bắt buộc chung.
C.
pháp luật là quy tắc xử sự của con người trong xã hội còn đạo đức không phải là quy tắc xử sự của con người trong xã hội. 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 35

Pháp luật và chính trị có điểm gì giống nhau? 

A.
đều là các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc được nhà nước thừa nhận 
B.
đều là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung
C.
đều là các quy tắc xử sự, điều chỉnh quan hệ giữa người với người trong xã hội. 
D.
đều được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước.
Câu 36

Kiểu pháp luật nào là kiểu pháp luật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử? 

A.
kiểu pháp luật cộng sản nguyên thuỷ 
B.
kiểu pháp luật chủ nô
C.
kiểu pháp luật phong kiến 
D.
kiểu pháp luật tư sản
Câu 37

Trong lịch sử đã xuất hiện những kiểu pháp luật gì? 

A.
pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản 
B.
pháp luật tư sản, pháp luật phong kiến
C.
pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến
D.
pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa
Câu 38

Đặc điểm nào sau đây không phải là thuộc tính của pháp luật? 

A.
tính quy phạm phổ biến 
B.
tính phù hợp với quy luật khách quan
C.
tính xác định chặt chẽ vè mặt hình thức 
D.
tính được đảm bảo bằng nhà nước.
Câu 39

Bản chất giai cấp của pháp luật được hiểu như thế nào? 

A.
pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị 
B.
pháp luật là khuôn mẫu, quy tắc xử sự đối với mọi công dân
C.
pháp luật phản ánh các quy luật khách quan của đời sống kinh tế, xã hội 
D.
cả ba cách hiểu trên đều sai
Câu 40

Pháp luật xuất hiện từ khi nào? 

A.
khi có sự xuất hiện loài người và có quan hệ giữa người với người trong xã hội 
B.
khi có quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá
C.
khi nhà nước ra đời thì pháp luật cũng xuất hiện 
D.
khi có sự xuất hiện đồng tiền
Câu 41

Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức ở cấp nào? 

A.
chỉ tổ chức ở cấp trung ương 
B.
chỉ tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh
C.
chỉ tổ chức ở cấp tỉnh và cấp huyện
D.
tổ chức ở ba cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
Câu 42

Toà án nhân dân được tổ chức ở cấp nào? 

A.
chỉ tổ chức ở cấp trung ương 
B.
chỉ tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh
C.
chỉ tổ chức ở cấp cấp tỉnh và cấp huyện 
D.
tổ chức ở ba cấp: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện.
Câu 43

Chủ thể nào sau đây là người đứng đầu cơ quan thực hành quyền công tố? 

A.
viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao 
B.
chánh án Toà án nhân dân tối cao
C.
thủ tướng Chính phủ 
D.
chủ tịch nước
Câu 44

Chủ thể nào sau đây là người đứng đầu cơ quan xét xử? 

A.
viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao 
B.
chủ tịch nước
C.
chủ tịch quốc hội 
D.
chánh án Toà án nhân dân tối cao
Câu 45

Chủ thể nào sau đây là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất? 

A.
chủ tịch nước 
B.
thủ tướng Chính phủ
C.
chủ tịch quốc hội 
D.
viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
Câu 46

Chủ thể nào sau đây là người đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? 

A.
chủ tịch quốc hội 
B.
chủ tịch nước
C.
thủ tướng Chính phủ 
D.
chánh án Toà án nhân dân tố́i cao
Câu 47

Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân có quan hệ như thế nào? 

A.
uỷ ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu 
B.
uỷ ban nhân dân trực thuộc hội đồng nhân dân
C.
uỷ ban nhân dân hoàn toàn độc lập với hội đồng nhân dân 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 48

Cơ quan xét xử cao nhất ở Việt Nam là cơ quan nào? 

A.
quốc hội 
B.
Chính phủ
C.
hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao 
D.
chánh án Toà án nhân dân tối cao
Câu 49

Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở Việt Nam là cơ quan nào? 

A.
Chính phủ 
B.
văn phòng Chính phủ
C.
uỷ ban nhân dân cấp tình 
D.
uỷ ban thường vụ quốc hội
Câu 50

Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở Việt Nam là cơ quan nào? 

A.
Chính phủ 
B.
quốc hội
C.
chủ tịch nước 
D.
chủ tịch quốc hội