THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Địa lý
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2746
Lĩnh vực: Địa lý
Nhóm: Lớp 11 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2110

Ôn tập trắc nghiệm Nhật Bản Địa Lý Lớp 11 Phần 3

Câu 1

Luật cấm béo phì áp dụng từ năm 2008 đề ra số đo vòng eo tiêu chuẩn cho người dân ở độ tuổi từ 40 đến 74 của đất nước nào ?

A.
Nhật Bản 
B.
Hàn Quốc
C.
 Trung Quốc
D.
Mỹ
Câu 2

Akashi Kaikyo là cầu treo dài nhất thế giới nằm ở quốc gia nào ?

A.
Trung Quốc
B.
Nhật Bản
C.
Hà Lan
D.
Ba Lan
Câu 3

Cầu Akashi Kaikyo - một trong những công trình tự hào của người Nhật giữ kỷ lục thế giới nào? 

A.
Cầu được xây dựng nhanh nhất thế giới 
B.
Cầu nhẹ nhất thế giới
C.
Cầu treo dài nhất thế giới
D.
tất cả đều sai
Câu 4

Theo em nguyên nhân chủ yếu nhất nào dưới đây làm cho giao thông vận tải biển có vị trí không thể thiếu được đối với Nhật Bản?

A.
Do lãnh thổ đất nước là quần đảo cách xa lục địa.
B.
Do nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu công nghiệp.
C.
Do nhu cầu liên hệ giữa các đảo trong nước.
D.
Do sự phát triển của ngoại thương yêu cầu.
Câu 5

Theo em nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất giúp ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là

A.
Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.
B.
Công nghiệp phát triển nên nhu cầu trao đổi hàng hóa quốc tế lớn.
C.
Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.
D.
Ngành đánh bắt hải sản phát triển.
Câu 6

Theo em sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản?

A.
Tàu biển.
B.
Ô tô.
C.
Rôbôt.
D.
Xe gắn máy.
Câu 7

Theo em điểm nào sau đây không đúng với ngành hải sản của Nhật Bản?

A.
Tôm, cua, cá thu, cá ngừ là các sản phẩm đánh bắt chính.
B.
Nghề nuôi trồng hải sản không được chú trọng phát triển.
C.
Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao.
D.
Ngư trường ngày nay bị thu hẹp so với trước đây.
Câu 8

Theo em phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu là do

A.
Nhật Bản chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có giá thành cao.
B.
Nhật Bản không phải nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
C.
Số lượng các mặt hàng xuất khẩu vượt trội so với số lượng các mặt hàng nhập khẩu.
D.
Sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có giá trị rất cao, thị trường xuất khẩu ổn định.
Câu 9

Theo em Nhật Bản đã rút ngắn được khoảng cách và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế chủ yếu là do

A.
Người lao động Nhật Bản đông đảo, cần cù, chịu khó.
B.
Không nhập công nghệ mới từ bên ngoài.
C.
Phát huy được tính tự lập, tự cường.
D.
Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật của nước ngoài.
Câu 10

Theo em sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì

A.
Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.
B.
Sản xuất thâm canh có chi phí cao.
C.
Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.
D.
Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.
Câu 11

Theo em diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do

A.
diện tích dành cho trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên.
B.
một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư.
C.
mức tiêu thụ gạo trên đầu người giảm và năng suất lúa ngày càng cao.
D.
Nhật Bản có xu hướng nhập khẩu gạo từ bên ngoài.
Câu 12

Theo em biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là

A.
sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
B.
hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.
C.
giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
D.
có tới 80% lao động hoạt động trong ngànhcông nghiệp.
Câu 13

Theo em đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục, ý thức đổi mới của người lao động

A.
là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển.
B.
đã tạo nên sự cách biệt của người Nhật với người dân các nước khác.
C.
là trở ngại khi Nhật Bản hợp tác lao động với các nước khác.
D.
có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Câu 14

Theo em vì sao đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản?

A.
Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương và cá là thực phẩm chính.
B.
Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.
C.
Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.
D.
Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.
Câu 15

Theo em tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

A.
Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.
B.
Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.
C.
Diện tích đất nông nghiệp quá ít.
D.
Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.
Câu 16

Theo em vì sao việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?

A.
Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.
B.
Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.
C.
Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.
D.
Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước.
Câu 17

Theo em bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản với các nước phát triển là

A.
Hoa Kì và EU.
B.
Hoa Kì và Anh.
C.
Hoa Kì và Đức.
D.
Hoa Kì và Pháp.
Câu 18

Theo em các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên “chuỗi đô thị” ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là

A.
Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Hachinôhê.
B.
Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Cô-bê, Tô-ya-ma.
C.
Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê.
D.
Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Nagaxaki, Cusirô.
Câu 19

Theo em điểm nào sau đây không đúng với ngành hải sản của Nhật Bản?

A.
Tôm, cua, cá thu, cá ngừ là các sản phẩm đánh bắt chính.
B.
Nghề nuôi trồng hải sản không được chú trọng phát triển.
C.
Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao.
D.
Ngư trường ngày nay bị thu hẹp so với trước đây.
Câu 20

Theo em dẫn chứng nào chứng minh cho nhận xét: “Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản”?

A.
Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ.
B.
 Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.
C.
Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP hiện chỉ chiếm khoảng 1%.
D.
 Lúa gạo là cây trồng chính, chiếm 50% diện tích canh tác.
Câu 21

Theo em tại sao phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản lại có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất?

A.
Do tập trung nhiều khoáng sản có giá trị cho sản xuất.
B.
Do có khí hậu lạnh, dễ dàng bảo quản sản phẩm sau chế biến.
C.
Rừng bao phủ phần lớn diện tích, diện tích lớn nhất, dân cư tập trung đông.
D.
Do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân.
Câu 22

Theo em ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân khiến các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn – su?

A.
Dân cư tập trung đông đúc.
B.
Có nhiều thành phố, đô thị lớn và lâu đời.
C.
Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình, khí hậu thuận lợi.
D.
Tài nguyên thiên nhiên giàu có.
Câu 23

Theo em hai ngành nào dưới đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật Bản?

A.
 Thương mại và giao thông.
B.
Thương mại và tài chính.
C.
Tài chính và du lịch.
D.
Du lịch và giao thông.
Câu 24

Theo em tại sao phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản lại có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất?

A.
Rừng bao phủ phần lớn diện tích, diện tích lớn nhất, dân cư tập trung đông.
B.
Do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân.
C.
Do tập trung nhiều khoáng sản có giá trị cho sản xuất.
D.
Do có khí hậu lạnh, dễ dàng bảo quản sản phẩm sau chế biến.
Câu 25

Theo em nhận định nào sau đây không đúng về kinh tế Nhật Bản?

A.
 Là quốc gia lớn nhập siêu lớn nhất thế giới.
B.
Đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI).
C.
Đứng đầu thế giới về viện trợ phát triển trí thức (ODA).
D.
Đứng đầu thế giới về sản xuất và sử dụng rôbôt.
Câu 26

Theo em hiện nay, kinh tế Nhật Bản đang phát triển như thế nào?

A.
Đứng đầu thế giới về kinh tế và tài chính.
B.
Đứng thứ 2 thế giới về kinh tế và tài chính.
C.
Đứng thứ 3 thế giới về kinh tế và tài chính.
D.
Đứng thứ 4 thế giới về kinh tế và tài chính.
Câu 27

Theo em chính sách “duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng” của Nhật Bản nghĩa là

A.
vừa phát triển các ngành then chốt, vừa phát triển các ngành phụ trợ.
B.
vừa đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, vừa duy trì phát triển nông nghiệp.
C.
vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
D.
vừa đầu tư phát triển kinh tế, vừa chú ý các vấn đề xã hội liên quan.
Câu 28

Theo em đảo nào ở Nhật Bản có số lượng trung tâm công nghiệp ít nhất?

A.
Hônsu.
B.
Hôcaiđô.
C.
Kiuxiu.
D.
Xicôcư.
Câu 29

Theo em nhận xét nào sau đây không phải là nguyên nhân làm nên giai đoạn “Thần kì Nhật Bản” của nền kinh tế?

A.
Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.
B.
Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
C.
Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
D.
Không chịu bất kì ảnh hưởng nào của thiên tai: động đất, sóng thần, bão, lũ,…
Câu 30

Theo em từ năm 1991 đến năm 2005 nguồn vốn ODA của Nhật Bản chiếm bao nhiêu phần trăm nguồn vốn ODA đầu tư vào Việt Nam?

A.
30%.
B.
40%.
C.
 50%.
D.
60%.
Câu 31

Theo em các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo nào?

A.
Kiu-xiu.
B.
Xi-cô-cư.
C.
Hôn-su.
D.
Hô-cai-đô.
Câu 32

Theo em nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng

A.
Hôn-su.
B.
Kiu-xiu.
C.
Xi-cô-cư.
D.
Hô-cai-đô.
Câu 33

Theo em đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là

A.
Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.
B.
 Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.
C.
Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
D.
Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.
Câu 34

Theo em nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

A.
Tự cung, tự cấp nhưng năng suất cao.
B.
Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
C.
Quy mô lớn với hướng chuyên môn hóa.
D.
Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Câu 35

Theo em nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

A.
Thiên tai khắc nghiệt: động đất, nủi lửa,…
B.
Biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.
C.
Chuyển sang trồng các loại cây khác.
D.
Phát triển nông nghiệp quảng canh.
Câu 36

Theo em cây trồng chính của Nhật Bản là

A.
Lúa mì.
B.
Chè.
C.
Lúa gạo.
D.
Thuốc lá.
Câu 37

Theo em các vật nuôi chính của Nhật Bản được nuôi theo hình thức chủ yếu nào?

A.
Du mục.
B.
Quảng canh.
C.
Hộ gia đình.
D.
Trang trại.
Câu 38

Theo em chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức nào dưới đây?

A.
Tự nhiên.
B.
Bán tự nhiên.
C.
Chuồng trại.
D.
Trang trại.
Câu 39

Theo em các trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng kinh tế Hôn-su?

A.
Ô-xa-ca, Cô-bê, Xa-pô-rô.
B.
Ô-xa-ca, Cô-bê, Mu-rô-ran.
C.
Ô-xa-ca, Cô-bê, Ki-ô-tô.
D.
Ô-xa-ca, Cô-bê, Na-ga-xa-ki.
Câu 40

Theo em vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là

A.
Hôn-su.  
B.
Kiu-xiu.
C.
Xi-cô-cư.    
D.
Hô-cai-đô.
Câu 41

Theo em nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng

A.
Hôn-su.   
B.
Kiu-xiu.
C.
Xi-cô-cư. 
D.
Hô-cai-đô.
Câu 42

Theo em đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là

A.
Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.
B.
Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.
C.
Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
D.
Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.
Câu 43

Theo em ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?

A.
Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.
B.
Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.
C.
Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
D.
Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.
Câu 44

Theo em đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì

A.
Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính.
B.
Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.
C.
Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.
D.
Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.
Câu 45

Theo em nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

A.
Tự cung, tự cấp.
B.
Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
C.
Quy mô lớn.
D.
Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Câu 46

Theo em vật nuôi chính của Nhật Bản là

A.
Trâu, cừu, ngựa.  
B.
Bò, dê, lợn.
C.
Trâu, bò, lợn.  
D.
Bò, lợn, gà.
Câu 47

Theo em ý nào sau đây không đúng với sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản?

A.
Là cây trồng chính của nông nghiệp Nhật Bản.
B.
Chiếm 50% diện tích đất canh tác.
C.
Một số diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các cây khác.
D.
Sản lượng lúa đứng hàng đầu thế giới.
Câu 48

Theo em diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do

A.
Diện tích dành cho trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên.
B.
Một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư.
C.
Mức tiêu thụ gạo trên đầu người giảm và năng suất lúa ngày càng cao.
D.
Nhật Bản có xu hướng nhập khẩu gạo từ bên ngoài.
Câu 49

Theo em cây trồng chính của Nhật Bản là

A.
Lúa mì.  
B.
Chè.
C.
Lúa gạo.    
D.
Thuốc lá.
Câu 50

Theo em sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì

A.
Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.
B.
Sản xuất thâm canh có chi phí cao.
C.
Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.
D.
Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.