THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI GDCD
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề: #297
Lĩnh vực: GDCD
Nhóm: Bài tập, kiểm tra, thi học kỳ
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 1570
Đề thi HK2 môn GDCD 12 năm 2021
Câu 1
Chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội thể hiện sự quan tâm của nước ta đối với lĩnh vực nào sau đây?
A.
Xã hội.
B.
Quốc phòng, an ninh
C.
Văn hóa.
D.
Kinh tế.
Câu 2
Quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận tại điều 71 Hiến pháp 1992 là quyền nào?
A.
Quyền tự do cơ bản nhất
B.
Quyền tự do cần thiết nhất
C.
Quyền tự do nhất
D.
Quyền tự do quan trọng nhất
Câu 3
Quyền tự do về thân thể và tinh thần thực chất là quyền gì?
A.
Quyền được pháp luật bảo hộ sức khỏe và tính mạng
B.
Quyền được pháp luật bảo hộ nhân phẩm và danh dự
C.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
D.
Quyền được sống và được làm người với tư cách là thành viẽn của xã hội
Câu 4
“Trên cơ sở qui định của PL, quyền của công dân được tôn trọng và bảo vệ, từ đó công dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện để tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.” là một nội dung thuộc nội dung nào?
A.
Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
B.
Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
C.
Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D.
Nội dung về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 5
“Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.” thuộc nội dung nào?
A.
Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
B.
Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
C.
Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
D.
Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
Câu 6
Người nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại?
A.
Cơ quan nhà nước.
B.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
C.
Cơ quan có thẩm quyền.
D.
Chỉ có công dân.
Câu 7
“Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ.” là thuộc nội dung nào?
A.
Khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
B.
Nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
C.
Ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
D.
Bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
Câu 8
Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của nội dung nào?
A.
Bộ luật Hình sự
B.
Luật Dân sự
C.
Luật Hành chính
D.
Luật Môi trường
Câu 9
“Qui định PL về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nhằm bảo đảm cho công dân – con người có một cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ , văn minh.” là thuộc nội dung nào?
A.
Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
B.
Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
C.
Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
D.
Nội dungvề quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 10
Khi nào cần tạm giữ người theo thủ tục hành chính?
A.
Khi cơ quan nhà nước cần thu thập ,xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ
B.
Khi cần ngăn chặn những hành vi gây rối trật tự công cộng
C.
Khi người đó gây thương tích cho người khác
D.
Cả 3 đều đúng
Câu 11
Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi nam thanh niên gọi nhập ngũ trong thời bình là gì?
A.
Từ đủ 17 tuổi đến 25 tuổi
B.
Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi
C.
Từ 17 tuổi đến 27 tuổi
D.
Từ 18 tuổi đến 27 tuổi
Câu 12
Người nào có quyền tố cáo?
A.
Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức
B.
Những cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền
C.
Mọi công dân
D.
Những cán bộ công chức nhà nước.
Câu 13
Quyền sáng tạo của công dân được pháp luật quy định là quyền gì?
A.
Quyền được tự do thông tin.
B.
Quyền sở hữu công nghiệp.
C.
Quyền tự do kinh doanh.
D.
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Câu 14
“Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái PL sẽ bị xử lý nghiêm minh.” thuộc một nội dung nào?
A.
Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
B.
Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
C.
Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
D.
Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
Câu 15
Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật tác động đến lĩnh vực nào sau đây?
A.
Môi trường
B.
Văn hóa
C.
Kinh tế
D.
Quốc phòng, an ninh
Câu 16
“Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền mới được khám xét chỗ ở của một người.” là thuộc nội dung nào?
A.
Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
B.
Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
C.
Nội dung về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
D.
Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 17
“Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền tự do thân thể và phẩm giá con người.” là thuộc nội dung nào?
A.
Bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
B.
Nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
C.
Ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
D.
Khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
Câu 18
“Pháp luật qui định rõ các trường hợp và cơ quan thẩm quyền bắt, giam, giữ người.” là thuộc nội dung nào?
A.
Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
B.
Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
C.
Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
D.
Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
Câu 19
Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện qua nội dung nào?
A.
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
B.
Trong lĩnh vực văn hóa
C.
Chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế
D.
Chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Câu 20
Trong lĩnh vực văn hóa, pháp luật có vai trò gì?
A.
Góp phần hội nhập với nền văn hóa thế giới
B.
Duy trì đời sống văn hóa của mỗi dân tộc
C.
Tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam
D.
Giữ gìn nền văn hóa dân tộc
Câu 21
“Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo trình tự thủ tục do PL qui định.” là thuộc nội dung nào?
A.
Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
B.
Nội dung về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
C.
Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
D.
Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 22
“PL qui định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm ngăn chặn mọi hành vi tuỳ tiện bắt giữ người trái với qui định của PL.” là thuộc nội dung nào?
A.
Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
B.
Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
C.
Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
D.
Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
Câu 23
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là gì?
A.
Trong mọi trường hợp không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó.
B.
Công an có quyền khám xét khi có dấu hiệu nghi vấn ở đó có phương tiện,công cụ thực hiện tội phạm.
C.
Chỉ được khám xét chỗ ở khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
D.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó,trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Câu 24
“Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.” là thuộc nội dung nào?
A.
Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
B.
Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
C.
Nội dungvề quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
D.
Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 25
Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào đâu?
A.
Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh
B.
Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp
C.
Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp
D.
Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp
Câu 26
“Việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm PL.” thuộc nội dung nào?
A.
Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
B.
Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
C.
Nội dung về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
D.
Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 27
“Tính mạng và sức khoẻ của con người được bảo đảm an toàn, không ai có quyền xâm phạm tới.” thuộc nội dung nào?
A.
Ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
B.
Nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
C.
Khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
D.
Bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
Câu 28
“Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.” là thuộc nội dung nào?
A.
Khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
B.
Nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
C.
Bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
D.
Ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
Câu 29
Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự thì người giải quyết tố cáo là ai?
A.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo.
B.
Cơ quan tố tụng (điều tra, kiểm sát, tòa án).
C.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo.
D.
Tất cả các phương án trên.
Câu 30
Mục đích của tố cáo là gì?
A.
Phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật
B.
Khôi phục quyền và lợi ích của công dân
C.
Xâm hại đến quyền tự do công dân
D.
Khôi phục danh dự
Câu 31
Lực lượng nào giữ vai trò nồng cốt trong việc giữ vững quốc phòng, an ninh?
A.
Quân đội nhân dân và công an nhân dân
B.
Công an nhân dân và dân quân tự vệ
C.
Quân đội nhân dân và cảnh sát
D.
Cảnh sát và bộ đội
Câu 32
Nói đến vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước là nói đến sự tác động của pháp luật đối với ..................
A.
Các lĩnh vực của đời sống xã hội
B.
Lĩnh vực bảo vệ môi trường
C.
Việc xây dựng và bảo vệ đất nước
D.
Phát triển kinh tế đất nước
Câu 33
Quyền được quy định tại điều 57 Hiến pháp 1992 là quyền gì?
A.
Tự do kinh doanh
B.
Học tập
C.
Phát triển
D.
Sáng tạo
Câu 34
Pháp luật phát triển các lĩnh vực xã hội bao gồm các quy định về nội dung nào?
A.
Dân số và giải quyết việc làm
B.
Phòng, chống tệ nạn xã hội
C.
Xóa đói giảm nghèo và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
D.
Cả A,B,C đều đúng
Câu 35
“Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.” thuộc nội dung nào?
A.
Khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
B.
Ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
C.
Nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
D.
Bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
Câu 36
Các quyền tự do cơ bản của công dân được quy định tại hiến pháp năm nào?
A.
1993
B.
1990
C.
1992
D.
1991
Câu 37
“Trên cơ sở PL, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cá nhân, coi đó là quyền bảo vệ con người – quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” là thuộc nội dung nào?
A.
Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
B.
Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
C.
Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
D.
Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
Câu 38
“Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm xuất phát từ mục đích vì con ngưòi, đề cao nhân tố con người.” là thuộc nội dung nào?
A.
Bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
B.
Nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
C.
Ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
D.
Khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
Câu 39
Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là………………và Công an nhân dân.
A.
Bộ đội
B.
Quân đội nhân dân
C.
Dân quân tự vệ
D.
Cảnh sát
Câu 40
Người nào có quyền khiếu nại?
A.
Những cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền
B.
Mọi cá nhân, tổ chức
C.
Những cán bộ công chức nhà nước.
D.
Mọi công dân.