THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Địa lý
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #3177
Lĩnh vực: Địa lý
Nhóm: Lớp 10 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3192

Ôn tập trắc nghiệm Địa lí ngành trồng trọt Địa Lý Lớp 10 Phần 3

Câu 1

Cà phê được trồng nhiều ở các quốc gia nào sau đây?

A.
Liên bang Nga, Anh, Pháp.
B.
Ai Cập, Ả rập Saudi, Ấn Độ.
C.
Braxin, Việt Nam, Thái Lan.
D.
Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia.
Câu 2

Tỉnh nào sau đây diện tích trồng chè lớn nhất nước ta?

A.
Thái Nguyên.
B.
Tuyên Quang.
C.
Lạng Sơn.
D.
Lâm Đồng.
Câu 3

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ của nước ta có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước do thuộc vùng khí hậu nào sau đây?

A.
Ôn đới.
B.
Cận nhiệt.
C.
Nhiệt đới.
D.
Cận xích đạo.
Câu 4

Cây công nghiệp thường được trồng tập trung do nguyên nhân nào sau đây?

A.
Tập quán sản xuất lâu đời.
B.
Gắn với sự phân bố dân cư và sự gia tăng dân số thế giới.
C.
Biên độ sinh thái rộng, dễ chăm sóc, thích nghi với nhiều kiểu khí hậu, dễ sử dụng và chế biến.
D.
Biên độ sinh thái hẹp, ưa khí hậu nóng ẩm, cần nhiều công chăm sóc, cần lao động có kinh nghiệm kĩ thuật, đất đai màu mỡ; gắn liền với công nghiệp chế biến.
Câu 5

Ở nhiều nước trên thế giới, cây công nghiệp được chú trọng phát triển không phải do

A.
cung cấp lâm sản, động thực vật quý hiếm, các dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ của con người.
B.
các sản phẩm cây công nghiệp là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước đang phát triển thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt.
C.
phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường.
D.
cây công nghiệp cho sản phẩm dùng để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
Câu 6

Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng lúa gạo sản xuất và xuất khẩu của thế giới phân theo các quốc gia năm 2010?

A.
Đây là các quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo chủ yếu, hầu hết thuộc khu vực châu Á gió mùa.
B.
Trung Quốc và Ẩn Độ có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới nhưng lượng xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới là Thái Lan và Việt Nam.
C.
Sản lượng gạo xuất khẩu của thế giới, của mỗi quốc gia chiếm tỉ lệ lớn so với sản lượng lúa gạo sản xuất.
D.
Hoa Kì có sản lượng lúa gạo sản xuất nhỏ nhưng lại có sản lượng lúa gạo xuất khẩu khá lớn.
Câu 7

Để thể hiện cơ cấu sản lượng lúa gạo sản xuất và xuất khẩu của thế giới phân theo các quốc gia năm 2010, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A.
Tròn.
B.
Miền.
C.
Đường.
D.
Cột ghép.
Câu 8

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước năm 2002?

A.
Nước có sản lượng cao là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, nước có dân số đông là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì.
B.
Nước có bình quân lương thực cao nhất là Hoa Kì, Pháp (gấp 3,5 lần bình quân lương thực toàn thế giới).
C.
Trung Quốc và Ấn Độ có sản lượng lương thực cao nhưng bình quân lương thực thấp do dân số đông.
D.
Việt Nam có bình quân lương thực cao do Việt Nam thực hiện kế hoạch hóa gia đình và thực hiện chính sách đổi mới trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 9

Cho bảng số liệu: Sản lượng lương thực và dân số của một số nước trên thế giới, năm 2002.

Để thể hiện sản lượng lương thực và dân số của một số nước trên thế giới năm theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A.
Tròn.
B.
Miền.
C.
Cột ghép.
D.
Đường.
Câu 10

Cho biểu đồ:

Lương thực của thế giới thời kì 1950 – 2003

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A.
Năng suất lương thực của thế giới, thời kì 1950 - 2003.
B.
Diện tích lương thực của thế giới, thời kì 1950 - 2003.
C.
Sản lượng lương thực của thế giới, thời kì 1950 - 2003.
D.
Giá trị sản xuất lương thực của thế giới, thời kì 1950 – 2003.
Câu 11

Cho bảng số liệu:

Sản xuất lương thực thế giới thời kì 1980 – 2003

(Đơn vị: triệu tấn)

Để thể hiện quy mô và cơ cấu lương thực thế giới năm 1980, 1990, 2003 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A.
Đường.
B.
Tròn.
C.
Miền.
D.
Cột chồng.
Câu 12

Cây lương thực phân bố rộng không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B.
Gắn liền với sự phân bố dân cư.
C.
Gắn liền với sự phân bố dân cư và sự gia tăng dân số.
D.
Biên độ sinh thái rộng, dễ chăm sóc, thích nghi với nhiều kiểu khí hậu.
Câu 13

Đại mạch, mạch đen, yến mạch, khoai tây được trồng nhiều ở vùng khí hậu nào sau đây?

A.
Ôn đới.
B.
Cận nhiệt.
C.
Nhiệt đới.
D.
Cận xích đạo.
Câu 14

Sản lượng lương thực bình quân đầu người được xác định bằng

A.
sản lượng lương thực/dân số.
B.
sản lượng lương thực/diện tích.
C.
năng suất . diện tích.
D.
sản lượng lương thực/năng suất.
Câu 15

Quốc gia nào sau đây cung cấp khoảng 2/5 sản lượng ngô toàn thế giới?

A.
Hoa Kì.
B.
Trung Quốc.
C.
Braxin.
D.
Mêhicô.
Câu 16

Quốc gia nào sau đây đứng đầu thế giới vê sản lượng lúa mì?

A.
Pháp.
B.
Hoa Kì.
C.
Canada.
D.
Trung Quốc.
Câu 17

Hai quốc gia xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới là

A.
Liên bang Nga, Pháp.
B.
Hoa Kì, Canada.
C.
Ấn Độ, Ôxtrâylia.
D.
Trung Quốc, Ấn Độ.
Câu 18

Cây lương thực xuất khẩu lớn nhất thế giới là

A.
ngô.
B.
lúa mì.
C.
 lúa gạo.
D.
khoai lang.
Câu 19

Cây lúa mì có đặc điểm sinh thái nào sau đây?

A.
Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất bazan và đất đá vôi.
B.
Ưa nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa đều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.
C.
Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.
D.
Ưa khí hậu ấm, khô, đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp, đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón.
Câu 20

Lượng lúa gạo sản xuất ra ở khu vực châu Á lớn nhưng lượng xuất khẩu chiếm tỉ trọng rất nhỏ do nguyên nhân nào sau đây?

A.
Thị trường xuất khẩu lúa gạo hạn chế.
B.
Dân đông với tập quán lâu đời dùng lúa gạo.
C.
Chính sách của Nhà nước hạn chế xuất khẩu lúa gạo.
D.
Lúa gạo xuất khẩu mang về nguồn thu ngoại tệ thấp.
Câu 21

Cây lúa gạo có đặc điểm sinh thái nào sau đây?

A.
Ưa nhiệt, ẩm, không chịu được gió, bão, thích hợp với đất bazan.
B.
Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa, cần nhiều phân bón.
C.
Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.
D.
Ưa khí hậu ấm, khô, đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp, đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón.
Câu 22

9/10 sản lượng lúa gạo của thế giới tập trung ở vùng nào sau đây?

A.
Châu Á.
B.
Châu Phi.
C.
Châu Âu.
D.
Châu Đại Đương.
Câu 23

Cây lương thực nào sau đây có sản lượng lớn nhất thế giới hiện nay?

A.
Ngô.
B.
Sắn.
C.
Lúa gạo.
D.
Lúa mì.
Câu 24

Cây lương thực không có vai trò nào sau đây?

A.
Nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
B.
Góp phần giải quyết vấn đề việc làm.
C.
Cung cấp lương thực dưới dạng tinh bột, dinh dưỡng cho người và gia súc.
D.
Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
Câu 25

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Để thể hiện bình quân lương thực theo đầu người của một số nước trên thế giới năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là

A.
Biểu đồ cột.
B.
Biểu đồ tròn.
C.
Biểu đồ miền.
D.
Biểu đồ kết hợp ( cột, đường ).
Câu 26

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Nhận xét nào đúng từ bảng số liệu trên ?

A.
Các nước phát triển có bình quân lương thực theo đầu người cao.
B.
Các nước đang phát triển có bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn mức bình quân của thế giới.
C.
Việt Nam có mức bình quân lương thực theo đầu người tương đương với Hoa Kì.
D.
Nước có số dân đông thì bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn mức chung của toàn thế giới.
Câu 27

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Tỉ trọng sản lượng lương thực và số dân của nước ta so với thế giới năm 2014 lần lượt là

A.
1,8% và 2,1%.
B.
8,1% và 2,1%.
C.
1,8% và 1,2%.
D.
8,1% và 1,2%.
Câu 28

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Bình quân lương thực theo đầu người của Ấn Độ còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do

A.
Sản lượng lương thực thấp.
B.
Số dân quá đông.
C.
 Ít sử dụng lương thực.
D.
Không có nhiều quỹ đất để sản xuất lương thực.
Câu 29

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Sản lượng lương thực của Trung Quốc cao nhất thế giới, nguyên nhân chủ yếu là do

A.
Số dân đông nhất thế giới.
B.
Quỹ đất nông nghiệp lớn nhất thế giới.
C.
Năng suất trồng cây lương thực cao nhất thế giới.
D.
Các thành tựu trong cải cách nông nghiệp.
Câu 30

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Các nước có bình quân lương thực theo đầu người năm 2014 cao hơn mức bình quân chung của thế giới là

A.
Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp.
B.
Hoa Kì, Pháp, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
C.
Trung Quốc, Hoa Kì, Pháp, Việt Nam.
D.
Trung Quốc, Hoa Kì, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
Câu 31

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Các nước có bình quân lương thực theo đầu người năm 2014 thấp hơn mức bình quân chung của thế giới là

A.
Trung Quốc và Ấn Độ.
B.
Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a.
C.
Hoa Kì và Pháp.
D.
Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.
Câu 32

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Bình quân lương thực theo đầu người của thế giới năm 2014 là

A.
408,6 kg/người.
B.
227,0 kg/người.
C.
553,5kg/người.
D.
369,4kg/người.
Câu 33

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Để thể hiện cơ cấu sản lượng thực và cơ cấu số dân của thế giới phân theo nước năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là

A.
Biểu đồ cột.
B.
Biểu đồ tròn.
C.
Biểu đồ miền.
D.
Biểu đồ kết hợp ( cột, đường ).
Câu 34

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Để thể hiện bình quân lương thực theo đầu người của một số nước trên thế giới năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là

A.
Biểu đồ cột.
B.
Biểu đồ tròn.
C.
Biểu đồ miền.
D.
Biểu đồ kết hợp ( cột, đường ).
Câu 35

Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG PHÂN THEO LOẠI RỪNG Ở NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn ha)

Cơ cấu diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo các loại rừng : sản xuất, phòng hộ, đặc dụng ở nước ta năm 2013 lần lượt là

A.
93,3% , 6,2% , 0,5%.
B.
87,6% , 5,7% , 6,7% .
C.
75,5% , 22,8% , 1,7%.
D.
80,4% , 18,4% , 1,2%.
Câu 36

Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG PHÂN THEO LOẠI RỪNG Ở NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn ha)

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên ?

A.
Diện tích rừng phòng hộ trồng mới không thay đổi qua các năm.
B.
Rừng trồng mới chủ yếu là rừng sản xuất.
C.
Rừng đặc dụng được trồng mới là nhiều nhất.
D.
Tổng diện tích rừng trồng mới tăng gống nhau qua các năm.
Câu 37

Cây đậu tương thích hợp trồng trọt ở nơi

A.
Có khí hậu khô, đất giâu dinh dưỡng.
B.
Khí hậu có sự phân hóa, mưa rải đều quanh năm.
C.
Có khí hậu ẩm, khô, đất badan.
D.
Có độ ẩm cao, đất tơi xốp, thoát nước.
Câu 38

Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua là đặc điểm sinh thái của cây nào sau đây ?

A.
Cây cà phê.
B.
Cây đậu tương.
C.
Cây chè.
D.
Cây cao su.
Câu 39

Vùng phân bố của cây bông là ở

A.
Miền ôn đới lục địa.
B.
Miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.
C.
Khu vực bán hoang mạc nhiệt đới.
D.
Miền thảo nguyên ôn đới.
Câu 40

Mía là cây lấy đường trồng ở vùng ?

A.
Ôn đới.
B.
Cận nhiệt đới.
C.
Bán hoang mạc nhiệt đới.
D.
Nhiệt đới ẩm.
Câu 41

Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây mía ?

A.
Cần nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa.
B.
Thích hợp khí hậu lạnh, đất phù sa, bón phân đầy đủ.
C.
Thích hợp khí hậu ôn đới, cận nhiệt, đất đen giâu dinh dưỡng.
D.
Đòi hỏi khí hậu ôn hòa, lượng mưa nhiều.
Câu 42

Những cây hoa màu nào sau đây được trồng ở miền ôn đới ?

A.
Khoai tây, đại mạch, yến mạch.
B.
Khoai tây, cao lương, kê.
C.
Mạch đen, sắn, kê.
D.
Khoai lang, yến mạch, cao lương.
Câu 43

Đặc điểm sinh thái đặc biệt của cây ngô so với các cây lương thực khác là

A.
Chỉ trồng được ở đới nóng, đất đai màu mỡ.
B.
Chỉ trồng ở miền khí hậu lạnh, khô.
C.
Chỉ trồng được ở chân ruộng ngập nước.
D.
Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.
Câu 44

Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây lúa mì

A.
Khí hậu nóng, khô, đất nghèo dinh dưỡng.
B.
Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.
C.
Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.
D.
Khí hậu lạnh, khô, đất thoát nước.
Câu 45

Cây lúa gạo chủ yếu phân bố ở

A.
Vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.
B.
Vùng thảo nguyên ôn đới, cận nhiệt.
C.
Vùng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới nóng.
D.
Vùng đồng cỏ, nửa hoang mạc nhiệt đới.
Câu 46

Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực ?

A.
Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.
B.
Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi.
C.
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.
D.
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.
Câu 47

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến ngành nông nghiệp ở các nước đông dân như Ấn Độ, Trung Quốc có vai trò chiến lược hàng đầu là do:

A.
Chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp.
B.
Giá trị xuất khẩu thu ngoại tệ lớn.
C.
Đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
D.
Giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Câu 48

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến bình quân lương thực theo đầu người của Ấn Độ thấp là do:

A.
Sản lượng lương thực ở Ấn Độ thấp.
B.
Ấn Độ là một cường quốc dân số.
C.
Năng suất lương thực ở Ấn Độ không cao.
D.
Ấn Độ không chú trọng đến ngành nông nghiệp.
Câu 49

Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến sản lượng lương thực của Trung Quốc cao nhất thế giới?

A.
Số dân hoạt động trong ngành nông nghiệp đông nhất thế giới.
B.
Quỹ đất dành cho sản xuất lương thực lớn nhất thế giới.
C.
Năng suất các loại cây lương thực (ngô, gạo, lúa mì) cao nhất thế giới.
D.
Điều kiện tự nhiên và áp dụng thành tựu trong cải cách nông nghiệp.
Câu 50

Tại sao lượng lương thực xuất khẩu hằng năm trên thế giới chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng sản lượng lương thực?

A.
Nhu cầu tiêu thụ không cao.
B.
Giá thành sản xuất chưa phù hợp.
C.
Các nước sản xuất lớn thường có dân số đông.
D.
Chất lượng sản phẩm chưa cao.