THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Địa lý
Số câu hỏi: 31
Thời gian làm bài: 55 phút
Mã đề: #3311
Lĩnh vực: Địa lý
Nhóm: Lớp 10 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 899

Ôn tập trắc nghiệm Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành GTVT Địa Lý Lớp 10 Phần 3

Câu 1

Giao thông vận tải không có vai trò nào sau đây?

A.
Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
B.
Thực hiện các mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương.
C.
Cung cấp vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất.
D.
Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế - văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng.
Câu 2

Đường hàng không có khối lượng hàng hóa luân chuyển nhỏ nhất vì

A.
Cự li vận chuyển nhỏ nhất.
B.
Khối lượng vận chuyển rất nhỏ.
C.
Sự phát triển còn hạn chế.
D.
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua hàng không chưa phát triển.
Câu 3

Ngành giao thông vận tải có cự li vận chuyển lớn nhất là

A.
Đường bộ. 
B.
Đường hàng không.
C.
Đường sông.   
D.
Đường biển.
Câu 4

Ngành giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất là

A.
Đường bộ.    
B.
Đường sắt.
C.
Đường sông.  
D.
Đường biển.
Câu 5

Trên các tuyến đường biển quốc tế, sản phẩm được chuyên chở nhiều nhất là

A.
Sản phẩm công nghiệp nặng.
B.
Các loại nông sản.
C.
Dầu thô và sản phẩm của dầu mỏ.
D.
Các loại hàng tiêu dùng.
Câu 6

Ba nước phát triển mạnh giao thông đường sông, hồ là

A.
Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-da.
B.
Anh, Pháp, Đức.
C.
LB Nga, Trung Quốc, Việt Nam.
D.
Hoa Kì, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Câu 7

Giao thông đường thủy nói chung có ưu điểm là:

A.
Cước phí vận tải rẻ, thích hợp với chở hàng nặng, cồng kềnh.
B.
Tiện lượi, thích nghi với mọi điều kiện địa hình.
C.
Vận chuyển được hàng nặng trên đường xa, với tốc độ nhanh, ỏn định.
D.
Có hiệu quả với cự li vận chuyển ngắn và chung bình.
Câu 8

Nước có hệ thống đường ống dài và dày đặc nhất thế giới.

A.
I- rắc.     
B.
A- rập Xê-út.
C.
I-ran.     
D.
Hoa Kì.
Câu 9

Vận tải đường ống là loại hình vận tải trẻ, các tuyến đường ống trên thế giới được xây dựng trong thế kỉ

A.
XIX.   
B.
XXI.   
C.
XX.   
D.
XVI.
Câu 10

Hạn chế lớn nhất của sự bùng nổ trong việc sử dụng phường tiện ô tô là

A.
Tắc nghẽn giao thông.
B.
Gây ra vấn đề nghiêm trọng về môi trường.
C.
Gây thủng tần ôdôn.
D.
Chi phí cho sửa chữa đường hằng năm rất lớn.
Câu 11

Nhân tố nào dưới đây có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển, cũng như sự phân bố ngành giao thông vận tải?

A.
Vị trí địa lí và điều kiện địa hình.
B.
Sự phân bố các điểm dân cư.
C.
Điều kiện khí hậu, thuỷ văn.
D.
Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế.
Câu 12

Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, cần chú ý tới các nhân tố nào dưới đây?

A.
Nguồn vốn đầu tư.
B.
Điều kiện tự nhiên.
C.
Điều kiện kĩ thuật.
D.
Dân cư, lao động.
Câu 13

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi thì cơ sở hạ tầng nào dưới đây phải được ưu tiên hàng đầu?

A.
Xây dựng mạnh mạng lưới y tế, giáo dục.
B.
Cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm.
C.
Phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải.
D.
Mở rộng diện tích trồng rừng, cây công nghiệp.
Câu 14

Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng

A.
Mở rộng.
B.
Ngày càng cạn kiệt.
C.
Ổn định không thay đổi.
D.
Thu hẹp.
Câu 15

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải thể hiện ở

1. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải

2. Công tác thiết kế và khai thác công trình vận tải

3. Hoạt động của các phương tiện vận tải

4. Không ảnh hưởng đến sự có mặt và vai trò của các loại hình giao thông vận tải

5. Ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế các phương tiện vận tải

Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 16

Ở miền núi , ngành giao thông vận tải kém phát triển chủ yếu do

A.
Địa hình hiểm trở.
B.
Khí hậu khắc nghiệt.
C.
Dân cư thưa thớt.
D.
Khoa học kĩ thuật chưa phát triển.
Câu 17

Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là

A.
Sự tiện lợi, tÍnh cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình.
B.
Các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại.
C.
Chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa.
D.
Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn.
Câu 18

Để đánh giá hoạt động của ngành giao thông vận tải, người ta thường dựa vào những tiêu chí nào dưới đây?

A.
Số lượng phương tiện của tất cả các ngành giao thông vận tải.
B.
Tổng chiều dài các loại đường.
C.
Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển.
D.
Trình độ hiện đại của các phương tiện và đường sá.
Câu 19

Đặc điểm lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ, địa hình chủ yếu là đồi núi cùng với dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía đông có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển giao thông vận tải nước ta:

A.
Thuận lợi cho sự phát triển các tuyến giao thông Đông – Tây ở nước ta, nối liền vùng núi phía tây với các cảng biển phía đông.
B.
Thuận lợi cho phát triển các tuyến giao thông Bắc – Nam, tuy nhiên việc phát triển giao thông ở miền núi gặp nhiều trở ngại, đòi hỏi chi phí lớn.
C.
Nước ta có thể phát triển đầy đủ các loại hình giao thông vận tải.
D.
Nước ta có nhiều điều kiên thuận lợi để phát triển các tuyến giao thông bắc - nam, đông - tây.
Câu 20

Nguyên nhân chủ yếu khiến  Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trở thành 2 đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở nước ta là:

A.
Đây là hai thành phố tập trung dân cư đông đúc nên nhu cầu đi lại của người dân lớn.
B.
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cho phép phát triển đa dạng các loại hình vận tải.
C.
Đây là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, trình độ phát triển kinh tế cao và mức độ tập trung công nghiệp dày đặc.
D.
Có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp nhiều khu vực có tài nguyên thiên nhiên giàu có.
Câu 21

Ở vùng lãnh thổ phía tây nước ta, mạng lưới giao thông vận tải kém phát triển chủ yếu do

A.
Địa hình hiểm trở.
B.
Khí hậu khắc nghiệt.
C.
Dân cư thưa thớt.
D.
Khoa học kĩ thuật chưa phát triển.
Câu 22

Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước không phải vì:

A.
Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi.
B.
Tạo ra khối lượng vật chất lớn cho xã hội.
C.
Đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển văn hóa vùng sâu vùng xa, củng cố an ninh quốc phòng.
D.
Thúc đẩy giao lưu giữa vùng các vùng miền núi, miền núi với đồng bằng, vừa cung ứng nguyên vật liệu vừa đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.
Câu 23

Ở xứ lạnh, về mùa đông, loại hình vận tải nào sau đây không thể hoạt động được ?

A.
Đường sắt.
B.
Đường ô tô.
C.
Đường sông.
D.
Đường hàng không.
Câu 24

Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải:

A.
Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.
B.
Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn.
C.
Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
D.
Số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km.
Câu 25

Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, điều cần chú ý đầu tiên là:

A.
Điều kiện tự nhiên.
B.
Dân cư.
C.
Nguồn vốn đầu tư.
D.
Điều kiện kĩ thuật.
Câu 26

Ở các vùng hoang mạc nhiệt đới, người ta chuyên chở hàng hóa có khối lượng vừa và nhỏ bằng phương tiện vận tải nào?

A.
Máy bay.
B.
Tàu hỏa.
C.
Ô tô.
D.
Bằng gia súc (lạc đà).
Câu 27

Nhân tố nào ảnh hưởng sâu sắc nhất tới hoạt động của các phương tiện vận tải hàng không?

A.
Địa hình.
B.
Khí hậu, thời tiết.
C.
Sông ngòi.
D.
Vị trí địa lí.
Câu 28

Sự phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến

A.
Vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
B.
Môi trường và sự an toàn giao thông.
C.
Giao thông vận tải đường bộ và đường sắt.
D.
Cường độ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.
Câu 29

Nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải là

A.
Sự phát triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.
B.
Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế.
C.
Mối quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ.
D.
Trình độ phát triển công nghiệp của một vùng.
Câu 30

Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là

A.
Chất lượng của dịch vụ vận tải.
B.
Khối lượng vận chuyển.
C.
Khối lượng luân chuyển.
D.
Sự chuyển chở người và hàng hóa.
Câu 31

Tiêu chí nào không dùng để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải:

A.
Cước phí vận tải thu được.
B.
Khối lượng vận chuyển.
C.
Khối lượng luân chuyển.
D.
Cự li vận chuyển trung bình.