THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Lịch sử
Số câu hỏi: 13
Thời gian làm bài: 23 phút
Mã đề: #3412
Lĩnh vực: Lịch sử
Nhóm: Lớp 10 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4396

Ôn tập trắc nghiệm Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871 Lịch Sử Lớp 10 Phần 3

Câu 1

Sự kiện nào đánh dấu lần đầu tiên chính phủ của giai cấp tư sản bị lật đổ?

A.
Ngày 19-7-1870, Chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ.
B.
Cuộc cách mạng 18-3-1871.
C.
Ngày 4-9-1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ đế chế II.
D.
Ngày 26-3-1871, Công xã Pa-ri được thành lập.
Câu 2

Nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng trong những năm 1850 – 1870, chính phủ đế chế II do Na-pô-lê-ông III đứng đầu đã có quyết định gì?

A.
Tiến hành cải cách sâu rộng đất nước.
B.
Thành lập chính phủ lâm thời.
C.
Gây chiến với Phổ.
D.
Giao chính quyền cho tư sản.
Câu 3

Ý nào sau đây không minh chứng C. Mác là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”?

A.
Đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
B.
Đưa Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng sai lệch.
C.
Soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
D.
Chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội thành lập Quốc tế thứ nhất.
Câu 4

Nét nổi bật nhất của phong trào công nhân dưới tác động của Quốc tế thứ nhất là gì?

A.
Giai cấp công nhân nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt.
B.
Giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức rõ hơn về vai trò của giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.
C.
Phong trào diễn ra liên tục và mạnh mẽ.
D.
Quốc tế thứ nhất ra đời thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh hơn.
Câu 5

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến bùng nổ phong trào công nhân giữa thế kỉ XIX?

A.
Ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản.
B.
Chính sách thiếu dân chủ của chính quyền.
C.
Công nhân ngày càng đông đảo và mức độ tập trung cao.
D.
Chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng.
Câu 6

Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế thứ nhất, phong trào công nhân có nhiều biến chuyển, ngoại trừ

A.
Nhiều chính đảng của công nhân các nước được thành lập.
B.
Công nhân tham gia ngày càng nhiều vào các phong trào đấu tranh chính trị.
C.
Các tổ chức quần chúng của công nhân được thành lập.
D.
Ủng hộ cuộc đấu tranh của người lao động Pa-ri, đoàn kết công nhân quốc tế.
Câu 7

Quốc tế thứ nhất được thành lập trong hoàn cảnh nào?

A.
Cuộc đấu tranh của công nhân trong tình trạng phân tán về tổ chức, thiếu thống nhất về tư tưởng.
B.
Phong trào công nhân thu được nhiều thắng lợi quan trọng.
C.
Công nhân và nông dân đã đoàn kết trong một mặt trận.
D.
Giới chủ đã có những thỏa hiệp đối với công nhân.
Câu 8

Nội dung nào không phải mục tiêu hoạt động của Quốc tế thứ nhất?

A.
Truyền bá học thuyết Mác.
B.
Chống những tư tưởng lệch lạc trong nội bộ.
C.
Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa kinh tế.
D.
Kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động Pari.
Câu 9

Tổ chức quốc tế đầu tiên góp phần truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác vào trong phong trào công nhân quốc tế có tên là

A.
Hội liên hiệp lao động quốc tế.
B.
Hội liên hiệp quốc dân.
C.
Hội liên hiệp quốc tế.
D.
Hội công nhân quốc tế.
Câu 10

Từ tháng 5-1864 đến tháng 7-1876, Quốc tế thứ nhất đã tiến hành bao nhiêu kì đại hội?

A.
hai kì đại hội.
B.
ba kì đại hội.
C.
bốn kì đại hội.
D.
năm kì đại hội.
Câu 11

Ngày 28 - 9 – 1864, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn đã thông qua nghị quyết thành lập

A.
Quốc tế thứ hai.
B.
Hội liên hiệp quốc tế.
C.
Quốc tế thứ nhất.
D.
Hội liên hiệp lao động.
Câu 12

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân giữa thế kỉ XIX có điểm hạn chế gì?

A.
Phân tán, chịu ảnh hưởng của khuynh hướng vô sản.
B.
Phân tán, thiếu thống nhất về mặt tư tưởng.
C.
Tập trung, chịu ảnh hưởng của khuynh hướng phi vô sản.
D.
Tập trung, thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn.
Câu 13

Cho đến giữa thế kỉ XIX, giai cấp công nhân có sự biến chuyển như thế nào?

A.
đông đảo, tập trung mức độ khá cao.
B.
đông đảo, tập trung mức độ rất cao.
C.
tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
D.
giảm về số lượng và tính tập trung.