THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề: #401
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Bài tập, kiểm tra, thi học kỳ
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 5452
Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2021
Câu 1
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.
Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.
B.
Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.
C.
Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
D.
Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
Câu 2
Khi nói về cơ quan tương đồng, có mấy ví dụ sau đây là đúng?
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 3
Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử?
A.
Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài.
B.
Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin của các loài.
C.
Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài.
D.
Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài.
Câu 4
Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là gì?
A.
Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B.
Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
C.
Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh, tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
D.
Những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 5
Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa chỉ rõ điều gì?
A.
Hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B.
Giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
C.
Đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
D.
Làm rõ tổ chức của loài sinh học.
Câu 6
Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi nào?
A.
Quần thể mới xuất hiện
B.
Chi mới xuất hiện
C.
Loài mới xuất hiện
D.
Họ mới xuất hiện
Câu 7
Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó như thế nào?
A.
Trực tiếp biến đổi vốn gen của quần thể
B.
Tham gia vào hình thành loài
C.
Gián tiếp phân hóa các kiểu gen
D.
Trực tiếp biến đổi kiểu hình của quần thể
Câu 8
Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là yếu tố nào?
A.
Cá thể
B.
Quần thể
C.
Giao tử.
D.
Nhễm sắc thể.
Câu 9
Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?
A.
(3) và (4)
B.
(2) và (4)
C.
(1) và (3)
D.
(2) và (3)
Câu 10
Cách li sau hợp tử không phải là trở ngại gì?
A.
Trở ngại ngăn cản con lai phát triển
B.
Trở ngại ngăn cản sự thụ tinh
C.
Trở ngại ngăn cản tạo ra con lai
D.
Trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ
Câu 11
Để phân biệt 2 cá thể thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì tiêu chuẩn nào sau đây là quan trọng nhất?
A.
Cách li sinh sản
B.
Hình thái
C.
Sinh lí, sinh hoá
D.
Sinh thái
Câu 12
Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất
A.
Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể
B.
Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản
C.
Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
D.
Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới
Câu 13
Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện như sau:
A.
5 → 1 → 4
B.
4 → 3 → 1
C.
3 → 1 → 4
D.
1 → 3 → 4
Câu 14
Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài nào?
A.
Động vật bậc cao
B.
Động vật
C.
Thực vật
D.
Có khả năng phát tán mạnh
Câu 15
Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất bằng cách nào?
A.
Cách li địa lí
B.
Cách li sinh thái
C.
Cách li tập tính
D.
Lai xa và đa bội hoá
Câu 16
Trình tự các giai đoạn của tiến hoá diễn ra như thế nào?
A.
Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học
B.
Tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học
C.
Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học
D.
Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học
Câu 17
Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất nào?
A.
H2
B.
O2
C.
N2
D.
NH3
Câu 18
Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì?
A.
Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ
B.
Axit nuclêic được hình thành từ các nuclêôtit
C.
Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ
D.
Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất
Câu 19
Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là:
A.
Đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.
B.
Đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh.
C.
Đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.
D.
Đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.
Câu 20
Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?
A.
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
B.
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
C.
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
D.
Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Câu 21
Giới hạn sinh thái là gì?
A.
Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
B.
Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C.
Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
D.
Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
Câu 22
Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2°C đến 44°C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,6°C đến +42°C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C.
Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
D.
Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
Câu 23
Giới hạn sinh thái gồm có những yếu tố nào?
A.
Giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận.
B.
Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.
C.
Giới hạn dưới, giới hạn trên.
D.
Giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng.
Câu 24
Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A.
Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.
B.
Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ.
C.
Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.
D.
Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây.
Câu 25
Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới điều gì?
A.
Giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.
B.
Tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.
C.
Duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
D.
Tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.
Câu 26
Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:
A.
Biến động theo chu kì ngày đêm.
B.
Biến động theo chu kì nhiều năm.
C.
Biến động theo chu kì mùa.
D.
Biến động theo chu kì tuần trăng.
Câu 27
Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là gì?
A.
cân bằng sinh học
B.
cân bằng quần thể
C.
khống chế sinh học
D.
giới hạn sinh thái
Câu 28
Tính đa dạng về loài của quần xã là gì?
A.
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài
B.
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
C.
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
D.
Số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Câu 29
Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa
A.
(1) và (3)
B.
(1) và (4)
C.
(2) và (3)
D.
(2) và (4)
Câu 30
Cho các nhân tố sau:
A.
(1),(3),(5),(6)
B.
(1),(3),(4),(5),(6)
C.
(3),(4),(5),(6)
D.
(1),(4),(5),(6)
Câu 31
Một chuỗi thức ăn gồm những thành phần nào?
A.
nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, mỗi mắt xích là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
B.
nhiều loài sinh vật có quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
C.
nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước.
D.
nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
Câu 32
Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A.
4
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 33
Khi nói về chu trình cacbon trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 34
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A.
Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.
B.
Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
C.
Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D.
Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
Câu 35
Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
A.
(5) → (3) → (2) → (4) → (1)
B.
(5) → (3) → (4) → (2) → (1)
C.
(5) → (2) → (3) → (4) → (1)
D.
(1) → (2) → (3) → (4) → (5)
Câu 36
Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa → Sâu ăn lá lúa → Ếch đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, ếch đồng là sinh vật bậc bao nhiêu?
A.
4
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 37
Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?
A.
Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
B.
Sự phân bố của các loài trong không gian.
C.
Tỉ lệ giới tính.
D.
Nhóm tuổi.
Câu 38
Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do
A.
số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường.
B.
sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.
C.
nguồn sống của môi trường cạn kiệt.
D.
kích thước của quần thể còn nhỏ.
Câu 39
Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là gì?
A.
sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
B.
làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
C.
các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
D.
làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
Câu 40
Lịch sử trái đất gồm đại địa chất theo thứ tự như thế nào?
A.
Thái cổ - Nguyên sinh -Cổ sinh - Trung sinh - Tân sinh
B.
Thái cổ - Nguyên sinh - Cổ sinh - Tân sinh - Trung sinh
C.
Cổ sinh - Thái cổ - Nguyên sinh - Trung sinh - Tân sinh
D.
Thái cổ - Cổ sinh - Trung sinh - Nguyên sinh - Tân sinh