THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI GDCD
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #4176
Lĩnh vực: GDCD
Nhóm: THI THPTQG
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 2852
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020
Câu 1
Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền
A.
kinh doanh không cần đăng kí.
B.
tự chủ đăng kí kinh doanh.
C.
miễn giảm thuế.
D.
tự chủ tiến hành kinh doanh.
Câu 2
Hành vi bắt cóc trẻ em để tống tiền xâm phạm quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A.
Bất khả xâm phạm về thân thể.
B.
Được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
C.
Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D.
Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
Câu 3
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác, đe dọa giết người, làm chết người là nội dung của quyền nào sau đây?
A.
Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
B.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D.
Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
Câu 4
Anh H cố ý không vận chuyển hàng đến cho anh M đúng hạn theo hợp đồng nên đã gây thiệt hại cho anh M. Hành vi của anh H là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A.
Thỏa thuận.
B.
Kỉ luật.
C.
Dân sự.
D.
Hành chính.
Câu 5
Ông K đánh ông H gây thương tích 31% và làm thiệt hại một số tài sản của ông H. Theo em, ông K phải chịu trách nhiệm pháp lý gì?
A.
Trách nhiệm hành chính và dân sự.
B.
Trách nhiệm kỷ luật và hình sự.
C.
Trách nhiệm dân sự và kỷ luật.
D.
Trách nhiệm hình sự và dân sự.
Câu 6
Chị P thuê ông M là chủ một công ty in làm bằng đại học giả, rồi dùng bằng giả đó đăng kí kinh doanh thuốc tân dược; Đồng thời, chị P tiếp cận với ông T là lãnh đạo cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ mình và loại hồ sơ của chị K cũng đang xin đăng kí kinh doanh thuốc tân dược; Sau khi nhận của chị P năm mươi triệu đồng, ông T đã loại hồ sơ hợp lệ của chị K và cấp giấy phép kinh doanh cho chị P. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A.
Chị P và ông T.
B.
Chị P, ông M và chị K.
C.
Chị P, ông M, ông T và chị K.
D.
Chị P, chị K và ông T.
Câu 7
Trên đường chở bạn gái bằng xe đạp điện đi chơi, do phóng nhanh vượt ẩu anh K đã va chạm vào xe của anh H đang đi ngược đường một chiều, nên hai bên đã to tiếng với nhau. Thấy những người đi đường dùng điện thoại để quay video, anh K và bạn gái đã vội vàng bỏ đi. Hỏi những ai dưới chưa tuân thủ pháp luật?
A.
Anh K và bạn gái
B.
Anh K và anh H.
C.
Anh K, bạn gái và người quay video
D.
Anh K, anh H và người bạn gái.
Câu 8
Nam thanh niên khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A.
Sử dụng pháp luật.
B.
Thực hiện pháp luật.
C.
Tuân thủ pháp luật.
D.
Thi hành pháp luật.
Câu 9
Giám đốc một công ty xây dựng tư nhân là anh A bị tòa án tuyên phạt tù về tội vi phạm quy định an toàn lao động dẫn đến xảy ra tai nạn khiến hai công nhân bị tử vong. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A.
Dân sự và kỉ luật.
B.
Hành chính và dân sự.
C.
Hình sự và kỉ luật.
D.
Hình sự và dân sự
Câu 10
Những hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi hợp pháp các cá nhân, tổ chức là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A.
Xây dựng pháp luật.
B.
Phổ biến pháp luật.
C.
Thực hiện pháp luật.
D.
Ban hành pháp luật.
Câu 11
Phát hiện anh G lấy trộm xe máy, anh T đã bắt trói rồi giải anh G đi khắp làng để cho mọi người cùng biết. Nhằm gây sức ép để anh mình được thả, E là em trai của anh G đe dọa đốt nhà anh T. Anh P là sinh viên đã ghi hình toàn bộ sự việc rồi đưa lên mạng xã hội khiến gia đình anh G rất xấu hổ. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A.
Anh T và anh E.
B.
Anh T, anh P và G.
C.
Anh T và anh P.
D.
Anh T, anh E và anh P.
Câu 12
Người đạt đến độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra?
A.
Từ 18 tuổi trở lên.
B.
Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C.
Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D.
Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 13
Quy tắc xử sự: “Thuận mua, vừa bán” là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A.
Bản chất xã hội.
B.
Bản chất giai cấp.
C.
Bản chất chính trị.
D.
Bản chất kinh tế.
Câu 14
Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là:
A.
Nguồn gốc
B.
Nghi lễ
C.
Niềm tin
D.
Hậu quả xấu để lại.
Câu 15
Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của công dân trước pháp luật?
A.
Quyền của công dân không tách rời các nghĩa vụ của công dân.
B.
Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi người không giống nhau.
C.
Công dân chỉ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi đã đủ tuổi trưởng thành.
D.
Trong cùng điều kiện, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau.
Câu 16
Thấy chị T được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 3 phút vì đang nuôi con nhỏ tháng tuổi. Chị N đang độc thân cũng yêu cầu được nghỉ như chị T vì cùng lao động như nhau. Theo quy định của pháp luật thì chị N có được nghỉ như chị T không?
A.
Cũng được nghỉ để đảm bảo sức khoẻ lao động vì cùng là lao động nữ.
B.
Không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu tiên của pháp luật.
C.
Cũng được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động vì cùng là lao động nữ.
D.
Không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc của công ty.
Câu 17
Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận tiền đặt cọc tám trăm triệu đồng của anh T và anh C với ý định chiếm đoạt số tiền đó, ông đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện chỗ ở của ông D, anh T và anh C thuê anh Y bắt giam và đánh bà H bị thương phải đi cấp cứu. Ông D đồng thời phải chịu các loại trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A.
Hành chính và dân sự.
B.
Dân sự và hành chính.
C.
Hành chính và hình sự.
D.
Dân sự và hình sự
Câu 18
Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức sử dụng pháp luật?
A.
Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm.
B.
Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm.
C.
Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép.
D.
Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ.
Câu 19
Anh H cấm đoán vợ không được đi lễ chùa vào dịp đầu năm mới. Trong trư ng hợp này H vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A.
Quan hệ việc làm.
B.
Quan hệ tài sản.
C.
Quan hệ nhân thân.
D.
Quan hệ xã hội.
Câu 20
Việc tòa án xét xử những vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào ngư i bị xét xử là ai, có chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về
A.
trách nhiệm kinh tế.
B.
quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
C.
trách nhiệm pháp lí.
D.
quyền và trách nhiệm trong kinh doanh.
Câu 21
N lái xe máy đi vào đường ngược chiều, đâm vào xe của M đang đi đúng hướng làm xe của M bị hỏng nặng phải đi sửa chữa; N phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A.
Hình sự và hành chính.
B.
Hành chính và dân sự.
C.
Dân sự và hình sự.
D.
Kỷ luật và dân sự.
Câu 22
Là công nhân một nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, anh V thường xuyên đi làm muộn mà không có lí do chính đáng. Anh V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?
A.
Hình sự.
B.
Dân sự.
C.
Kỉ luật.
D.
Hành chính.
Câu 23
Hành vi trái pháp luật có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là
A.
xâm phạm pháp luật.
B.
tuân thủ pháp luật.
C.
trái pháp luật.
D.
vi phạm pháp luật.
Câu 24
Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí?
A.
Công khai bí mật đời tư.
B.
Răn đe người khác không vi phạm .
C.
Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật.
D.
Kiềm chế việc làm sai phạm.
Câu 25
Sự phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp xã hội trong pháp luật là sự thể hiện bản chất nào sau đây của pháp luật?
A.
Bản chất của giai cấp tư sản.
B.
Bản chất giai cấp của pháp luật.
C.
Bản chất của giai cấp nông dân.
D.
Bản chất xã hội của pháp luật.
Câu 26
Phương pháp quản lí xã hội một cách hiệu quả nhất là quản lí bằng
A.
giáo dục
B.
pháp luật
C.
đạo đức
D.
kế hoạch
Câu 27
Cửa hàng bán đồ điện của ông T bị yêu cầu ngừng hoạt động kinh doanh vì lí do chưa nộp thuế theo quy định. Trong trường hợp này ông T đã không thực hiện tốt nghĩa vụ nào dưới đây?
A.
Kinh doanh ngành pháp luật cấm.
B.
Nộp thuế trong kinh doanh.
C.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
D.
Gây mất trật tự an toàn xã hội.
Câu 28
Chỉ ra độ tuổi của người không có năng lực hành vi dân sự?
A.
Từ đủ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi.
B.
Chưa đủ 6 tuổi.
C.
Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi.
D.
Từ đủ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Câu 29
Ông Y thực hiện quyền kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này ông Y đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A.
Tuân thủ pháp luật.
B.
Sử dụng pháp luật.
C.
Thi hành pháp luật .
D.
Áp dụng pháp luật.
Câu 30
Khoản 4 Điều Luật Hôn nhân và gia đình năm 2 14 quy định “Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập,.... theo nguyện vọng và khả năng của mình”. Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?
A.
Giữa cha mẹ và con.
B.
Giữa các thành viên.
C.
Giữa người lớn và trẻ em.
D.
Giữa các thế hệ.
Câu 31
Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động khi
A.
tự do tìm kiếm việc làm.
B.
lựa chọn thời gian đóng thuế.
C.
phê duyệt thỏa ước lao động tập thể.
D.
ủy quyền kí kết hợp đồng lao động.
Câu 32
Anh H được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh H thường xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh. Anh H đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A.
Hình sự.
B.
Dân sự.
C.
Kỉ luật.
D.
Hành chính.
Câu 33
Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là
A.
công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền kinh doanh.
B.
mọi công dân đều được thành lập công ty kinh doanh.
C.
công dân được kinh doanh không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện gì.
D.
công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.
Câu 34
Hai anh em M cùng anh N là lái xe ô tô chở hàng lên tỉnh Q để bán. Do phóng nhanh, vượt ẩu anh N đã đâm vào sau xe container đang đỗ ven đường, M tử vong tại chỗ, khi tới tìm hiểu sự việc, anh trai M đã đuổi theo và đánh N bị thương nhẹ ở tay. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A.
Anh M và lái xe container.
B.
Lái xe container .
C.
Anh N và lái xe container.
D.
Anh N.
Câu 35
Nghi ng K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý xông vào nhà K để lục soát tìm kiếm. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A.
Sử dụng pháp luật.
B.
Thi hành pháp luật.
C.
Tuân thủ pháp luật.
D.
Áp dụng pháp luật.
Câu 36
Công dân đủ năng lực theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A.
Xác minh lí lịch cá nhân.
B.
Bắt người phạm tội quả tang.
C.
Từ chối nhận di sản thừa kế.
D.
Công khai danh tính người tố cáo.
Câu 37
Chị H là giáo viên hợp đồng của trường THPT X. Do gia đình có việc bận chị đã viết đơn xin nghỉ làm 3 ngày và đã được hiệu trưởng nhà trường đồng ý. Sau 3 ngày nghỉ trở lại làm việc, chị nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng từ phía nhà trường với lí do đã bố trí đủ giáo viên. Trong trường hợp này chị H bị vi phạm nội dung nào của quyền bình đẳng trong lao động?
A.
Giao kết hợp đồng lao động.
B.
Bình đẳng lao động nam và nữ.
C.
Quyền lao động.
D.
Tìm kiếm việc làm.
Câu 38
Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trư ng nhằm mục đích nào dưới đây?
A.
Phổ biến pháp luật.
B.
Sửa đổi pháp luật.
C.
Ban hành pháp luật.
D.
Thực hiện pháp luật.
Câu 39
Khẳng định nào dưới đây là không đúng khi các doanh nghiệp thực hiện bình đẳng trong kinh doanh?
A.
Có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
B.
Có quyền tự ý chấm dứt hợp đồng.
C.
Có quyền chủ động mở rộng quy mô sản xuất.
D.
Có quyền chủ động tìm kiếm thị trường đầu tư.
Câu 40
Chị An muốn nhận Tâm làm con nuôi, theo quy định của pháp luật thì chị An phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
A.
Chị An phải hơn Tâm từ 20 tuổi trở lên.
B.
Chị An chỉ cần nộp giấy chứng minh và giấy tờ tùy thân của mình
C.
Chị An chỉ cần có sự chứng kiến của cơ quan nhà nước thì có thể nhận Tâm làm con nuôi.
D.
Chị An phải từ 22 tuổi trở lên.