THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI Địa lý
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #4270
Lĩnh vực: Địa lý
Nhóm: THI THPTQG
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 1428
Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2020
Câu 1
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 2 nối Hà Nội với nơi nào sau đây ?
A.
Hải Phòng
B.
Hòa Bình
C.
Cao Bằng
D.
Hà Giang
Câu 2
Gió mùa mùa hạ ở Bắc Bộ nước ta thổi theo hướng nào sau đây?
A.
Tây Nam
B.
Tây Bắc
C.
Đông Nam
D.
Đông Bắc
Câu 3
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ?
A.
Kiều Liêu Ti
B.
Tây Côn Lĩnh
C.
Phu Luông
D.
Pu Tha Ca
Câu 4
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Cả?
A.
Sông Cầu
B.
Sông Hiếu
C.
Sông Đà
D.
Sông Thương
Câu 5
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là 2 đô thị đặc biệt ở nước ta?
A.
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
B.
Hà Nội, Cần Thơ.
C.
TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
D.
TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
Câu 6
Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á lục địa ?
A.
Là khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới
B.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa
C.
Địa hình bị cắt xẻ mạnh bởi các dãy núi
D.
Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ
Câu 7
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cửa Lệ Thanh thuộc tỉnh nào sau đây?
A.
Đăk Lăk
B.
Kom Tum
C.
Đăk Nông
D.
Gia Lai
Câu 8
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ?
A.
Định An
B.
Vân Phong
C.
Chân Mây - Lăng Cô
D.
Nghi Sơn
Câu 9
Điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta là
A.
địa hình chia làm 3 dải rõ rệt chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
B.
địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích
C.
phía đông là vùng núi cao đồ sộ, nhiều đỉnh vượt trên 3000m
D.
gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
Câu 10
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn hơn diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm?
A.
Bình Thuận.
B.
Bến Tre.
C.
Lâm Đồng.
D.
Sóc Trăng.
Câu 11
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nào sau đây có quy mô nhỏ?
A.
Phan Thiết
B.
Buôn Ma Thuột
C.
Quy Nhơn
D.
Nha Trang
Câu 12
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào thuộc Tây Nguyên có biên giới trên đất liền giáp với cả Lào và Campuchia?
A.
Gia Lai.
B.
Đắk Nông.
C.
Kon Tum.
D.
Đắk Lắk.
Câu 13
Thành tựu nổi bật về xã hội của công cuộc Đổi mới nước ta là
A.
nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, đẩy lùi lạm phát
B.
thành công lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo.
C.
tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
D.
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Câu 14
Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi nước ta rất phức tạp chủ yếu do
A.
hoạt động của gió mùa và hướng vòng cung của các dãy núi.
B.
sự phân hóa địa hình theo độ cao và gió mùa.
C.
tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
D.
tác động của gió mùa với hướng Tây Bắc - Đông Nam của các dãy núi.
Câu 15
Cho bảng số liệu sau:
A.
Phần lớn diện tích rừng của nước ta là rừng trồng.
B.
Năm 1943, diện tích rừng của nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên.
C.
Diện tích rừng của nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên.
D.
Diện tích rừng của nước ta hoàn toàn là rừng trồng.
Câu 16
Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, có chiều rộng 12 hải lí là
A.
tiếp giáp lãnh hải
B.
nội thủy
C.
lãnh hải
D.
đặc quyền kinh tế
Câu 17
Ý nghĩa xã hội của vị trí địa lí của nước ta là
A.
thuận lợi để nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị cùng phát triển với các nước láng giềng
B.
biển Đông là hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế
C.
thuận lợi giao lưu hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
D.
quy định thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 18
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á là
A.
tạo nhiều việc làm, sử dụng hợp lí các tài nguyên.
B.
phát huy tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
C.
đa dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều hàng hóa xuất khẩu.
D.
giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường
Câu 19
Điểm nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm lao động ở các nước Đông Nam Á?
A.
Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao
B.
Chất lượng lao động đạt mức cao so với thế giới
C.
Lao động trẻ, năng động
D.
Lực lượng lao động dồi dào
Câu 20
Một số nước Đông Nam Á có sản phẩm công nghiệp cạnh tranh được trên thị trường thế giới chủ yếu nhờ
A.
đổi mới sản xuất và chất lượng lao động
B.
liên kết với nước ngoài và hiện đại hóa
C.
mở rộng thị trường và sản xuất hàng hóa
D.
hoàn thiện hạ tầng và tăng cường đầu tư
Câu 21
Cho biểu đồ:
A.
Tốc độ tăng trưởng giá trị doanh thu lữ hành của nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2010 và 2016.
B.
Cơ cấu doanh thu lữ hành của nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2010 và 2016.
C.
Quy mô và cơ cấu doanh thu lữ hành của nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2010 và 2016.
D.
Doanh thu lữ hành của nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2010 và 2016.
Câu 22
Giải thích tại sao nước ta là khu vực gió mùa điển hình trên thế giới hoạt động với hai mùa gió chính luân phiên nhau, song vẫn chịu ảnh hưởng của gió Tín phong?
A.
Nước ta giáp biển Đông, nơi chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão
B.
Nước ta nằm trong khu vực có góc nhập xạ lớn, có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh
C.
Do vị trí địa lí nằm trong khu vực gió mùa Châu Á hoạt động mạnh
D.
Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới của bán cầu Bắc
Câu 23
Nguyên nhân nào sau đây làm cho đồng bằng duyên hải miền trung ngập lụt trên diện rộng?
A.
Sông ngắn dốc, tập trug nước nhanh.
B.
Có nhiều đầm phá làm chậm việc thoát nước sông ra biển.
C.
Mực nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển.
D.
Mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.
Câu 24
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết số liệu nào sau đây thể hiện năng suất lúa năm 2000 và 2007 ở nước ta?
A.
44,2 tạ/ha và 49,9 tạ/ha.
B.
42,4 tấn/ha và 49,9 tấn/ha.
C.
42,4 tạ/ha và 49,9 tạ/ha.
D.
24,4 tạ/ha và 49,9 tạ/ha.
Câu 25
Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ là
A.
hoạt động của khối khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương
B.
hoạt động của bão, dải hội tụ nhiệt đới trên biển Đông
C.
hoạt động của gió Tây Nam và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông
D.
hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới
Câu 26
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về thành tựu của ngành ngoại thương nước ta trong công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực?
A.
Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu là công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, nguyên nhiên liệu, vật liệu
B.
Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu là công nghiệp nặng, khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp, nông - lâm - thủy sản
C.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh từ 3 tỉ USD (1986) lên 69,2 tỉ USD (2005)
D.
Cán cân thương mại từ năm 2000 đến năm 2007 luôn trong tình trạng nhập siêu
Câu 27
Cho biểu đồ sau: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990-2014
A.
Sản lượng lúa luôn thấp nhất và không ổn định.
B.
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều tăng.
C.
Năng suất lúa luôn lớn thứ hai sau diện tích.
D.
Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Câu 28
Điểm khác biệt rõ rệt nhất về địa hình của Đồng bằng sông Cửu Long so với địa hình Đồng bằng sông Hồng là
A.
có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn hơn.
B.
có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.
C.
bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.
D.
có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Câu 29
Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta là:
A.
săn bắn động vật hoang dã.
B.
chiến tranh tàn phá các khu rừng.
C.
ô nhiễm môi trường.
D.
biến đổi khí hậu.
Câu 30
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 24, hãy cho biết từ năm 1995 đến 2007, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước thay đổi như thế nào?
A.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng từ 93 193 tỉ đồng (1995) lên 638 842 tỉ đồng (2007).
B.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng từ 27 367 tỉ đồng (1995) lên 79 673 tỉ đồng (2007).
C.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng liên tục (gấp 6,2 lần).
D.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng từ 600 tỉ đồng (1995) lên 27 644 tỉ đồng (2007).
Câu 31
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đai ôn đới do
A.
không có gió mùa đông bắc.
B.
không có núi cao trên 2600m.
C.
nằm kề vùng biển ấm rất rộng.
D.
vị trí nằm gần xích đạo.
Câu 32
Mùa mưa ở miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của
A.
bão đến tương đối muộn so với miền Bắc.
B.
frông lạnh vào thu – đông.
C.
gió phơn tây nam khô nóng vào đầu mùa hạ.
D.
các dãy núi đâm ngang ra biển.
Câu 33
Sự phân mùa khí hậu miền Nam với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô dựa vào
A.
chế độ nhiệt
B.
vị trí địa lí
C.
chế độ mưa
D.
hoạt động của gió mùa
Câu 34
Cho bảng số liệu sau
A.
Tròn
B.
Miền
C.
Đường
D.
Kết hợp
Câu 35
Để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước, biện pháp nào sau đây là hữu hiệu nhất?
A.
Nhà nước ban hành các quy định về việc khai thác
B.
Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
C.
Ban hành Sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động, thực vật
D.
Cấm săn bắn động vật trái phép, khai thác rừng bừa bãi
Câu 36
Vấn đề nào sau đây không phải là vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển tổng hợp kinh tế biển của nước ta?
A.
Phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển
B.
Thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai
C.
Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển
D.
Phòng chống ô nhiễm môi trường biển
Câu 37
Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là do
A.
nằm kề Biển Đông rộng lớn.
B.
chịu tác động của các khối khí qua Biển Đông.
C.
nằm ở phía đông nam lục địa Á - Âu.
D.
ở trong khu vực gió mùa châu Á.
Câu 38
Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A.
nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.
B.
bão lũ, trượt lở đất, hạn hán diễn ra thường xuyên.
C.
thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
D.
khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
Câu 39
Tại sao lụt úng ở Đồng bằng sông Hồng nghiêm trọng nhất?
A.
Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc khó thoát nước
B.
Do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về
C.
Do mưa lớn kết hợp triều cường
D.
Do mưa bão rộng, mật độ xây dựng cao
Câu 40
Khó khăn lớn nhất nhất về mặt tự nhiên trong phát triển nông nghiệp ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A.
bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán
B.
ngập lụt trên diện rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long
C.
hạn chế tài nguyên khoáng sản
D.
hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô