THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI GDCD
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #4456
Lĩnh vực: GDCD
Nhóm: THI THPTQG
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 4624
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018
Câu 1
Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là:
A.
Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B.
Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
C.
Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.
D.
Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.
Câu 2
Quyền bầu cử và quyển ứng cử là cơ sở pháp lý - chính trị quan trọng để
A.
Thực hiện cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
B.
Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp.
C.
Đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.
D.
Hình thành các cơ quan quyền lực Nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
Câu 3
Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia:
A.
Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
B.
Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy Nhà nước.
C.
Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển lành tế - xã hội.
D.
Tất cả các phương án trên.
Câu 4
Ở Phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế:
A.
Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp
B.
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
C.
Trực tiếp, thẳng thắn, thực tế
D.
Tất cả phương án trên
Câu 5
Hiến pháp 1992 quy định mọi công dân
A.
đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử
B.
đủ 21 tuổi trở lên có quyển bầu cử và ứng cử
C.
từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử
D.
đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyển ứng cử.
Câu 6
Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt
A.
giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B.
tình trạng pháp lý.
C.
trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
D.
thời hạn cư trú nơi thực hiện quyển bầu cử, ứng cử.
Câu 7
Nhận định nào sai khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử?
A.
Người bị khởi tố dân sự.
B.
Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.
C.
Người đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.
D.
Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.
Câu 8
Nhận định nào sai: Người không được thực hiện quyền bầu cử là người?
A.
Người đang chấp hành hình phạt tù.
B.
Người đang bị tạm giam.
C.
Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.
D.
Người mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 9
Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử
A.
Phổ thông.
B.
Bình đẳng.
C.
Công khai.
D.
Trực tiếp.
Câu 10
Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng
A.
1 con đường duy nhất.
B.
2 con đường.
C.
3 con đường.
D.
4 con đường.
Câu 11
Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát việc khiếu nại, tố cáo của công dân là
A.
những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B.
những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C.
những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D.
những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 12
Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư là
A.
những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B.
những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C.
những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D.
những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 13
Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là
A.
Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B.
Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C.
Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D.
Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 14
Ở phạm vi cơ sở, xây dựng hương ước, qui ước là
A.
những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B.
những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C.
những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D.
những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 15
Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát dự toán và quyết toán ngân sách xã, phường là
A.
những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B.
những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C.
những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D.
những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 16
Về cơ bản, qui trình giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo.
A.
1 bước
B.
2 bước
C.
3 bước
D.
4 bước
Câu 17
Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây?
A.
Quyền của tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
B.
Quyền của mọi công dân.
C.
Quyền của công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.
D.
Quyền và trách nhiệm của riêng những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước.
Câu 18
Bổ nhiệm là gì?
A.
Cử một người mới ra trường vào một chức vụ nào đó trong Nhà nước.
B.
Cử một người trưởng thành vào một chức vụ nào đó trong Nhà nước.
C.
Cử một người vào một chức vụ quan trọng.
D.
Cử một người vào một chức vụ không quan trọng.
Câu 19
Bãi nhiệm là gì?
A.
Bãi bỏ một chức vụ.
B.
Bãi bỏ một nhiệm kỳ.
C.
Bãi bỏ một người bình thường.
D.
Bãi bỏ một giám đốc.
Câu 20
Miễn nhiệm là gì?
A.
Bãi bỏ một chức vụ và không được phép làm việc trong cơ quan nhà nước nữa.
B.
Bãi bỏ một chức vụ và vẫn tiếp tục làm việc ở một vị trí khác trong cơ quan nhà nước.
C.
Miễn cho người đó không phải bầu cử trong một nhiệm kỳ.
D.
Miễn cho người đó không phải có trách nhiệm đóng thuế.
Câu 21
Người nào sau đây có quyền ‘khiếu nại’?
A.
Mọi công dân, tổ chức biết về việc làm trái pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
B.
Người chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật.
C.
Người phát hiện hành vi phạm tội của một cá nhân nào đó.
D.
Tổ chức bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp do quyết định trái pháp luật của cơ quan nhà nước gây ra.
Câu 22
Xã X có hai thôn A và thôn B. Theo kế hoạch của xã, hai thôn phải tiến hành xây dựng đường đi của thôn trong thời gian 5 năm bằng kinh phí do xã cấp 20% và do dân đóng góp 80%.
A.
Cả hai trường hợp trên đều sai
B.
Trường hợp 1 đúng, 2 sai
C.
Trường hợp 1 sai, 2 đúng
D.
Cả hai trường hợp trên đều đúng
Câu 23
Những người được nhân dân bầu ra và nhận nhiệm vụ trong bộ máy Nhà nước được gọi là?
A.
Ứng viên
B.
Cử tri
C.
Đại biểu nhân dân
D.
Ủy viên
Câu 24
Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép việc thực hiện quyền bầu cử của công dân thì bị phạt nhiều nhất là?
A.
Phạt tù 1 năm
B.
Phạt tù 2 năm
C.
Phạt tù 3 năm
D.
Phạt tù 4 năm
Câu 25
Người nào lợi dụng tự do báo chí xâm phạm lợi ích của người khác thì bị phạt tù nhiều nhất là?
A.
Phạt tù 2 năm
B.
Phạt tù 3 năm
C.
Phạt tù 4 năm
D.
Phạt tù 5 năm
Câu 26
Quyền công tố là gì?
A.
Là quyền mà các công dân được phép tố cáo người khác khi phát hiện các hành vi phạm tội.
B.
Là quyền mà các Công tố viên có.
C.
Là quyền của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dùng để điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp.
D.
Là quyền mà Thẩm phán có để kết tội và luận tội đối với các bị can, bị cáo.
Câu 27
Dự thảo Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam ra đời năm nào?
A.
Năm 1940
B.
Năm 1945
C.
Năm 1946
D.
Năm 1969
Câu 28
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào thể hiện quyền khiếu nại ?
A.
Tham gia bầu cử đại biểu Hội đông nhân dân địa phương.
B.
Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật.
C.
Tố cáo người có hành vi trộm xe máy.
D.
Yêu cầu nhà trường xem xét về quyết định thôi học của bạn A.
Câu 29
Chị H bị buộc thôi việc vì lý do có bầu. Chị nên sử dụng quyền gì để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?
A.
Quyền bầu cử
B.
Quyền ứng cử
C.
Quyền khiếu nại
D.
Quyền tố cáo
Câu 30
Tận mắt chứng kiến nhiều tên lâm tặc phá rừng, bạn học sinh An nên sử dụng quyền gì để bảo vệ rừng?
A.
Tham gia ứng cử để có được một vị trí nhất định trong bộ máy Nhà nước và tiêu diệt bọn lâm tặc.
B.
Tố cáo hành vi trộm gỗ của lũ lâm tặc.
C.
Khiếu nại hành vi trộm gỗ của lâm tặc với chính quyền.
D.
Tham gia quản lý Nhà nước để ngăn chặn hành vi trộm gỗ của lâm tặc.
Câu 31
Người nào dưới đây có quyền ứng cử?
A.
Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định có thể được nhiều, nơi giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
B.
Công dân có quyền tự mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.
C.
Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiểu nơi.
D.
Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên, có đủ các điểu kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu quốc hội ở một nơi.
Câu 32
Vì lý do sức khỏe, những người ốm đau không thể tự đi bỏ phiếu bầu cử thì ?
A.
Nhờ bất cứ ai đi bỏ phiếu hộ là được
B.
Bầu thông qua cách thức là gửi thư
C.
Tổ bẩu cử mang hòm phiếu đến tận nơi người ốm trực tiếp bỏ phiếu
D.
Nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ
Câu 33
Những người nào dưới đây có quyền khiếu nại?
A.
Mọi công dân đều có quyền khiếu nại.
B.
Mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
C.
Mọi công dân trên 18 tuổi.
D.
Mọi công dân trên 21 tuổi.
Câu 34
Những người nào dưới đây có quyền tố cáo?
A.
Chỉ công dân mới có quyền tố cáo.
B.
Mọi cá nhân, tổ chức có quyền tố cáo.
C.
Mọi công dân trên 18 tuổi.
D.
Mọi công dân trên 21 tuổi.
Câu 35
Người nào có quyền giải quyết khiếu nại?
A.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
B.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
C.
Giám đốc công ty.
D.
Tòa án.
Câu 36
Người nào có quyền giải quyết tố cáo?
A.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
B.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
C.
Giám đốc công ty.
D.
Tòa án.
Câu 37
Sau mỗi một đợt Tổng tuyển cử thì bầu ra tổ chức nào?
A.
Nhà nước
B.
Quốc hội
C.
Chủ tịch nước
D.
Chính phủ
Câu 38
Sau khi bầu ra Quốc hội thì Quốc hội sẽ cử ra tổ chức nào?
A.
Nhà nước
B.
Quốc hội
C.
Chủ tịch nước
D.
Chính phủ
Câu 39
Trên thế giới quốc gia nào có quy định về số tuổi đi bầu cử là cao nhất (21 tuổi)?
A.
Việt Nam
B.
Trung Quốc
C.
Iran
D.
Singapo
Câu 40
Trên thế giới quốc gia nào có quy định về số tuổi đi bẩu cử là thấp nhất (16 tuổi)?
A.
Việt Nam
B.
Trung Quốc
C.
Iran
D.
Singapo