THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Hóa học
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #4736
Lĩnh vực: Hóa học
Nhóm: THI THPTQG
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2035

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019

Câu 1
Chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng sinh ra khí NO là
A.
CuO. 
B.
Ca(OH)2. 
C.
Cu. 
D.
CaCO3.
Câu 2
Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường?
A.
Na. 
B.
Mg. 
C.
Al. 
D.
Fe.
Câu 3
Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... Để xử lí sơ bộ và làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây?
A.
NaCl. 
B.
Ca(OH)2.
C.
HCl. 
D.
KOH.
Câu 4
Trong môi trường kiềm, protein có phản ứng màu biure với
A.
NaCl. 
B.
Mg(OH)2. 
C.
Cu(OH)2.
D.
KCl.
Câu 5
Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa?
A.
CuCl2. 
B.
NaCl. 
C.
Ba(NO3)3. 
D.
Al(NO3)3.
Câu 6
Chất không có phản ứng thủy phân là
A.
Glucozơ. 
B.
Etyl axetat. 
C.
Gly-Ala. 
D.
Saccarozơ.
Câu 7
Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng
A.
nước vôi trong. 
B.
giấm ăn. 
C.
dung dịch muối ăn. 
D.
ancol etylic.
Câu 8
Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A.
2Cr + 3H2SO4 loãng → Cr2(SO4)3 + 3H2. 
B.
2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3.
C.
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O. 
D.
Cr2O3 + 2NaOH đặc → 2NaCrO2 + H2O.
Câu 9
Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là
A.
tinh bột. 
B.
xenlulozơ. 
C.
saccarozơ. 
D.
glicogen.
Câu 10
Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch
A.
HCl. 
B.
Na2SO4. 
C.
NaOH. 
D.
HNO3.
Câu 11
Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức của X là
A.
CH3COOCH3. 
B.
CH3COOCH=CH2. 
C.
CH2=CHCOOCH3. 
D.
HCOOCH2CH=CH2.
Câu 12
Công thức hóa học của phân đạm urê là
A.
(NH4)2CO3.
B.
(NH2)2CO. 
C.
(NH4)2CO. 
D.
(NH2)2CO3.
Câu 13
Để hòa tan vừa hết 24,4 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 cần vừa đủ 700 ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối. Giá trị của m là
A.
93,0. 
B.
91,6. 
C.
67,8
D.
80,4.
Câu 14
Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và Na (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) vào nước dư thu được 4,48 (l) khí (đktc). Gíá trị của m là
A.
7,3. 
B.
5,84. 
C.
6,15.
D.
3,65.
Câu 15
Cho các chất sau: fructozơ, saccarozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala, tinh bột, tripanmitin. Số chất có phản ứng thủy phân trong điều kiện thích hợp là
A.
6
B.
5
C.
3
D.
4
Câu 16
Tiến hành lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn quá trình đạt 81%) rồi hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư được 70 gam kết tủa. Giá trị m là
A.
90 
B.
150 
C.
120 
D.
70.
Câu 17
Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 28,65 gam muối. Công thức phân tử của X là
A.
CH5N. 
B.
C2H7N. 
C.
C3H9N. 
D.
C4H11N.
Câu 18
Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm. Hình 2 có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau: H2, C2H2 , NH3 , CO2 , HCl , N2.
A.
H2 , N2, NH3. 
B.
H2, N2 , C2H2. 
C.
N2, H2. 
D.
HCl, CO2..
Câu 19
Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 20
Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
A.
Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.
B.
Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.
C.
Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.
D.
Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.
Câu 21
Cho các nhận định sau:
(1) Trong các kim loại kiềm, xesi (Cs) có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
(2) Độ dẫn điện của nhôm (Al) tốt hơn của đồng (Cu).
(3) Những kim loại có độ dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt.
(4) Crom (Cr) là kim loại cứng nhất trong các kim loại.
(5) Wonfam (W) có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các kim loại.
Số nhận định đúng là
A.
5
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 22
Cho các polime: poli(vinyl clorua), polietilen, policaproamit, tơ nilon-7, xenlulozơ triaxetat và cao su buna-N. Số polime thuộc loại chất dẻo là
A.
5
B.
2
C.
3
D.
1
Câu 23
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → Y; Y + NaOH → Z; Z + Br2 + NaOH → Z. Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất Y và Z lần lượt là
A.
Cr(OH)3 và Na2CrO4. 
B.
Cr(OH)3 và NaCrO2.
C.
NaCrO2 và Na2CrO4. 
D.
Cr2(SO4)3 và NaCrO2.
Câu 24
Một tripeptit X mạch hở được cấu tạo từ 3 amino axit là glyxin, alanin, valin. Số công thức cấu tạo của X là
A.
6
B.
3
C.
4
D.
8
Câu 25
Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A.
66,98. 
B.
39,4. 
C.
47,28. 
D.
59,1.
Câu 26
Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được N2; 5,04 gam H2O và 3,584 lít CO2 (đktc). Khối lượng phân tử của chất X là
A.
59. 
B.
31. 
C.
45. 
D.
73.
Câu 27
Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H6O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxyl Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng
A.
Chất X có mạch cacbon phân nhánh.
B.
Chất Z không tham gia phản ứng tráng bạc.
C.
Chất Y có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.
D.
Phân tử chất Z có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.
Câu 28
Tiến hành các thí nghiệm sau:
A.
4
B.
2
C.
3
D.
5
Câu 29
Cho các phát biểu sau:
A.
2
B.
3
C.
4
D.
1
Câu 30
X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon mạch hở (thuộc dãy đồng đẳng ankin, anken, ankan). Cho 0,3 mol X làm mất màu vừa đủ 0,5 mol brom. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A.
X có thể gồm 2 ankan. 
B.
X có thể gồm 2 anken.
C.
X có thể gồm 1 ankan và 1 anken. 
D.
X có thể gồm 1 anken và một ankin.
Câu 31
Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol Ba(AlO2)2 và b mol Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên:
A.
7 : 4.
B.
4 : 7.
C.
2 : 7.
D.
7 : 2.
Câu 32
Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
(b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin.
(c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
(d) Anilin (C6H5NH2) tan ít trong nước.
(e) Các chất béo no là những chất rắn, thường được gọi là dầu thực vật.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A.
3
B.
2
C.
1
D.
4
Câu 33
Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan được tối đa 2,04 gam Al2O3. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là
A.
9408. 
B.
7720. 
C.
9650. 
D.
8685.
Câu 34
Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dụng dịch NaOH (dư) đun nóng, thu được dung dịch chưa a gam muối. Giá trị của a là
A.
4,87. 
B.
9,74. 
C.
8,34.
D.
7,63.
Câu 35
Hỗn hợp X gồm hai kim loại Y, Z đều thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn (MY < MZ). Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thấy thoát ra V lít khí H2. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 3V lít khí H2 (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X là
A.
54,54%. 
B.
66,67%. 
C.
33,33%.
D.
45,45%.
Câu 36
Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm
được mô tả như hình vẽ:
A.
Thí nghiệm trên dùng để xác định oxi có trong hợp chất hữu cơ.
B.
Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
C.
Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch KOH.
D.
Bột CuO được sử dụng để oxi hoá chất hữu cơ trong thí nghiệm trên.
Câu 37
Một học sinh nghiên cứu tính chất của ba dung dịch lần lượt chứa các chất A, B, C như sau:
- A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.
- B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
- A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.
Các chất A, B và C lần lượt là
A.
CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3. 
B.
FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2
C.
NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3. 
D.
FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.
Câu 38
Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N) và Y (CxHtO5N2) trong đó X không chứa chức este, Y là muối của α-amino axit no với axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml NaOH 1,2M đun nóng nhẹ thấy thoát ra 0,672 lít (đktc) một amin bậc III (thể khí ở điều kiện thường). Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với a mol HCl trong dung dịch thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị của m và a lần lượt là
A.
9,87 và 0,03. 
B.
9,84 và 0,03. 
C.
9,87 và 0,06. 
D.
9,84 và 0,06.
Câu 39
Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A.
Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 2,55 gam.
B.
Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164.
C.
Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%.
D.
Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán.
Câu 40
Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là
A.
48,80%. 
B.
33,60%.
C.
37,33%. 
D.
29,87%.