THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Địa lý
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #4820
Lĩnh vực: Địa lý
Nhóm: THI THPTQG
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2917

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Địa Lý năm 2020

Câu 1
Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm của các vùng núi nước ta?
A.
Tây Bắc có các cao nguyên chạy khác hướng núi.
B.
Đông Bắc có hướng nghiêng tây bắc- đông nam.
C.
Trường Sơn Bắc có các dãy núi đâm ngang ra biển.
D.
Trường Sơn Nam nâng cao hai đầu thấp ở giữa.
Câu 2
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta
A.
Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng từ Bắc vào Nam.
B.
Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở vùng ven biển Trung Bộ.
C.
Nhiệt độ trung bình tháng VII có sự chênh lệch ( trừ vùng núi cao).
D.
Biến trình nhiệt của Nam Bộ có dạng hai cực đại và hai cực tiểu.
Câu 3
Mùa mưa ở miển Nam dài hơn miền Bắc là do
A.
Miền Nam có vị trí địa lí gần khu vực xích đạo hơn.
B.
Khoảng cách hài lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ngắn hơn.
C.
Hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở phía Nam.
D.
 Sự lùi dần từ bắc vào Nam của dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 4
Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu Nhật Bản?
A.
Khí hậu gió mùa,mưa nhiều.               
B.
Phía nam có khí hậu cận nhiệt.
C.
Ở giữa có khí hậu ôn đới lục địa.
D.
Phía Bắc có khí hậu ôn đới lạnh.
Câu 5
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân số nước ta?
A.
Phần lớn dân số ở thành thị.  
B.
Việt Nam là nước đông dân.
C.
Cơ cấu dân số đang thay đổi.
D.
Số dân nước ta đang tăng nhanh.
Câu 6
Hướng núi tây bắc và vòng cung địa hình nước ta quy định bởi
A.
Hình dạng lãnh thổ đất nước.
B.
Cường độ vận động nâng lên.
C.
Đặc điểm vị trí địa lý nước ta.
D.
 Hướng của các mảng nền cổ.
Câu 7
Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm các bộ phận vùng biển nước ta?
A.
Vùng nội thủy được xem như một bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
B.
Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
C.
Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
D.
Thềm lục địa có độ sâu khoảng 200m hoặc sâu hơn nữa.
Câu 8
Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm đồi núi chiếm phần lớn diện tích địa hình nước ta?
A.
Các đồng bằng vẫn có đồi núi sót.
B.
Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích.
C.
Có nhiều dãy núi lan ra sát biển.
D.
Đồi núi trải dài trên khắp lãnh thổ.
Câu 9
Cho bảng số liệu:
A.
Trình độ đô thị hóa của nước ta đang ở mức khá cao.
B.
Tỉ lệ lao động nông thôn có xu hướng giảm nhanh.
C.
Lao động ở thành thị chiếm tỉ lệ rất cao và tăng nhanh.
D.
Phần lớn lao động nước ta sống ở vùng nông thôn.
Câu 10
Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới với
A.
Gió mùa Tây Nam.  
B.
Gió đông nam vịnh Bắc Bộ.
C.
Gió tây nam vịnh Bengan. 
D.
Gió Tín Phong bán cầu Bắc.
Câu 11
Hướng nghiêng chủ yếu của địa hình nước ta là
A.
Đông nam - tây bắc. 
B.
Tây bắc - đông nam.
C.
Tây nam - đông bắc.
D.
Đông bắc - tây nam.
Câu 12
Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?
A.
Chất lượng lao động đang được nâng lên.
B.
Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
C.
Lao động trình độ cao chiếm đông đảo.
D.
Công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu.
Câu 13
Nhận xét nào sau đây đúng với ảnh hưởng của biển Đông đến với thiên nhiên Việt Nam
A.
Chỉ làm biến tính khối khí trong mùa đông.
B.
Muối là tài nguyên khoáng sản quý giá nhất.
C.
Các dạng địa hình ven biển nước ta đa dạng.
D.
Nam Bộ diện tích rừng ngập mặn lớn nhất.
Câu 14
Khó khăn chủ yếu của dân cư Nhật Bản đối với phát triển kinh tế không phải là
A.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất nhỏ.
B.
Phần lớn dân cư phân bố ven biển.
C.
Tốc độ gia tăng dân số thấp và giảm dần.
D.
Cơ cấu dân số già trên 65 tuổi nhiều.
Câu 15
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và 17, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm phân bố dân cư nước ta?
A.
Đồng bằng sông Cửu Long phân bố đều hơn sông Hồng.
B.
Bắc Trung Bộ tập trung đông đúc nhất ở các vùng ven biển.
C.
 Đông Nam Bộ phía bắc mât độ thưa thớt hơn phía Nam.
D.
Không đều giữa các vùng, nội bộ từng vùng và giữa các tỉnh.
Câu 16
Phát biểu nào sau đây không đúng với biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta
A.
Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần.       
B.
Có gió Tín Phong hoạt động.
C.
Cân bằng bức xạ luôn dương.
D.
Tổng lượng bức xạ năm lớn.
Câu 17
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết gió mùa hạ khi thổi đến Bắc Bộ có hướng
A.
Đông Bắc.
B.
Đông Nam.
C.
Tây Bắc.
D.
Tây Nam.
Câu 18
Phát biểu nào sau đây không đúng với xã hội Đông Nam Á
A.
Một số dân tộc ít người phân bố rộng.
B.
Các quốc gia đều có nhiều dân tộc.
C.
Văn hóa các nước rất khác biệt nhau.
D.
Có nhiều tôn giáo lớn cùng hoạt động.
Câu 19
Ở độ cao từ 1600 - 1700 đến 2600m có 
A.
Nhiều thú có lông dày như gấu, sóc…
B.
nhiều chim thú cận nhiệt phương Bắc.
C.
rừng cận nhiệt rộng và lá kim.    
D.
rêu, địa y phủ kín thân, cành cây.
Câu 20
Cho biểu đồ sau:
A.
Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Huế và TPHCM.
B.
Lượng mưa, lượng bôc hơi,cân bằng ẩm của Hà Nội và TPHCM.
C.
Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm một số địa điểm nước ta.
D.
Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và Huế.
Câu 21
Hai đô thị đặc biệt hiện nay của nước ta là TP. Hồ Chí Minh và
A.
Cần Thơ.
B.
Hà Nội. 
C.
Đà Nẵng.
D.
Hải Phòng.
Câu 22
Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và
A.
Cải thiện cuộc sống. 
B.
bảo vệ môi trường.
C.
 khai thác tài nguyên. 
D.
quá trình đô thị hóa.
Câu 23
Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm của các đồng bằng nước ta?
A.
Đồng bằng sông Hồng được bồi phù sa hằng năm.
B.
Phần lớn các đồng bằng ven biển chia thành 3 dải.
C.
Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích lớn nhất.
D.
Đê ven sông chủ yếu có ở đồng bằng sông Hồng.
Câu 24
Cho bảng số liệu:
A.
Chênh lệch giữa tháng VII với I giảm từ bắc vào nam.
B.
Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ bắc vào nam.
C.
Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ bắc vào nam.
D.
Nhiệt độ trung bình tháng VII đồng nhất trên cả nước.
Câu 25
Tự nhiên Đông Nam Á lục địa khác với Đông Nam Á biển đảo là đặc điểm có
A.
Các dãy núi    
B.
Các đồng bằng.     
C.
mùa đông lạnh.  
D.
 đảo, quần đảo.
Câu 26
Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động
A.
 làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
B.
luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong công việc.      
C.
thường xuyên làm tăng ca,tăng cường độ lao động.
D.
làm việc tích cực,tự giác,tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 27
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết nước ta có sơn nguyên nào sau đây?
A.
Sơn La.    
B.
Mộc Châu.
C.
Đồng Văn.
D.
Lâm Viên.
Câu 28
Loại hình du lịch nào sau đây có tiềm năng phát triển nhất ở khu vực đồi núi nước ta?
A.
 Mạo hiểm.
B.
An dưỡng. 
C.
Tham quan. 
D.
Sinh thái.
Câu 29
Khó khăn chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển kinh tế của Nhật Bản là
A.
Trữ lượng khoáng sản rất ít.  
B.
có nhiều đảo cách xa nhau.
C.
 bờ biển dài,nhiều vũng vịnh. 
D.
có nhiều núi lửa và động đất.
Câu 30
Vùng đất là
A.
Toàn bộ phần đất liền tiếp giáp biển.    
B.
Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
C.
Các quần đảo xa bờ và phần đất liền.
D.
giới hạn bởi các đường biên giới.
Câu 31
Hướng phát triển của công nghiệp Đông Nam Á không phải là
A.
Tăng cường liên doanh,liên kết với nước.
B.
Tăng cường đào tạo kĩ thuật cho người lao động.
C.
Hiện đại hóa thiết bị,chuyển giao công nghệ.
D.
Tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước.
Câu 32
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp Lào?
A.
Sơn La.   
B.
Hòa Bình. 
C.
Lai Châu.
D.
Điện Biên.
Câu 33
Khu vực Đông Nam Á nằm ở
A.
Giáp với Đại Tây Dương.
B.
 giáp lục địa Ô-xtrây-li-a.
C.
phía bắc nước Nhật Bản. 
D.
phía đông nam châu Á.
Câu 34
Cho bảng số liệu:
A.
Biểu đồ đường. 
B.
Biểu đồ kết hợp.
C.
Biểu đồ miển.
D.
Biểu đồ cột.
Câu 35
Ở nước ta, vùng nào thường xảy ra ngập lụt mạnh ở các tháng 9 - 10?
A.
Trung Bộ. 
B.
Nam Bộ.
C.
Bắc Bộ.
D.
Tây Nguyên.
Câu 36
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho giao thông đường biển là ngành không thể thiếu được đối với Nhật Bản?
A.
Hoạt động thương mại phát triển mạnh.
B.
Đất nước quần đảo,có hàng nghìn đảo.
C.
Đường bờ biển dài,nhiều vịnh biển sâu.
D.
Nhu cầu du lịch đường biển tăng mạnh.
Câu 37
Nhiều nước Đông Nam Á phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây, chủ yếu là do
A.
Thị trường thế giới mở rộng.
B.
có nhiều mặt nước ao, hồ.
C.
nhu cầu dân cư tăng lên cao.
D.
có nhiều đầm phá, vũng vịnh.
Câu 38
Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta?
A.
Các họ cây nhiệt đới phổ biến là Đậu, Dầu, Dẻ.
B.
Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng.
C.
Các đồng bằng châu thổ sông đang lấn ra biển.
D.
Dòng chảy sông ngòi theo sát nhịp mưa.
Câu 39
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với chế độ mưa của nước ta?
A.
Huế - Đà Nẵng có lượng mưa cao nhất trong khu vực đồng bằng
B.
 Số tháng và thời gian mùa mưa của miền Bắc trùng với miển Nam.
C.
Lượng mưa trung bình năm nước ta khá cao, trung bình 1500 - 2000m.
D.
Chế độ mưa có sự phân mùa thành mùa mưa-khô rõ rệt trên cả nước.
Câu 40
Cho biểu đồ sau:
A.
Tỉ suất sinh giảm chậm hơn tỉ suất tử.
B.
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử đều giảm liên tục.
C.
Tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm khoảng 2,37%.
D.
Tỉ suất gia tăng tự nhiên đang giảm không liên tục.