THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Lịch sử
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #5092
Lĩnh vực: Lịch sử
Nhóm: THI THPTQG
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 727

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử

Câu 1
Tính chất của cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong những năm 1946 - 1949 là?
A.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B.
Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C.
Cách mạng dân tộc dân chủ.
D.
Cách mạng tư sản.
Câu 2
Liên Hợp quốc hoạt động không dựa trên nguyên tắc nào sau đây:
A.
Hợp tác phát triển có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. 
B.
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước 
C.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
D.
Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Câu 3
Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?
A.
Liên Xô và Mỹ.    
B.
Mỹ và Anh.             
C.
Liên Xô và Anh          
D.
Liên Xô và Pháp. 
Câu 4
Tại sao Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất? 
A.
Nêu rõ mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.
B.
Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc.
C.
Nêu rõ mục đích là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.
D.
Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc.
Câu 5
Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là
A.
hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
B.
chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh. 
C.
tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
D.
giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 
Câu 6
Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội?
A.
Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ.
B.
Tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
C.
Chưa giải quyết được vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội.
D.
Đầu tư bất hợp lý.
Câu 7
Tại sao nhóm 5 nước sáng lập ASEAN lại chuyển từ chiến lược kinh tế hướng nội sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?
A.
Do chiến lược kinh tế hướng nội có hạn chế.
B.
Do tác động của xu thế toàn cầu hóa.
C.
Do muốn tranh thủ sự viện trợ của Mĩ.
D.
Do tác động của xu thế liên kết khu vực.
Câu 8
Từ năm 1970 đến năm 1975, nhân dân Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược là do
A.
Campuhia gây xung đột biên giới của Thái Lan - đồng minh của Mĩ.
B.
Mĩ điều khiển thế lực tay sai lật đổ Chính phủ Xihanúc, xâm lược Campuchia.
C.
Campuchia lên án Mĩ thành lập khối quân sự SEATO ở Đông Nam Á.
D.
Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hoà bình, trung lập.
Câu 9
Sự kiện phát xít đầu hàng đồng minh (8/1945) đã tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Nam Á
A.
Đứng lên đấu tranh và nhiều nước giành được độc lập dân tộc.
B.
Làm cách mạng thành công và thành lập các nước cộng hòa.
C.
Đứng lên đấu tranh và tất cả các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập dân tộc.
D.
Tự tuyên bố là các quốc gia độc lập.
Câu 10
Trung Quốc trở thành quốc gia thứ mấy trên thế giới có người bay vào khoảng không vũ trụ?
A.
Thứ hai (sau Liên Xô).
B.
Thứ ba (sau Nga, Mĩ).
C.
Thứ tư (sau Nga, Mĩ, Anh).
D.
Thứ năm (sau Nga, Mĩ, Anh, Pháp).
Câu 11
Trung Quốc đã phóng thành công tàu cùng người bay vào vũ trụ vào khoảng thời gian nào?
A.
1999.
B.
2000.
C.
2001.
D.
2003.
Câu 12
Đâu không phải là thành tựu về khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc từ sau công cuộc cải cách - mở cửa (1978)?
A.
Phóng thành công 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian vũ trụ.
B.
Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C.
Thực hiện chương trình thám hiểm không gian.
D.
Trở thành quốc gia thứ ba (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.
Câu 13
Trong 20 năm (1978-1998) thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đã đạt được thành tựu về kinh tế nào dưới đây?
A.
Năm 1998, GDP Trung Quốc đạt 7000 tỉ USD.
B.
Sản lượng cá đứng thứ hai thế giới.
C.
Tổng sản phẩm của Trung Quốc chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
D.
GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%.
Câu 14
Nhận xét nào dưới đây về khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX là đúng?
A.
Là khu vực có kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, nhưng đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện.
B.
Các quốc gia đều có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
C.
Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
D.
Các quốc gia đều nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục, xây dựng, phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Câu 15
Liên học quốc quyết định lấy ngày 24-10 hằng năm làm “Ngày Liên hợp quốc” vì đó là ngày
A.
kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. 
B.
bế mạc Hội nghị Ianta.
C.
Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực. 
D.
Khai mạc Lễ thành lập Liên hợp quốc.  
Câu 16
Liên Xô là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào?
A.
Đã duy trì được trật tự thế giới “hai cực” sau chiến tranh lạnh. 
B.
Góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mỹ đối với tổ chức Liên hợp quốc.  
C.
Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.  
D.
Xây dựng Liên hợp quốc thành tổ chức chính trị quốc tế năng động. 
Câu 17
Trong những năm 1967 - 1975, tổ chức ASEAN
A.
Hoạt động có hiệu quả trong việc hỗ trợ các nước phát triển kinh tế.
B.
Là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo.
C.
Mở rộng, kết nạp thêm nhiều thành viên.
D.
Là tổ chức hợp tác kinh tế, chính trị lớn, có tầm ảnh hưởng ở quốc tế và khu vực.
Câu 18
Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào?
A.
Tuyên bố ZOPFAN.
B.
Hiệp ước hòa bình, thân thiện.
C.
Hiệp ước thân thiện và hợp tác.
D.
Tuyên bố Bali.
Câu 19
Yếu tố nào sau đây khiến bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.
Thắng lợi của các nước Á, Phi, Mỹ La tinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
B.
Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia vào đời sông chính trị thê giới.
C.
Những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đât nước cùa nhiêu quôc gia trên thê giới.
D.
Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.
Câu 20
Nguyên tắc cơ bản của đường lối cải cách mà Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã vạch ra từ năm 1978 là
A.
Kiên trì nền chuyên chính dân chủ.
B.
Tiến hành cải cách và mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
C.
Kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội.
D.
Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông.
Câu 21
Cho các sự kiện sau:
A.
2,3,1      
B.
1,2,3         
C.
 1,3,2          
D.
3,2,1
Câu 22
Năm 1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành có ý nghĩa gì? 
A.
Tạo thuận lợi trao đổi, buôn bán.
B.
Thống nhất tiền tệ, thúc đẩy nền kinh tế.
C.
Thống nhất sự kiểm soát tài chính.
D.
Thống nhất đo lường để dễ dàng trao đổi.
Câu 23
Cơ quan nào sau đây không thuộc tổ chức Liên minh châu Âu (EU)? 
A.
Tòa án châu Âu.
B.
Hội đồng quốc phòng châu Âu.
C.
Hội đồng châu Âu.
D.
Hội đồng Bộ trưởng.
Câu 24
Nhận định nào đúng về tình hình các nước châu Âu từ năm 1973 đến năm 1991?
A.
Quá trình “nhất thể hóa” trong khuôn khổ cộng đồng châu Âu còn nhiều trở ngại.
B.
Quá trình “nhất thể hóa” trong khuôn khổ cộng đồng châu Âu diễn ra thuận lợi.
C.
Quá trình “toàn cầu hóa” trong khuôn khổ cộng đồng châu Âu còn nhiều trở ngại.
D.
Quá trình toàn cầu hóa” trong khuôn khổ cộng đồng châu Âu diễn ra thuận lợi.
Câu 25
Tại sao nói Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức chính trị, kinh tế lớn nhất hiện nay? 
A.
Thành lập được Nghị viện châu Âu với sự tham gia của các nước thành viên.
B.
Sử dụng đồng tiền chung châu Âu ở nhiều nước thành viên.
C.
Chiếm ¼ GDP của thế giới, có trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
D.
Là tổ chức có số lượng thành viên lớn, có dân số đông nhất thế giới và có lực lượng lao động với trình độ cao.
Câu 26
Chiến tranh lạnh được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai không xuất phát từ việc
A.
Các tổ chức kinh tế, quân sự ra đời đối lập và chạy đua với nhau.
B.
Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
C.
Mĩ lo ngại trước sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D.
Mĩ có ưu thế về vũ khí hạt nhân, tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới.
Câu 27
Sự ra đời của hai tổ chức nào đã dánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới?
A.
Mĩ đưa ra học thuyết Truman và sự thành lập khối SEV.
B.
Sự ra đời của NATO và Tổ chức hiệp ước Vacsava.
C.
Sự ra đời của NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
D.
Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan và Tổ chức hiệp ước Vacsava.
Câu 28
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm xuất hiện xu thế nào từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX đến nay?
A.
Xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.
B.
Những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, lao động.
C.
Xuất hiện xu thế liên kết khu vực.
D.
Xuất hiện xu thế sáp nhập trên thế giới.
Câu 29
Tại sao nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?
A.
Vì khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
B.
Vì tay nghề của công nhân ngày càng cao.
C.
Vì sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hóa.
D.
Vì nhà máy là phòng nghiên cứu chính.
Câu 30
Tại sao trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A.
Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn.
B.
Do hạn chế về tổ chức, đường lối và trình độ giác ngộ.
C.
Do giai cấp công nhân vẫn chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử
D.
Do giai cấp tư sản vẫn đang nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
Câu 31
Đóng góp đầu tiên, đồng thời cũng là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX là
A.
Chuẩn bị tích cực về tư tưởng, chính trị, tổ chức và đào tạo cán bộ cách mạng (1921-1929).
B.
Gửi bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân (1919).
C.
Hợp nhất ba tổ chức cộng sản (tháng 2/1930).
D.
Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đi theo khuynh hướng vô sản (tháng 7/1920).
Câu 32
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện các cuộc cách mạng nào?
A.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B.
Cách mạng dân tộc dân chủ, thổ địa cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C.
Tư sản dân quyền cách mạng, thổ địa cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D.
Tư sản dân quyền cách mạng và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 33
Theo em nhân tố mang tính tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho những thắng lợi về sau của cách mạng Việt Nam là
A.
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B.
Tinh thần đại đoàn kết của các tầng lớp nhân dân.
C.
Sự phát triển mạnh mẽ của đất nước về kinh tế, chính trị.
D.
Sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ thế giới.
Câu 34
Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương
A.
sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.
B.
xác định động lực cách mạng là công nông.
C.
thành lập chính phủ công nông binh.
D.
tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc.
Câu 35
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A.
Thấy được mâu thuẫn cơ bản nhưng chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội.
B.
Xác định lực lượng cách mạng là toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công- nông.
C.
Chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng tả khuynh trong quốc tế cộng sản.
D.
Không thấy được khả năng cách mạng của trung, tiểu địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.
Câu 36
Theo em vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?
A.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I.    
B.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
C.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930.        
D.
Luận cương chính trị.
Câu 37
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương trong thời kỳ 1936 - 1939 là gì?
A.
Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày.
B.
Chống đế quốc và phong kiến.
C.
Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
D.
Chống đế quốc và tư sản phản bội quyền lợi dân tộc.
Câu 38
Thực chất của phong trào Đông Dương đại hội trong thời kì 1936-1939 là
A.
Vận động quần chúng thực hiện chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B.
Thu thập “dân nguyện”, đưa yêu sách đòi Chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.
C.
Triệu tập Hội nghị Đông Dương để bàn về vấn đề chống chủ nghĩa phát xít.
D.
Phong trào đấu tranh công khai của nhân dân ta.
Câu 39
Biện pháp nào sau đây không phải là điểm sáng tạo của mặt trận Việt Minh trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng tháng Tám (1945)?
A.
Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
B.
Kết hợp giữa xây dựng với rèn luyện.
C.
Xây dựng từ thành phần cơ bản đến tầng lớp trên.
D.
Xây dựng từ nông thôn, rừng núi đến đô thị, đồng bằng.
Câu 40
Đâu không phải là cơ sở để hội nghị tháng 5-1941 chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương?
A.
Do yêu cầu cần thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.
B.
Do yêu cầu tập trung tối đa lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
C.
Do yêu cầu chống âm mưu lập Liên bang Đông Dương của Pháp.
D.
Do mỗi nước có một đặc điểm lịch sử - văn hóa - xã hội riêng.