THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI GDCD
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #5601
Lĩnh vực: GDCD
Nhóm: THI THPTQG
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3807

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD

Câu 1
Hoàn thành nội dung sau: Giá cả của hàng hóa trên thị trường bao giờ cũng ...............
A.
thấp hơn giá trị.
B.
xoay quanh giá trị.
C.
ăn khớp với giá trị.
D.
cao hơn giá trị.
Câu 2
Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp với nội dung nào?
A.
tổng thời gian lao động tập thể.
B.
tổng thời gian lao động cá nhân.
C.
tổng thời gian lao động xã hội cần thiết.
D.
tổng thời gian lao động cộng đồng.
Câu 3
Hệ thống bình chứa của sản xuất thuộc yếu tố nào dưới đây của quá trình sản xuất?
A.
Tư liệu lao động
B.
Đối tượng lao động.
C.
Nguyên vật liệu nhân tạo.
D.
Công cụ lao động.
Câu 4
Hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện là vi phạm nào?
A.
hình sự.
B.
hành chính.
C.
dân sự.
D.
kỷ luật.
Câu 5
Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền,thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A.
Bình đẳng trước pháp luật.
B.
Bình đẳng về quyền con người.
C.
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D.
Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Câu 6
Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành nội dung nào?
A.
một chế pháp luật.
B.
một quy định pháp luật.
C.
một quy phạm pháp luật.
D.
một ngành luật.
Câu 7
Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng ..........
A.
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B.
đối với người vi phạm.
C.
trong một số lĩnh vực quan trọng.
D.
đối với người sản xuất kinh doanh.
Câu 8
Anh T (25 tuổi) điều khiển xe gắn máy lưu thông trên đường, khi đến ngã tư thì một cảnh sát giao thông là anh Q yêu cầu anh T dừng xe để kiểm tra giấy tờ. Trong quá trình kiểm tra anh Q phát hiện anh T chưa có giấy phép lái xe nên đã lập biên bản xử phạt anh T. Việc anh T bị xử phạt hành chính thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A.
Tính quy phạm phổ biến.
B.
Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C.
Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D.
Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 9
Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hoá sẽ theo chiều hướng nào?
A.
tăng lên.
B.
không tăng.
C.
giảm.
D.
ổn định.
Câu 10
Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về kinh doanh, ông Q đã đăng ký mở cửa hàng thực phẩm và được chấp thuận. Việc làm của ông Q thể hiện pháp luật là phương tiện như thế nào đối với công dân?
A.
Để công dân có quyền tự do hành nghề.
B.
Để công dân lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
C.
Để công dân thực hiện quyền của mình.
D.
Để công dân thực hiện được ý định của mình.
Câu 11
Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ của ông A và ông B đăng kí kinh doanh khí gas. Vì là người thân của chồng nên chị N đã loại hồ sơ đầy đủ của ông B theo yêu cầu của ông A rồi cùng anh V nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ rồi cấp phép cho ông A. Phát hiện sự việc trên, ông B đã tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm khiến uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A.
Ông A, anh V và chị N.
B.
Ông A, anh V và chị N và ông B.
C.
Chị N, anh V và ông B.
D.
Ông A, ông B và chị N.
Câu 12
Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật .......
A.
quy định được làm.
B.
quy định phải làm.
C.
không cấm.
D.
cho phép làm.
Câu 13
Việc làm nào dưới đây của công dân không thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao đồng?
A.
Thành lập qũy bảo trợ xã hội.
B.
Trực tiếp thỏa thuận tiền lương.
C.
Tự do đề đạt nguyện vọng.
D.
Tuân thủ thỏa ước tập thể lao động.
Câu 14
Điểm giống nhau giữa đạo đức và pháp luật là gì?
A.
dựa trên tính tự giác của con người.
B.
điều chỉnh hành vi của con người.
C.
là quy tắc bắt buộc chung.
D.
tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân.
Câu 15
Theo qui định của pháp luật, vợ chồng bình đẳng trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp là nội dung bình đẳng giữa vợ và chòng trong quan hệ gì?
A.
quan hệ nhân thân.
B.
quan hệ tài sản.
C.
quan hệ gia đình.
D.
tình cảm cá nhân.
Câu 16
Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
A.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
B.
Uỷ ban nhân dân.
C.
Tòa án nhân dân các cấp.
D.
Cơ quan điều tra các cấp.
Câu 17
Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý không nhằm mục đích buộc chủ thể vi phạm ..........
A.
xóa bỏ mọi quyền nhân thân.
B.
chịu những thiệt hại nhất định.
C.
chấm dứt hành vi trái pháp luật.
D.
khắc phục hậu quả gây ra.
Câu 18
Một trong những dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm phải có điều kiện gì?
A.
địa vị xã hội.
B.
năng lực trách nhiệm pháp lý.
C.
tài sản thừa kế.
D.
người đại diện theo quy định.
Câu 19
Phát hiện mình bị sốt nhẹ, chị D nhờ chồng là anh K đăng kí cho chị làm xét nghiệm sàng lọc Covid-19. Tuy nhiên anh K đã khóa trái cửa buộc vợ phải ở trong nhà kho 14 ngày để tránh lây nhiễm dù chị không đồng ý. Anh K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A.
Bất khả xâm phạm về thân thể.
B.
Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C.
Bảo đảm an toàn về thân thể.
D.
Bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 20
Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?
A.
Từ đủ 12 tuổi trở lên.
B.
Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C.
Từ đủ 18 tuổi trở lên.
D.
Từ đủ 16 tuổi trở lên.
Câu 21
Người tham gia giao thông tuân thủ theo luật giao thông đường bộ là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A.
Tuân thủ pháp luật.
B.
Tuân hành pháp luật.
C.
Thi hành pháp luật.
D.
Sử dụng pháp luật.
Câu 22
Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở hành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức là gì?
A.
áp dụng pháp luật.
B.
thực hiện pháp luật.
C.
tuân thủ pháp luật.
D.
thi hành pháp luật.
Câu 23
Anh S là chủ một cơ sở sản xuất tư nhân, bị tòa án tuyên phạt tù và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tội vi phạm cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Anh S phải đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A.
Hình sự và kỷ luật.
B.
Kỷ luật và dân sự.
C.
Hình sự và dân sự.
D.
Hành chính và hình sự.
Câu 24
Ông A xây nhà cao tầng ở đô thị X khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là biểu hiện của vi phạm gì?
A.
dân sự.
B.
hành chính.
C.
kỷ luật.
D.
hình sự.
Câu 25
Đã muộn mà không thấy chồng về, chị A ra quán rượu tìm chồng. Tại đây, hai người đã xảy ra cãi vã. Thấy vậy, anh T uống rượu ở bàn bên đã chế giễu anh V không biết dạy vợ. Anh V đã ra về trong sự bức xúc nên kể chuyện với bạn mình là anh G . G rủ anh V quay lại quán tìm anh T xử lí. Chủ quán thấy có xô xát nên đã can ngăn vô tình làm G ngã vào góc bàn bị thương nhẹ. Sau đó, dù T bỏ chạy nhưng V và G vẫn đuuổi theo đâm nhiều nhát khiến T tử vong tại chỗ. Trong trường hợp này những ai đã vi phạm hình sự?
A.
Anh V và anh T và chủ quán.
B.
Anh V và anh G và anh T.
C.
Anh V và anh G.
D.
Anh V và anh G và chủ quán.
Câu 26
Niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhiên như thánh thần, chúa trời là nội dung khái niệm nào?
A.
hoạt động tôn giáo.
B.
tín ngưỡng.
C.
cơ sở tôn giáo.
D.
tôn giáo.
Câu 27
Hành vi nào dưới đây không phải là vi phạm dân sự?
A.
Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán.
B.
Làm mất tài sản người khác.
C.
Đi học muộn không có lý do chính đáng.
D.
Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khác.
Câu 28
Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là bất kì công dân nào khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải ........
A.
chuyển giao bí quyết làng nghề.
B.
đóng thuế đầy đủ và đúng hạn.
C.
sử dụng các dịch vụ bảo hiểm.
D.
thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 29
Ông B là giám đốc, chị S là trưởng phòng tài vụ, anh A là nhân viên cùng công tác tại sở X. Phát hiện ông B cùng chị S vi phạm qui định về kế toán gây thiệt hại ngân sách nhà nước 5 tỉ đồng, anh A đã làm đơn tố cáo nhưng lại bị lãnh đạo cơ quan chức năng là ông D vô tình làm lộ thông tin khiến ông B biết anh là người tố cáo. Vì vậy, ông B liên tục gây khó khăn cho anh A trong công việc. Bức xúc anh A đã dùng vật nhọn làm xước nhiều vết lên xe ô tô riêng của ông B. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật?
A.
Ông B, chị S và anh A.
B.
Ông B, chị S và ông D.
C.
Ông B và chị S.
D.
Ông B và ông D.
Câu 30
Theo qui định của pháp luật, những ưu đãi đối với người có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao không bị coi là bất bình đẳng trong sử dụng lao động là nói đến nội dung bình đẳng trong nội dung gì?
A.
giao kết hợp đồng lao động.
B.
thực hiện quyền lao động
C.
cách sử dụng lao động.
D.
cách tuân thủ lao động.
Câu 31
A và B cùng làm việc trong một công ty có cùng mức thu nhập cao. A sống độc thân, B có mẹ già và con nhỏ. A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi B. Việc A và B đóng thuế khác nhau là căn cứ vào tiêu chí nào?
A.
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
B.
năng lực làm việc cụ thể.
C.
địa vị.
D.
độ tuổi.
Câu 32
Anh S là chủ một cơ sở sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ đã có nhiều giải pháp để tăng số lượng đại lí tại nhiều địa phương nhằm cung cấp sản phẩm của mình. Anh S đã thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh ở nội dung nào sau đây?
A.
Thực hiện nghĩa vụ kinh doanh.
B.
Tự chủ đăng kí kinh doanh.
C.
Chủ động mở rộng thị trường.
D.
Xóa bỏ hiện tượng đầu cơ.
Câu 33
Tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân được gọi là gì?
A.
tài sản của vợ chồng.
B.
tài sản chung.
C.
tài sản của cha mẹ và con.
D.
tài sản riêng.
Câu 34
Căn cứ vào đâu để pháp luật qui định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp?
A.
khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
B.
uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
C.
thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
D.
ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
Câu 35
Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về phương diện nào?
A.
xã hội.
B.
văn hóa.
C.
kinh tế.
D.
chính trị.
Câu 36
Vợ anh A là chị B giấu chồng rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để kinh doanh cùng bạn nhưng bị thua lỗ. Phát hiện sự việc, anh A đã đánh đập và ép vợ đến làm việc tại xưởng mộc do anh làm quản lí mặc dù chị không đồng ý. Chị B và anh A cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A.
Sản xuất và kinh doanh.
B.
Hợp tác và đầu tư.
C.
Lao động và công vụ.
D.
Hôn nhân và gia đình.
Câu 37
Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì như thế nào?
A.
phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.
B.
chỉ công an mới có quyền bắt.
C.
phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.
D.
ai cũng có quyền bắt.
Câu 38
H và Q là nhân viên bán hàng cho công ty dược phẩm K . Cả hai đạt được doanh thu cao nên được đề nghị khen thưởng. Nhưng do làm mất lòng con trai giám đốc, Q bị giám đốc cty loại khỏi danh sách trên. Trong trường hợp này giám đốc đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A.
Hành chính.
B.
Kinh doanh.
C.
Dân sự.
D.
Lao động.
Câu 39
Anh H thuê anh S tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc mình có con ngoài giá thú với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh S đã đánh anh T gãy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến nhà ông H để gây rối và đẩy ông H ngã ra thềm nhà khiến ông bị trấn thương sọ não. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A.
Ông H và anh S.
B.
Ông H, anh S và ông Q.
C.
Anh T, ông Q và anh S.
D.
Anh S và ông Q.
Câu 40
Hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích làm tổn hại sức khỏe cho người khác là vi phạm quyền nào?
A.
Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B.
Bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C.
Bảo hộ tính mạng và nhân phẩm.
D.
Bất khả xâm phạm về thân thể.