THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI Lịch sử
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #5624
Lĩnh vực: Lịch sử
Nhóm: THI THPTQG
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 5148
Đề thi THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Câu 1
Biểu hiện nào chứng tỏ cuộc cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản?
A.
Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế.
B.
Lực lượng chính của phong trào là công nhân.
C.
Phương pháp đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang.
D.
Bầu ra các xô viết đại biểu công nhân.
Câu 2
Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian :
A.
1, 2, 3.
B.
2, 3, 1.
C.
3, 2, 1.
D.
2, 1, 3.
Câu 3
Trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã mắc những thiếu sót sai lầm chủ yếu nào?
A.
Không chú trọng phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
B.
Không xây dựng nhà nước công nông vững mạnh.
C.
Mất cảnh giác trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
D.
Thiếu công bằng xã hội, chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn.
Câu 4
Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?
A.
Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
B.
Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.
C.
Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
D.
Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
Câu 5
Theo phương án " Maobatton", Ấn Độ được chia thành hai quốc gia là Ấn Độ và Pakixtan. Hai nhà nước tự trị này được thành lập vào thời gian nào?
A.
15 - 7 - 1948.
B.
15 - 8 - 1947.
C.
15 - 8 - 1948.
D.
15 - 8 - 1949.
Câu 6
Chủ trương của Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập bằng hình thức nào?
A.
Bạo động "sắt và máu".
B.
Đấu tranh vũ trang.
C.
"Bất bạo động".
D.
Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ tranh.
Câu 7
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của các nước Mĩ Latinh là
A.
địa chủ phong kiến.
B.
chế độ tay sai, phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C.
chế độ phân biệt chủng tộc.
D.
chủ nghĩa thực dân cũ.
Câu 8
Hãy tìm đúng lý do Nhật Bản được gọi là “Đế quốc kinh tế”?
A.
Nhật Bản là một siêu cường về kinh tế.
B.
Đế quốc Nhật bành trướng, xâm nhập mở rộng phạm vi thế lực kinh tế khắp mọi nơi trên thế giới đặc biệt là vùng Đông Nam Á.
C.
Nhật Bản chỉ chú trọng phát triển quân sự và tiến hành chiến tranh.
D.
Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt với Mĩ và Tây Âu.
Câu 9
Trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, so với Nhật Bản, các nước Tây Âu không có lợi thế từ yếu tố nào dưới đây?
A.
Chi phí cho quốc phòng thấp.
B.
Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
C.
Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
D.
Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
Câu 10
Định ước Henxinki được kí kết trong thời gian nào?
A.
Năm 1975.
B.
Năm 1976.
C.
Năm 1989.
D.
Năm 1972.
Câu 11
Mục đích lớn nhất của "Chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động là
A.
ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B.
buộc các nước tư bản phương Tây lệ thuộc vào Mĩ.
C.
phô trương sức mạnh kinh tế và tiềm lực quốc phòng của Mĩ.
D.
đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới.
Câu 12
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mưu đồ chung của Mĩ là
A.
làm bá chủ thế giới.
B.
tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
C.
tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
D.
tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la-tinh.
Câu 13
Tháng 2 - 1913 là mốc thời gian ghi dấu sự kiện nào sau đây?
A.
Khởi nghĩa Yên Thế thất bại hoàn toàn.
B.
Nghĩa quân Yên Thế giảng hòa với Pháp lần thứ nhất.
C.
Đề Nắm bị sát hại.
D.
Nghĩa quân Yên Thế giảng hòa với Pháp lần hai.
Câu 14
Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần vương giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 là
A.
các cuộc khởi nghĩa có sự liên hệ với nhau thành phong trào lớn.
B.
hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn.
C.
nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, trọng tâm ở Nam Kì.
D.
quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.
Câu 15
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là
A.
các cuộc khởi nghĩa vũ trang.
B.
được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần.
C.
lực lượng chính là binh lính.
D.
do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.
Câu 16
Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước ?
A.
Để học hỏi phương pháp cách mạng từ các nước phương Tây rồi trở về giúp đồng bào mình.
B.
Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
C.
Vì phương Tây là nơi khởi nguồn của những tư tưởng cách mạng tiến bộ.
D.
Vì phương Tây là nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản.
Câu 17
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?
A.
Giao thông vận tải.
B.
Nông nghiệp và thương nghiệp.
C.
Công nghiệp chế biến.
D.
Nông nghiệp và khai thác mỏ.
Câu 18
Đâu không phải chính sách mà chính phủ Pháp đã thực hiện để khắc phục hậu quả nặng nề do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra?
A.
Tăng cường bóc lột thuộc địa.
B.
Vay nợ để phục hồi và phát triển kinh tế.
C.
Tiếp tục gây chiến tranh với các nước nhỏ để chiếm đất đai, cướp tài nguyên.
D.
Tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước.
Câu 19
Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là gì?
A.
Phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang tự giác.
B.
Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ.
C.
Quá trình khẳng định quyền lãnh đạo cách mạng giữa hai khuynh hướng vô sản và dân chủ tư sản.
D.
Giai cấp tiểu tư sản có sự chuyển biến về tư tưởng trước tác động của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Câu 20
Lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son - Sài Gòn (8 - 1925) là
A.
Tôn Đức Thắng.
B.
Trần Phú.
C.
Nguyễn Thái Học.
D.
Nguyễn Ái Quốc.
Câu 21
Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?
A.
Tháng 3-1935 ở Xiêm - Thái Lan.
B.
Tháng 3-1935 ở Ma Cao - Trung Quốc.
C.
Tháng 3-1935 ở Hương Cảng - Trung Quốc.
D.
Tháng 3-1935 ở Cao Bằng - Việt Nam.
Câu 22
Hệ thống tổ chức Đảng trong nước nói chung đã được khôi phục vào thời gian nào?
A.
Đầu năm 1932.
B.
Cuối năm 1934 - đầu 1935.
C.
Cuối năm 1935.
D.
Đầu năm 1933.
Câu 23
Chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Điểm nào dưới đây thể hiện tính chất đó?
A.
Tất cả các phương án nêu ra đều đúng.
B.
Thực hiện các quyền tự do dân chủ.
C.
Chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý.
D.
Xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới.
Câu 24
Ai là người nhậm chức Toàn quyền Đông Dương năm 1937.
A.
Pôn Đu-me.
B.
Brêviê.
C.
Pôn Bô.
D.
Anbe Xa-rô.
Câu 25
“ Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”. Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào?
A.
Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).
B.
Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).
C.
Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau hội nghị trung ương lần thứ 8.
D.
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2 - 1930).
Câu 26
Kẻ thù nào đã dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?
A.
Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam.
B.
Đế quốc Anh.
C.
Bọn Việt Quốc, Việt Cách.
D.
Các lực lượng phản cách mạng trong nước.
Câu 27
Cho đến thu - đông năm 1953, số lượng quân tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ là bao nhiêu tiểu đoàn.
A.
44 tiểu đoàn.
B.
34 tiểu đoàn.
C.
14 tiểu đoàn.
D.
54 tiểu đoàn.
Câu 28
Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới năm 1950 là gì?
A.
A.Địch bị đẩy lùi vào thế phòng ngự bị động, ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính.
B.
Chấm dứt kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
C.
Bảo vệ an toàn căn cứ địa Việt Bắc.
D.
Đây là chiến thắng oanh liệt nhất, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh.
Câu 29
Nội dung nào sau đây không nằm trong Hiệp định Genève ?
A.
A.Hai bên cùng ngừng bắn, tập kết, chuyển quân.
B.
Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.
C.
Mĩ được vào miền Nam giải giáp quân Pháp.
D.
Lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời của Việt Nam.
Câu 30
Ý nào không phải là tác dụng của việc ta ký Hiệp định Sơ bộ 6 -3 -1946 với Pháp?
A.
Tranh thủ thời gian hòa bình chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài.
B.
Tránh một cuộc xung đột vũ trang đổ máu cho các bên.
C.
Kéo dài thời gian hòa hoãn để đợi các nước Đồng minh khác đến giúp dân tộc ta.
D.
Tránh cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
Câu 31
Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp có âm mưu gì mới?
A.
Bình định mở rộng địa bàn chiếm đóng.
B.
Bình định kết hợp phản công và tiến công lực lượng cách mạng.
C.
Đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất.
D.
Nhận thêm viện trợ của Mĩ, tăng viện binh.
Câu 32
Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 với Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954:
A.
về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.
B.
khu vực đóng quân của hai bên.
C.
về thời gian rút quân.
D.
về quyền dân tộc cơ bản.
Câu 33
Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào?
A.
Ngày 16-5-1955.
B.
Ngày 16-5-1954.
C.
Ngày 10-10-1955.
D.
Ngày 22-5-1955.
Câu 34
So với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" có điểm khác nào dưới đây?
A.
Dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.
B.
Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
C.
Có sự phối hợp của lực lượng chiến đấu Mĩ.
D.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 35
Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954 -1975 là gì?
A.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B.
Hoàn thành cải cách ruộng đất.
C.
Khôi phục kinh tế.
D.
Tiếp tục cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 36
Mục đích cuộc hành quân Xê-đa Phôn của Mỹ là gì ?
A.
Thí nghiệm một loại hình chiến lược mới.
B.
Xóa địa đạo Củ Chi và Bến Súc.
C.
Diệt cơ quan đầu não khu Sài Gòn - Gia Định và xóa địa đạo Củ Chi và Bến Súc.
D.
Diệt cơ quan đầu não khu Sài Gòn - Gia Định.
Câu 37
Sau Hiệp định Pari, nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng miền nam là
A.
tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B.
hoàn thành cách mạng ruộng đất.
C.
tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D.
hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
Câu 38
Ngô Đình Diệm được Mĩ dựng lên làm Thủ tướng bù nhìn ở miền Nam Việt Nam để thay thế cho ai?
A.
Thay thế cho Dương Văn Minh.
B.
Thay thế cho Đồng Khánh.
C.
Thay thế cho Bảo Đại.
D.
Thay thế cho Bửu Lộc.
Câu 39
Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)?
A.
Cuộc tiến công của lực lượng vũ trang.
B.
Phá vỡ hoàn toàn cơ quan đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch.
C.
Những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.
D.
Những cuộc tiến công của lực lượng vũ trang.
Câu 40
Đâu không phải là ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 -1976)?
A.
Đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B.
Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C.
Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.
D.
Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác.