THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI Lịch sử
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề: #571
Lĩnh vực: Lịch sử
Nhóm: Bài tập, kiểm tra, thi học kỳ
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 2625
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021
Câu 1
Bản chất của chính sách “bế quan tỏa cảng” do nhà Nguyễn thực hiện là
A.
Tập trung phát triển các hoạt động nội thương.
B.
Nghiêm cấm buôn bán các mặt hàng quân sự.
C.
Không giao thương với thương nhân phương Tây
D.
Cấm buôn bán vũ khí chiến tranh.
Câu 2
Vì sao trong cuộc chạy đua với các nước tư bản phương Tây, tư bản Pháp lại có thể “bám sâu” được vào Việt Nam?
A.
Buôn bán, trao đổi hàng hóa với Việt Nam từ lâu đời
B.
Thực dân Anh đang bận rộn xâm chiếm Ấn Độ
C.
Vai trò của Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp ở Việt Nam
D.
Thông qua buôn bán vũ khí với triều đình nhà Nguyễn
Câu 3
Vì sao có thể khẳng định: thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu lịch sử?
A.
Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường của tư bản Pháp trong khi Việt Nam lại đáp ứng được yêu cầu đó
B.
Do chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng
C.
Do triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo giết đạo
D.
Do sự giàu có về tài nguyên của Việt Nam
Câu 4
Sự khác biệt về kẻ thù, tiềm lực đất nước của Việt Nam cuối thế kỉ XIX so với các thế kỉ XI đến XIII đã có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp?
A.
Việc Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là tất yếu
B.
Việt Nam đứng vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp
C.
Việt Nam có đủ khả năng để đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp
D.
Sự thất bại tất yếu của cuộc kháng chiến
Câu 5
Thách thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là
A.
Tiến hành cải cách hay thủ cựu
B.
Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây
C.
Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong
D.
Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt
Câu 6
Chính sách nào của nhà Nguyễn đã gây ra mâu thuẫn và rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc?
A.
“Bế quan tỏa cảng”
B.
“Cấm đạo”
C.
“Đối ngoại”
D.
“Cấm khai khẩn đất hoang”
Câu 7
Nông nghiệp nước ta giữa thế kỉ XIX như thế nào?
A.
Sa sút
B.
Có bước phát triển
C.
Nhà Nguyễn nắm độc quyền
D.
Ruộng đất được chia cho người dân
Câu 8
Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp buộc phải chuyển sang
A.
Đánh chắc tiến chắc
B.
Chinh phục từng gói nhỏ
C.
Đánh phủ đầu
D.
Chinh phục từng địa phương
Câu 9
Trong khi Pháp đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan ở chiến trường Gia Định và Đà Nẵng (1960) thì trong triều đình Nguyễn đã diễn ra tình trạng gì?
A.
Phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán
B.
Tiếp tục bàn kế hoạch đánh Pháp
C.
Tập trung lực lượng đánh Pháp
D.
Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước
Câu 10
Ngay sau khi giải quyết xong vấn đề Trung Quốc (1860), thực dân Pháp đã có hành động gì?
A.
Đem quân đánh chiến Bắc Kì
B.
Đem quân đánh chiến các tỉnh Tây Nam Kì
C.
Kéo về Gia Định, tiếp tục mở rộng đánh chiếm nước ta
D.
Kí với triều đình Huế bản Hiệp ước Nhâm Tuất
Câu 11
Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những khu vực nào?
A.
Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
B.
Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.
C.
Biên Hòa, Hà Tiên. Định Tường vào đảo Côn Lôn.
D.
An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
Câu 12
Đâu không phải lý do thực dân Pháp tấn công Gia Định vào năm 1859?
A.
Chiếm được Nam Kì sẽ cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn
B.
Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công
C.
Thực dân Anh đang ngấp nghé muốn Gia Định để tạo thành trục giao thông Hương Cảng- Gia Định- Xingapo
D.
Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng
Câu 13
Tại sao sau khi chiếm được thành Gia Định, quân Pháp lại phải dùng thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến?
A.
Vì trong thành không có lương thực
B.
Vì trong thành không có vũ khí
C.
Vì quân triều đình phản công quyết liệt
D.
Vì các đội dân binh của Việt Nam ngày đêm bám sát và tiêu diệt
Câu 14
Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
A.
Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam
B.
Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để chúng rút quân
C.
Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân dân Việt Nam
D.
Củng cố thêm niềm tin cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
Câu 15
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
A.
Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân
B.
Lo sợ trước sức mạnh của thực dân Pháp
C.
Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù
D.
Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài
Câu 16
Sai lầm lớn nhất của triều đình Nguyễn ở mặt trận Gia Định (1860) là gì?
A.
Không tổ chức phản công tiêu diệt giặc mà xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ
B.
Huy động quân đội và nhân dân gấp rút xây dựng Đại đồn Chí Hòa để làm chỗ dựa phản công
C.
Tổ chức cho quân đội và nhân dân cùng kháng chiến chống thực dân Pháp
D.
Thương thuyết và xin giảng hòa với thực dân Pháp vì sợ dân phải “đổ máu”
Câu 17
Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
A.
Trương Định
B.
Nguyễn Trung Trực
C.
Nguyễn Hữu Huân
D.
Dương Bình Tâm
Câu 18
Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn đã có chủ trương gì để giành lại những vùng đất đã mất?
A.
Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất
B.
Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long
C.
Không chủ trương giành lại vùng đất đã mất
D.
Yêu cầu triều đình Mãn Thanh can thiệp để đánh đuổi quân Pháp
Câu 19
Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, thực dân Pháp đã có hành động gì để củng cố và mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A.
Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng, áp đặt nền bảo hộ đối với Campuchia và âm mưu thôn tính ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
B.
Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nhà Nguyễn để thực hiện phân chia phạm vi cai trị
C.
Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, dùng hỏa lực tấn công chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì
D.
Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mua chuộc quan lại người Việt Nam làm tay sai, vu cáo triều đình nhà Nguyễn không thực hiện cam kết trong Hiệp ước 1862
Câu 20
Ngày 20-6-1867 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A.
Quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản nộp thành không điều kiện.
B.
Quân Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Đông Nam Kì không tốn một viên đạn.
C.
Quân Pháp đàn áp xong các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Đông Nam Kì.
D.
Quân Pháp kí với triều đình Huế bản Hiệp ước Giáp Tuất.
Câu 21
Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?
A.
Triều đình Nguyễn tiếp tục thi hành chính sách cấm đạo
B.
Triều đình Nguyễn tự ý giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp
C.
Triều đình Nguyễn ngăn trở việc buôn bán của thương nhân Pháp ở Việt Nam
D.
Triều đình Nguyễn vẫn ngầm ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì
Câu 22
Đâu không phải lý do đến năm 1867 thực dân Pháp mới tiến hành chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?
A.
Quân Pháp bận rộn với việc xâm chiếm Campuchia
B.
Quân Pháp bị sa lầy ở chiến trường Mê-hi-cô
C.
Phong trào kháng chiến ở Nam Kì phát triển buộc Pháp phải chinh phục lại các vùng đất đã chinh phục
D.
Quân Pháp bị sa lầy ở chiến trường Trung Quốc
Câu 23
Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nhanh chóng, không tốn một viên đạn?
A.
Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
B.
Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
C.
Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
D.
Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
Câu 24
Đâu không phải là phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì sau Hiệp ước 1862?
A.
Khởi nghĩa của Trương Định
B.
Khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm
C.
Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân
D.
Phong trào bất hợp tác do Nguyễn Thông chỉ huy
Câu 25
Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam có điểm gì mới?
A.
Kết hợp thêm nhiệm vụ chống phong kiến đầu hàng
B.
Diễn ra trên quy mô rộng lớn
C.
Do bộ phận sĩ phu tiến bộ lãnh đạo
D.
Thực dân Pháp đánh đến đâu nhân dân ta kháng chiến đến đó
Câu 26
Việc triều đình Nguyễn dần đi vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp đã có tác động như thế nào đến nhận thức của các văn thân, sĩ phu?
A.
Dẫn đến sự phân hóa thành phe chủ chiến và phe chủ hòa
B.
Gây ra mâu thuẫn giữa trung quân - ái quốc
C.
Tạo điều kiện để các sĩ phu tiến bộ lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập một chế độ mới tiến bộ
D.
Dẫn đến phản ứng bất mãn với triều đình phong kiến
Câu 27
Những câu thơ sau gợi nhớ đến nhân vật lịch sử nào?
A.
Nguyễn Đình Chiểu
B.
Nguyễn Trung Trực
C.
Trương Định
D.
Nguyễn Hữu Huân
Câu 28
Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1858 - 1884) của nhân dân ta, tính chất chống phong kiến được thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký hiệp ước nào với thực dân Pháp?
A.
Hiệp ước Patơnốt 1884
B.
Hiệp ước Nhâm Tuất 1862
C.
Hiệp ước Giáp Tuất 1874
D.
Hiệp ước Hácmăng 1883
Câu 29
Đâu không phải là lý do để sau 10 năm kể từ cuộc xâm chiếm Bắc Kì lần thứ nhất thực dân Pháp mới đánh Bắc Kì lần thứ hai?
A.
Chủ nghĩa tư bản Pháp tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
B.
Nước Pháp chưa khôi phục được kinh tế sau chiến tranh Pháp- Phổ nên cần bóc lột thuộc địa
C.
Thực dân Pháp mới phát hiện nguồn than đá ở Bắc Kì
D.
Quân Pháp bận đàn áp phong trào kháng chiến ở Trung và Nam Kì
Câu 30
Lý do nào đã thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)
A.
Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ
B.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn
C.
Nguồn than đá dồi dào
D.
Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì
Câu 31
Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?
A.
Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp
B.
Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất
C.
Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam
D.
Do nội bộ triều đình Huế đang rối loạn
Câu 32
Đâu không phải là những cơ hội có thể phản công đánh bại thực dân Pháp mà triều đình Nguyễn đã bỏ qua trong cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XIX?
A.
Mặt trận Đà Nẵng (1858)
B.
Mặt trận Gia Định (đầu năm 1859)
C.
Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)
D.
Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883)
Câu 33
Những câu thơ sau là khẩu hiệu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa nào?
A.
Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai
B.
Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Bản
C.
Khởi nghĩa của Lê Văn Điếm và Hồ Bá Ôn
D.
Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực
Câu 34
Sau Hiệp ước Hácmăng (1883) triều đình Huế có thái độ như thế nào đối với phong trào kháng chiến của nhân dân?
A.
Ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến của nhân dân.
B.
Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung Kỳ.
C.
Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Nam Kỳ.
D.
Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kỳ.
Câu 35
Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế (năm 1883) nhằm mục đích gì?
A.
Buộc triều đình cắt thành Hà Nội cho Pháp
B.
Xâm chiếm nốt ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
C.
Buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc chiến tranh xâm lược
D.
Buộc triều đình mở thêm cửa biển Thuận An cho Pháp vào buôn bán
Câu 36
Sau khi tiến vào cửa biển Thuận An (18-8-1883), Cuốc – bê đã có hành động gì đầu tiên?
A.
Tiến thẳng vào kinh thành Huế buộc triều đình Huế phải đầu hàng.
B.
Đưa tối hậu thư đòi triều đình giao toàn bộ các pháo đài.
C.
Nổ súng công phá kinh thành Huế suốt hai ngày liền.
D.
Ép triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng.
Câu 37
Triều đình nhà Nguyễn đã thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hiệp ước nào?
A.
Hiệp ước Nhâm Tuất
B.
Hiệp ước Giáp Tuất
C.
Hiệp ước Patơnốt
D.
Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patơnốt
Câu 38
Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của người Pháp. Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Bắc kỳ là đất bảo hộ. Trung kỳ giao cho triều đình quản lí”. Điều khoản trên được quy định trong Hiệp ước nào?
A.
Nhâm Tuất.
B.
Patơnốt.
C.
Hácmăng.
D.
Giáp Tuất
Câu 39
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A.
Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo
B.
Không tập hợp đoàn kết được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh
C.
So sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam
D.
Khuynh hướng cứu nước phong kiến đã lỗi thời
Câu 40
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
A.
Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
B.
Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
C.
Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
D.
Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước.