THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI Lịch sử
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #5733
Lĩnh vực: Lịch sử
Nhóm: THI THPTQG
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 1725
Đề thi THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Câu 1
Điểm khác nhau cơ bản về tính chất của Cách mạng tư sản Pháp so với các Anh là gì?
A.
Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để, Cách mạng tư sản và cách mạng tư sản không triệt để.
B.
Cách mạng tư sản Pháp do giai cấp tư sản lãnh đạo, cách mạng Anh do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C.
Cách mạng tư sản Pháp nổ ra dưới hình thức nội chiến, giải phóng dân tộc, Cách mạng tư sản Anh nổ ra dưới hình thức nội chiến.
D.
Cách mạng tư sản Pháp sau thắng lợi thiết lập nền cộng hòa, Cách mạng tư sản Anh sau thắng lợi thiết lập nền quân chủ lập hiến.
Câu 2
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội không tưởng là
A.
CNTB lúc này đang phát triển mạnh, giành quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới.
B.
giai cấp công nhân đã bước lên vǜ đài chính trị như một lực lượng chính trị độc lập.
C.
mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt.
D.
chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó cần phải thay đổi.
Câu 3
Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về vĕn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích
A.
bảo tồn và phát triển tinh hoa vĕn hóa phương Đông.
B.
khai hóa vĕn minh cho nhân dân ta.
C.
nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về vĕn hóa.
D.
phát triển vĕn hóa Hán trên đất nước ta.
Câu 4
Văn kiện nào sau đây được xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
A.
Nam quốc sơn hà.
B.
Bình Ngô đại cáo.
C.
Hịch tướng sƿ.
D.
hú sông Bạch Đằng.
Câu 5
Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi NĂM 1911 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A.
Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
B.
Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
C.
Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D.
Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 6
Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vì
A.
nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thuộc địa, thị trường.
B.
nước Đức có lực lượng quân đội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ.
C.
nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất châu Âu.
D.
giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác.
Câu 7
Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự Vécxai - Oasinhtơn là
A.
sự hình thành liên minh phát xít gây Chiến tranh thế giới thứ hai.
B.
sự không thỏa mãn về quyền lợi giữa các nước đế quốc.
C.
sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc.
D.
sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
Câu 8
Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp chuyển sang lối đánh nào?
A.
“chinh phục từng gói nhỏ”.
B.
“đánh chắc tiến chắc”.
C.
“đánh phủ đầu”.
D.
“chinh phục từng địa phương”.
Câu 9
Thực dân Pháp dựa vào những duyên cớ nào để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A.
Đổ lỗi cho Việt Nam không cho thương nhân người Pháp ghé vào Đà Nẵng trú bão.
B.
Đổ lỗi cho Việt Nam coi trọng thương nhân Trung Quốc hơn thương nhân Pháp.
C.
Triều đình nhà Nguyễn trả lời tối hậu thư của nước Pháp không đúng hạn.
D.
Triều đình nhà Nguyễn “cấm đạo”, ngĕn cản thương nhân Pháp đến buôn bán.
Câu 10
Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không nằm trong phong trào Cần vương?
A.
Hương Khê.
B.
Ba Đình.
C.
Bãi Sậy.
D.
Yên Thế.
Câu 11
Điểm chung và cǜng là ưu điểm lớn nhất trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
A.
tập hợp được đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
B.
xác định đúng đối tượng đấu tranh là thực dân Pháp.
C.
khởi nghĩa vǜ trang theo phạm trù phong kiến.
D.
làm chậm quá trình khai thác thuộc địa của Pháp.
Câu 12
Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm
A.
tư sản, nông dân và tiểu tư sản.
B.
tư sản dân tộc, công nhân và địa chủ.
C.
công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị.
D.
tiểu tư sản thành thị và công nhân.
Câu 13
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A.
thế giới hình thành “hai cực” TBCN và XHCN do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên.
B.
hình thành một trật tự thế giới mới hoàn toàn do tư bản thao túng.
C.
một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị với các nước bại trận.
D.
một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận cùng nhau hợp tác để lãnh đạo thế giới.
Câu 14
Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Anh, Mĩ, Liên Xô tại Hội nghị Ianta (2/1945)?
A.
Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật.
B.
Thành lập tổ chức quốc tế - Liên hợp quốc.
C.
Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
D.
Giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Câu 15
Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào?
A.
Phá thế độc quyền vǜ khí nguyên tử của Mĩ.
B.
Làm giảm uy tín của Mĩ trên trường quốc tế.
C.
Buộc Mĩ phải thực hiện chiến lược toàn cầu.
D.
làm Mĩ lo sợ và phát động “Chiến tranh lạnh” chống Liên Xô.
Câu 16
Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm 2 miên theo vƿ tuyên 38 từ sau Chiến tranh thế gi hai cho đến nay là do
A.
quyết định của hội nghị Ianta (2/1945).
B.
tác động của Chiến tranh lạnh.
C.
hai miền Triều Tiên thỏa thuận, kí kết hiệp định tại Bàn Môn Điếm (1953).
D.
thỏa thuận của Mỹ và Liên Xô.
Câu 17
Nội dung nào không thể hiện đúng mục tiêu chiến lược của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.
Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đồng minh.
B.
Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
C.
Thực hiện âm mưu làm bá chủ thế giới.
D.
Chống phá Liên Xô và các nước XHCN.
Câu 18
Một trong những mục đích của Mĩ khi đề ra “Kế hoạch Mácsan” (1947) là tập hợp các nước Tây Âu vào
A.
liên minh kinh tế đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa.
B.
liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
C.
liên minh chính trị chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
D.
tổ chức chính trị - quân sự chống lại phe xã hội chủ nghĩa.
Câu 19
Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu từ khi nào?
A.
Những NĂM 60 của thế kỉ XX.
B.
Những NĂM 70 của thế kỉ XX.
C.
Những NĂM 80 của thế kỉ XX.
D.
Những NĂM 90 của thế kỉ XX.
Câu 20
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại (những NĂM 40 thế kỉ XX) diễn ra theo trình tự nào?
A.
Kỹ thuật – khoa học – sản xuất.
B.
Sản xuất – kỹ thuật – khoa học.
C.
Khoa học – kỹ thuật – sản xuất.
D.
Sản xuất – khoa học – kỹ thuật.
Câu 21
Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
A.
sự ra đời của khối quân sự đối lập.
B.
cục diện “Chiến tranh lạnh”.
C.
xu thế toàn cầu hóa.
D.
sự hình thành các liên minh kinh tế.
Câu 22
Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tự sản ở Việt Nam trong những NĂM 20-30 của thế kỉ XX?
A.
Cuộc vận động Duy tân tan rã và Phan Châu Trinh bị bắt.
B.
Phong trào Cần Vương Thất bại và vua Hàm Nghi bị bắt.
C.
Việt Nam Quang phục hội bị tan rã và Phan Bội Châu bị bắt.
D.
Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Việt Nam Quốc dân đảng tan rã.
Câu 23
Các nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã, Quan hải tùng thư là của
A.
địa chủ và tư sản Việt Nam.
B.
tự sản và địa chủ lớn ở Nam Kì.
C.
tầng lớp tiểu tư sản, trí thức.
D.
tự sản Việt Nam.
Câu 24
NĂM 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?
A.
Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.
B.
Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác - Lênin chưa được truyền bá rộng rãi.
C.
Lực lượng cách mạng chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.
D.
Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng.
Câu 25
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Nội dung nào dưới đây chứng tỏ điều đó?
A.
xây dựng tổ chức cơ sở ở khắp cả nước.
B.
thành lập cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội.
C.
xuất bản tờ báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội.
D.
đặt trụ sở của Tổng bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Câu 26
Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ - Tƿnh với phong trào đấu tranh trong cả nước trong NĂM 1930 là gì?
A.
Những cuộc biểu tình của nông dân chỉ đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.
B.
Nông dân đấu tranh chưa có khẩu hiệu cụ thể.
C.
Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.
D.
Những cuộc đấu tranh của nông dân có vǜ trang tự vệ.
Câu 27
Nguyên nhân chủ yếu làm cho cuộc vận động dân chủ 1936-1939 kết thúc là
A.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B.
Chính phủ phái hữu cầm quyền ở Pháp, bọn phản động thuộc địa phản công phong trào cách mạng.
C.
Liên Xô – thành trì của phong trào cách mạng suy yếu do bị đế quốc tấn công.
D.
Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật.
Câu 28
Thời điểm nào được Đảng ta xác định là “thời cơ ngàn NĂM có một để thực hiện cuộc tông khởi nghĩa giành chính quyền?
A.
Khi quân Đồng minh đánh bại phe phát xít.
B.
Khi phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.
C.
Khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ tay sai hoang mang lo sợ.
D.
Khi các yếu tố chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa đã đầy đủ, nhân dân sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền.
Câu 29
Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô viết công nông” bằng khẩu hiệu “Chính phủ cộng hòa dân chủ” là chủ trương của nghị quyết nào sau đây?
A.
Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939.
B.
Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1940.
C.
Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941.
D.
Hội nghị Trung ương Đảng tháng 8/1945.
Câu 30
Tại sao Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 5/1941 lại chủ trương tthành lập Việt Nam độc lập đồng minh?
A.
Vì để chuẩn bị khởi nghĩa vǜ trang.
B.
Vì muốn tập hợp đoàn kết các lực lượng yêu nước chống kẻ thù chung.
C.
Vì muốn thành lập mặt trận ở các nước Lào và Campuchia.
D.
Vì muốn giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước.
Câu 31
Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơnevơ?
A.
Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.
B.
Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.
C.
Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956.
D.
Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
Câu 32
Nhận xét chung về thái độ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Tưởng giới Thạch là
A.
ta nhân nhượng tuyệt đối.
B.
ta nhân nhượng từng bước.
C.
ta nhân nhượng có nguyên tắc.
D.
ta nhân nhượng quá nhiều.
Câu 33
Vì sao thực dân Pháp không thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước ngay khi đánh chiếm Nam Bộ?
A.
Vì chưa có thêm viện binh.
B.
Vì phải khôi phục đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
C.
Vì phải giải giáp quân đội Nhật tại Nam Bộ.
D.
Vì vấp phải tinh thần đoàn kết kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Câu 34
Do đâu mà nước ta bị chia cắt làm hai miền sau Hiệp định Giơnevơ NĂM 1954?
A.
Do Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ.
B.
Do các bên quan sát ngĕn cản không cho các lực lượng ở Việt Nam tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử.
C.
Do phía cách mạng Việt Nam không thi hành nghiêm túc Hiệp định Giơnevơ.
D.
Do pháp phá hoại Hiệp định Giơnevơ NĂM 1954 và không chịu rút quân.
Câu 35
Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là
A.
kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vǜ trang.
B.
kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
C.
kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.
D.
kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.
Câu 36
Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì Đổi mới đất nước từ NĂM 1986 đến nay là gì?
A.
Từng bước đưa đất nước quá độ lên chế độ XHCN khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn.
B.
Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
C.
Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển.
D.
Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Câu 37
Đánh giá về tình hình cách mạng Việt Nam sau Đại thắng mùa xuân NĂM 1975?
A.
Việt Nam đã hoàn thành cách mạng vô sản.
B.
Việt Nam đã hoàn thành cách mạng XHCN.
C.
Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
D.
Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước trên mọi lƿnh vực.
Câu 38
Cho biết trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc khi
A.
Nội các Nhật Bản thông qua quyết định đầu hàng.
B.
Đảng ta nhận được những thông tin về phát xít Nhật sắp đầu hàng.
C.
Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim bị khủng hoảng sâu sắc.
D.
Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện.
Câu 39
Cho biết bước vào đông xuân 1953-1954 âm mưu của Pháp – Mĩ là đáp án
A.
giành thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
B.
giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
C.
giành thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D.
giành thắng lợi để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới trong chiến tranh Việt Nam.
Câu 40
Trong nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đáp án?
A.
một quốc gia độc lập.
B.
một quốc gia độc lập, tự do.
C.
một quốc gia tự trị.
D.
một quốc gia tự do.