THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Vật lý
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #5750
Lĩnh vực: Vật lý
Nhóm: THI THPTQG
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1102

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý

Câu 1
Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), đại lượng (ωt + φ) được gọi là
A.
pha dao động.      
B.
tần số dao động.  
C.
biên độ dao động.   
D.
chu kì dao động.
Câu 2
Trong dao động điều hoà của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi lực tác dụng
A.
đổi chiều.    
B.
bằng không.
C.
có độ lớn cực đại.     
D.
thay đổi độ lớn.
Câu 3
Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, biên độ dao động của vật là
A.
4 cm.  
B.
6 cm.     
C.
4 m.    
D.
6 m.
Câu 4
Một sóng cơ có tần số f bước sóng l lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi thì tốc độ sóng xác định theo công thức:
A.
v=l/f.
B.
v= f/l. 
C.
v=lf.  
D.
v=2lf.
Câu 5
Đặt vào hai đầu tụ điện \(C=\frac{{{10}^{-4}}}{\pi }(F)\) một điện áp xoay chiều u = 141cos(100πt) V. Cường độ dòng điện ampe kế nhiệt đo được qua tụ điện là
A.
1,41 A.   
B.
1,00 A.   
C.
2,00 A.   
D.
10 A.
Câu 6
Đại lượng nào sau đây được gọi là hệ số công suất của mạch điện xoay chiều?
A.
sinφ.
B.
cosφ.  
C.
tanφ. 
D.
cotanφ.
Câu 7
Cuộn thứ cấp của máy biến thế có 1000vòng. Từ thông xoay chiều trong lõi biến thế có tần số 50Hz và giá trị cực đại 0,5mWb. Suất điện động hiệu dụng của cuộn thứ cấp là:
A.
111V. 
B.
157V.   
C.
500V. 
D.
353,6V.
Câu 8
Cho mạch dao động LC, có L = 2mH và C = 2pF, (lấy π2 = 10). Tần số dao động  f của mạch là
A.
25 Hz.   
B.
10 Hz.  
C.
1,5 MHz.    
D.
2,5 MHz.
Câu 9
Cho mạch dao động LC, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kì dao động của mạch
A.
tăng lên 4 lần. 
B.
tăng lên 2 lần. 
C.
giảm đi 4 lần.
D.
giảm đi 2 lần.
Câu 10
Cho bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ; lục; lam và tím. Chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng
A.
lam. 
B.
đỏ.  
C.
tím.     
D.
lục.
Câu 11
Tia X có cùng bản chất với tia nào sau đây?
A.
Tia β+. 
B.
Tia tử ngoại.   
C.
Tia anpha. 
D.
 Tia β–.
Câu 12
Gọi h là hằng số Plăng. Với ánh sáng đơn sắc có tần số f thì mỗi phôtôn của ánh sáng đó mang năng lượng là
A.
\(hf.\)
B.
\(\frac{h}{f}.\)
C.
\(\frac{f}{h}.\)
D.
\(h{{f}^{2}}.\)
Câu 13
Hạt nhân \({}_{6}^{11}C\) phóng xạ b+ có hạt nhân con là :
A.
\({}_{7}^{11}N\)
B.
\({}_{5}^{11}B\) 
C.
 \({}_{8}^{15}O\) 
D.
\({}_{7}^{11}N\)
Câu 14
Chất phóng xạ X có hằng số phóng xạ λ. Ban đầu (t = 0), một mẫu có N0 hạt nhân X. Tại thời điểm t, số hạt nhân X còn lại trong mẫu là
A.
 \(N={{N}_{0}}{{\lambda }^{et}}.\)
B.
\(N={{N}_{0}}{{\lambda }^{-et}}.\) 
C.
\(N={{N}_{0}}{{e}^{\lambda t}}.\) 
D.
\(N={{N}_{0}}{{e}^{-\lambda t}}.\)
Câu 15
Một điện tích điểm \(q={{2.10}^{-6}}\,C\) được đặt tại điểm M trong điện trường thì chịu tác dụng của lực điện có độ lớn \(F={{6.10}^{-3}}\,N.\) Cường độ điện trường tại M có độ lớn là
A.
2000 V/m.
B.
18000 V/m.
C.
12000 V/m.
D.
3000 V/m.
Câu 16
Cho dòng điện không đổi có cường độ 1,2 A chạy trong dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí. Độ lớn cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại một điểm cách dây dẫn 0,1 m là
A.
\({{2,4.10}^{-6}}\,T.\)
B.
\({{4,8.10}^{-6}}\,T.\) 
C.
\({{2,4.10}^{-8}}\,T.\)  
D.
\({{4,8.10}^{-8}}\,T.\)
Câu 17
Một con lắc đơn có chiều dài 1 m dao động điều hòa tại nơi có g = 9,8 m/s2. Chu kì dao động của con lắc là
A.
2 s
B.
1 s. 
C.
0,5 s. 
D.
9,8 s.
Câu 18
Một con lắc lò xo đang thực hiện dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực cưỡng bức với phương trình: \(F=0,25\cos 4\pi t\,\,(N)\) (t tính bằng s). Con lắc dao động với tần số góc là
A.
4π rad/s.    
B.
0,5 rad/s.    
C.
2π rad/s.     
D.
0,25 rad/s.
Câu 19
Sóng biển có bước sóng 2,5m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha là
A.
0
B.
2,5m.
C.
 0,625m.   
D.
1,25m.
Câu 20
Dòng điện có cường độ \(i=3\sqrt{2}\cos 100\pi t\,\,(A)\) chạy qua một điện trở R = 20 Ω. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng
A.
\(60\sqrt{2}\,\,V.\)
B.
\(60\,\,V.\) 
C.
\(30\,\,V.\)  
D.
\(30\sqrt{2}\,\,V.\)
Câu 21
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng, biết khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a = 0,35mm, khoảng cách D = 1,5m và bước sóng l = 0,7mm. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp i
A.
2mm.   
B.
1,5mm.   
C.
3mm.         
D.
4mm.
Câu 22
Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ thuộc miền tử ngoại?
A.
450 nm.     
B.
620 nm.     
C.
310 nm.  
D.
1050 nm.
Câu 23
Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện λo, công thoát A, hằng số plăng h và tốc độ ánh sáng c là:
A.
\({{\lambda }_{o}}=\frac{hA}{c}\) 
B.
λo.A = h.c 
C.
\({{\lambda }_{o}}=\frac{A}{hc}\)
D.
\({{\lambda }_{o}}=\frac{c}{hA}\)
Câu 24
Chất phóng xạ \({}_{53}^{131}I\) dùng trong y tế có chu kì bán rã là 8 ngày đêm. Nếu nhận được 100g chất này thì sau 8 tuần lễ khối lượng còn lại là :
A.
1,78g      
B.
0,78g   
C.
14,3g  
D.
12,5g
Câu 25
Tính năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đơtêri \({}_{1}^{2}D\), biết các khối lượng mD = 2,0136u; mP = 1,0073u; mn = 1,0087u và 1u = 931MeV/c2.
A.
3,2013MeV     
B.
1,1172MeV        
C.
2,2344MeV    
D.
4,1046 MeV
Câu 26
Hạt nhân \({}_{92}^{238}U\) có cấu tạo gồm:
A.
238p và 92n;    
B.
92p và 238n;  
C.
238p và 146n; 
D.
92p và 146n.
Câu 27
Một điện trở R = 3,6 Ω được mắc vào hai cực của một nguồn điện một chiều có suất điện động E = 8 V và điện trở trong r = 0,4 Ω thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất của nguồn điện là
A.
14,4 W.  
B.
 1,6 W.  
C.
 8 W.   
D.
16 W.
Câu 28
Một thấu kính mỏng được đặt sao cho trục chính trùng với trục Ox của hệ trục tọa độ vuông góc Oxy. Điểm sáng A đặt gần trục chính, trước thấu kính. A’ là ảnh của A qua thấu kính (hình bên). Tiêu cự của thấu kính là
A.
30 cm.
B.
60 cm.   
C.
 75 cm.   
D.
12,5 cm.
Câu 29
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với biên độ 4cm, chu kì 0,5s. Khối lượng quả nặng 400g. Lấy p2 » 10, cho g = 10m/s2. Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào quả nặng là
A.
6,56N    
B.
2,56N    
C.
256N    
D.
656N
Câu 30
Một sợi dây đàn dài 1m, được rung với tần số 200Hz. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 6 nút. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A.
66,2m/s.  
B.
79,5m/s.    
C.
66,7m/s.  
D.
80m/s.
Câu 31
Cho mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có R0 = 50\(\Omega \), \(L=\frac{4}{10\pi }H\)và tụ điện có điện dung \(\mathrm{C=}\frac{{{10}^{-4}}}{\pi }F\) và điện trở thuần R = 30\(\Omega \). Tất cả được mắc nối tiếp với nhau, rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch có điện áp xoay chiều \(u=100\cos 100\pi t\text{ }(V)\). Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch và trên điện trở R lần lượt là
A.
P=28,8W; PR=10,8W.     
B.
P=80W; PR=30W.
C.
P=160W; PR=30W.        
D.
P=57,6W; PR=31,6W.
Câu 32
Một dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz và có cường độ hiệu dụng 1A chạy qua cuộn dây có điện trở thuần \({{\mathrm{R}}_{\mathrm{0}}}\mathrm{=20}\sqrt{\mathrm{3}}\mathrm{ }\!\!\Omega\!\!\text{ }\), độ tự cảm \(L=63,7mH\). Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là
A.
54,64V.   
B.
20V.    
C.
56,57V.  
D.
40V.
Câu 33
Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số f. Khi đó trên mặt nước hình thành hệ sóng tròn đồng tâm S. Tại hai điểm M, N nằm cách nhau 5cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động ngược pha với nhau. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80cm/s và tần số của nguồn dao động thay đổi trong khoảng từ 48Hz đến 64Hz. Tần số dao động của nguồn là
A.
 64Hz.     
B.
48Hz.   
C.
54Hz.   
D.
56Hz
Câu 34
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số 28Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d1 = 21cm, d2 = 25cm. Sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có ba dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A.
37cm/s.    
B.
112cm/s.
C.
28cm/s.   
D.
0,57cm/s.
Câu 35
Cho mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có R = 50\(\Omega \), \(L=\frac{4}{10\pi }H\)và tụ điện có điện dung \(\mathrm{C=}\frac{{{10}^{-4}}}{\pi }F\) và điện trở thuần R thay đổi được. Tất cả được mắc nối tiếp với nhau, rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch có điện áp xoay chiều \(u=100\sqrt{2}\cos 100\pi t\text{ }(V)\). Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đạt giá trị cực đại khi R có giá trị là
A.
\(110\Omega \). 
B.
\(78,1\Omega \).  
C.
\(10\Omega \).   
D.
\(148,7\Omega \).
Câu 36
Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, trong đó R = 100W; C = $\frac{{{10}^{-4}}}{2\pi }F$; L là cuộn dây thuần cảm, có độ tự cảm L. Khi điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt giá trị cực đại thì độ tự cảm L có giá trị
A.
0,637H.      
B.
0,318H.   
C.
31,8H.    
D.
63,7H.
Câu 37
Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. Một vật sáng là đoạn thẳng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính (A nằm trên trục chính của thấu kính). Vật sáng AB này qua thấu kính cho ảnh A'B' và cách AB một đoạn L. Cố định vị trí của thấu kính, di chuyển vật dọc theo trục chính của thấu kính sao cho ảnh của vật qua thấu kính luôn là ảnh thật. Khi đó, khoảng cách L thay đổi theo khoảng cách từ vật đến thấu kính là OA = x được cho bởi đồ thị như hình vẽ. x1 có giá trị là
A.
30 cm.    
B.
15 cm.    
C.
40 cm.   
D.
20 cm.
Câu 38
Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu một cuộn dây không thuần cảm có điện trở r = 10π Ω và độ tự cảm L. Biết rôto của máy phát có một cặp cực, stato của máy phát có 20 vòng dây và điện trở thuần của cuộn dây là không đáng kể. Cường độ dòng điện trong mạch được đo bằng đồng hồ đo điện đa năng hiện số. Kết quả thực nghiệm thu được như đồ thị trên hình vẽ. Giá trị của L là
A.
0,25 H.  
B.
0,30 H.    
C.
0,20 H.  
D.
0,35 H.
Câu 39
Từ một trạm điện, người ta dùng máy tăng áp để truyền một công suất điện không đổi đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Biết điện áp và cường độ dòng điện luôn cùng pha, điện áp hiệu dụng ở hai cực của máy phát không đổi. Ban đầu hiệu suất truyền tải là 92%. Giữ nguyên số vòng cuộn sơ cấp, nếu bớt số vòng thứ cấp n (vòng) thì hiệu suất quá trình truyền tải là 82%. Sau đó quấn thêm vào cuộn thứ cấp 2n (vòng) thì hiệu suất quá trình truyền tải là
A.
 95,5%.          
B.
97,12%.   
C.
94,25%. 
D.
98,5%.
Câu 40
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02kg và lò xo có độ cứng 1N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
A.
40\(\sqrt{3}\)cm/s. 
B.
20\(\sqrt{6}\)cm/s. 
C.
10\(\sqrt{30}\)cm/s. 
D.
40\(\sqrt{2}\)cm/s.