THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Hóa học
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #6176
Lĩnh vực: Hóa học
Nhóm: THI THPTQG
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3086

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học

Câu 1
Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt nên có thể được sử dụng làm kính ô tô, kính xây dựng. Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là poli
A.
acrilonitrin
B.
metyl metacrylat
C.
etylen
D.
vinylclorua
Câu 2
Thí nghiệm Fe chỉ bị ăn mòn hóa học là
A.
đốt cháy dây Fe trong không khí khô.
B.
cho đinh Fe vào dung dịch AgNO3
C.
để mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm.
D.
cho hợp kim Fe-Cu và dung dịch axit HCl.
Câu 3
Cho hỗn hợp gồm Fe(NO3)2 và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch KOH dư vào X thu được kết tủa Y. Kết tủa Y có
A.
Fe(OH)2.
B.
Fe(OH)2 và Al(OH)3.
C.
Fe(OH)3 và Al(OH)3.
D.
Fe(OH)3.
Câu 4
Các tơ nào đều là tơ tổng hợp?
A.
tơ tằm và sợi bông.
B.
tơ nilon-6,6 và nitron.
C.
tơ nilon-6,6 và sợi bông.
D.
tơ visco và axetat.
Câu 5
Cho 0,10 mol Ba vào dung dịch chứa 0,12 mol HCl và 0,15 mol CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
A.
23,3.
B.
25,2.
C.
24,9.
D.
26,5
Câu 6
Cho x mol Ca(OH)2 vào dung dịch A chứa Mg2+ (0,10 mol), Na+ (0,15 mol), Cl (0,15 mol) và HCO3 thì dung dịch A không còn tính cứng. Giá trị tối thiểu của x là
A.
0,15
B.
0,1
C.
0,2
D.
0,25
Câu 7
Cho các phát biểu sau:
A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 8
Cho 6,58 gam chất X tác dụng mãnh liệt với 100 gam H2O tạo ra dung dịch Y. Cho Y tác dụng với một lượng BaCl2 thấy tạo ra 4,66 gam kết tủa trắng và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với kim loại Zn dư thu được 1,792 lít H2 (đktc) và dung dịch E. Nồng độ phần trăm của chất có trong phân tử khối lớn nhất trong dung dịch E là
A.
9,03%.
B.
2,54%.
C.
8,69%.
D.
6,25%
Câu 9
Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
A.
X, Y, Z, T.
B.
X, Y, T.
C.
X, Y, Z
D.
Y, Z, T.
Câu 10
Hòa tan hoàn toàn x gam hỗn hợp A gồm Al2O3 và Al trong 250,0 ml dung dịch NaOH 1,6M thu được dung dịch B và 3,36 lít khí H2 (đktc). Thêm 240,0ml hoặc 560,0 ml dung dịch HCl 1,25M vào dung dịch B đều thu được cùng một lượng kết tủa có khối lượng x gam. Giá trị gần nhất của x là
A.
8,4
B.
6,9
C.
9,1
D.
8,0
Câu 11
Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A, B. Cho 0,05 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi Y thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
A.
4,56.
B.
3,40
C.
5,84.
D.
5,62
Câu 12
Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-)
A.
4,48 gam.       
B.
5,60 gam
C.
3,36 gam.       
D.
2,24 gam
Câu 13
A là hỗn hợp gồm Mg và MgO (MgO chiếm 40% khối lượng). B là dung dịch gồm H2SO4 và NaNO3. Cho 6,0 gam A tan hoàn toàn vào B thu được dung dịch D (chỉ chứa 3 muối trung hòa) và hỗn hợp 2 khí (gồm khí X và 0,04 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào D, thu được 55,92 gam kết tủa. Biết D có khả năng tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,44 mol KOH. X là
A.
N2O
B.
N2
C.
NO2
D.
NO
Câu 14
Cho hỗn hợp A gồm Al, Mg, Ag nặng 25,24 gam tác dụng vừa đủ với 525 gam dung dịch HNO3 30% thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm N2 và N2O có dB/H2 = 18 và dung dịch D chứa x gam muối. Cô cạn dung dịch D rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được y gam chất rắn (khan). Giá trị của (x – y) là
A.
128,88.
B.
112,56.
C.
154,12.
D.
120,72.
Câu 15
Cho hỗn hợp A gồm X, Y là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác (MX < MY). Khi đốt cháy X cũng như Y với lượng O2 vừa đủ thì số mol O2 đã phản ứng bằng số mol CO2 thu được. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp A (số mol X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 400ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp B chứa 2 ancol và hỗn hợp D chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ B qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp D cần dùng 0,42 mol O2. Tổng số nguyên tử có trong Y là
A.
21
B.
20
C.
22
D.
19
Câu 16
Cấu hình electron của nguyên tử S (Z=16) là
A.
1s22s22p63s23p6.
B.
1s22s22p63p6.
C.
1s22s22p53s23p5.       
D.
1s22s22p63s23p4.
Câu 17
Loại phản ứng nào luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử?
A.
Phản ứng hóa hợp.
B.
Phản ứng phân hủy
C.
Phản ứng thế trong hóa học vô cơ
D.
Phản ứng trao đổi.
Câu 18
Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
A.
CaCO3
B.
KMnO4
C.
(NH4)2SO4
D.
NaHCO3.
Câu 19
Cho phenolphtalein vào dung dịch nào sau đây sẽ hóa hồng ?
A.
dung dịch NaNO3.        
B.
dung dịch HNO3.      
C.
dung dịch KOH
D.
dung dịch H2SO4
Câu 20
Công thức phân tử khí metan là
A.
CH4.
B.
C2H4
C.
C2H2
D.
C2H6
Câu 21
Hợp chất nào sau đây là ancol?
A.
HCH=O.  
B.
C2H5OH.
C.
C6H5OH.          
D.
CH3COOH.
Câu 22
Cho sơ đồ thử tính dẫn điện của các chất như hình vẽ. Bóng đèn không sáng khi X
A.
dung dịch saccarozo (đường)
B.
dung dịch NaOH
C.
dung dịch CaCl2
D.
dung dịch HCl
Câu 23
Este C2H5COOCH3 có tên là
A.
metyl propionat.
B.
etylmetyl este.
C.
metyletyl este.           
D.
etyl propionat
Câu 24
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là gì?
A.
ns2                   
B.
ns1                   
C.
ns2  np1
D.
ns2 np3
Câu 25
Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit ?
A.
Tinh bột.        
B.
Xenlulozơ
C.
Glucozơ
D.
Saccarozơ.
Câu 26
Trong các khí dưới đây, nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là chất nào?
A.
N2
B.
H2
C.
CO2
D.
O2
Câu 27
Trường hợp không xảy ra phản ứng hoá học là
A.
Fe + dung dịch CuCl2
B.
Fe + dung dịch HCl.
C.
Cu + dung dịch AgNO3.       
D.
Ag + dung dịch FeCl2
Câu 28
Thạch cao sống có công thức là gì?
A.
CaSO4.
B.
CaSO4.2H2O.             
C.
CaSO4.H2O
D.
CaSO4.24H2O
Câu 29
Trong số các kim loại sau, kim loại nào cứng nhất?
A.
Al
B.
Fe
C.
Cr
D.
Cu
Câu 30
Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng được gọi là phản ứng
A.
xà phòng hóa
B.
tráng gương
C.
este hóa
D.
hidro hóa.
Câu 31
Chất nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu ?
A.
NaCl.
B.
H2SO4
C.
HCl
D.
Na2CO3
Câu 32
Cho các dung dịch có cùng nồng độ, dãy dung dịch nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần về độ pH ?
A.
HNO3, NaCl, KOH
B.
HNO3, KOH, NaCl.
C.
KOH, NaCl, HNO3.
D.
NaCl, HNO3, KOH
Câu 33
Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt 3 chất lỏng phenol, stiren và ancol benzylic là
A.
Na
B.
dung dich NaOH
C.
dung dịch Brom.
D.
quỳ tím
Câu 34
Dãy nào sau đây đều tác dụng với Na ?
A.
CH3CH=O, CH3COOH.       
B.
C2H5OH, HCOOH
C.
C6H6, C6H5OH
D.
CH4, C2H5OH
Câu 35
Dãy gồm các chất nào sau đây không bị thủy phân ?
A.
Glucozơ, etyl fomat, fructozơ.       
B.
isoamyl axetat, axit axetic, fructozơ.
C.
Glucozơ, axit axetic, saccarozơ.    
D.
Glucozơ, axit axetic, fructozơ.
Câu 36
Cho phản ứng: C4H8O2 +  NaOH → muối + ancol bậc 2. Công thức cấu tạo của C4H8O2 là ?
A.
HCOOCH(CH3)2
B.
CH3COOC2H5
C.
HCOO[CH2]2CH3
D.
C2H5COOCH3.
Câu 37
Khi cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiên tượng quan sát được là
A.
xuất hiện kết tủa keo trắng
B.
lúc đầu xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan hết.
C.
không có hiện tượng gì xảy ra
D.
xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa bị hoà tan một phần.
Câu 38
Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly–Ala, Phe-Val và Ala-Phe. Cấu tạo của X
A.
Gly-Ala-Val-Phe.
B.
Ala-Val-Phe-Gly
C.
Val-Phe-Gly-Ala.
D.
Gly-Ala-Phe-Val.
Câu 39
Cho phản ứng: NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O. Sau khi cân bằng với các số nguyên tối giản thì hệ số của NaCrO2
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 40
Cho dãy các dung dịch sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH C2H5NH2, NH2[CH2]2CH(NH2)COOH. Có bao nhiêu dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím ?
A.
4
B.
5
C.
2
D.
3