THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #6387
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: THI THPTQG
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 1583
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học
Câu 1
Dạ dày chính thức của động vật nhai lại là
A.
Dạ cỏ
B.
Dạ tổ ong
C.
Dạ lá sách
D.
Dạ múi khế
Câu 2
Cơ chế điều hoà áp suất thẩm thấu của máu chủ yếu dựa vào
A.
Điều hoà hấp thụ nước và Na+ ở thận
B.
Điều hoà hấp thụ K+ và Na+ ở thận
C.
Điều hoà hấp thụ nước và K+ ở thận
D.
Tái hấp thụ nước ở ruột già
Câu 3
Thế nước thấp nhất trong mạch gỗ là ở
A.
Lông hút
B.
Mạch gỗ ở rễ
C.
Quản bào ở thân
D.
Lá
Câu 4
Những cây mở khí khổng bao đêm và đóng suốt thời gian ban ngày có kiểu quang hợp
A.
C3
B.
C4
C.
CAM
D.
Bằng chu trình Canvin – Beson
Câu 5
Một tế bào có kiểu gen AaBb De/dE XY, giảm phân không xảy ra đột biến. Số loại giao tử tối thiểu là:
A.
2
B.
1
C.
4
D.
32
Câu 6
Ở một loài sinh vật, phép lai P: ♂XbY x ♀XBXb; trong giảm phân của mẹ, ở một số tế bào đã xảy ra rối loạn phân li NST giới tính XBXB ở giảm phân 2; giảm phân của bố diễn ra bình thường. Các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. F1 có các kiểu gen như sau:
A.
XBXBXb; XbXb; XBXBY; XbY
B.
XBXBXb; XBXbXb; XBY; XbY
C.
XBXBXb; XbXb; XBXbY; XbY
D.
XBXb; XbXb; XBYY; XbYY
Câu 7
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tất cả các gen trong tế bào đều có thể bị đột biến, có những đột biến di truyền được, có những đột biến không di truyền được cho thế hệ sau
(2) Cùng một tác nhân đột biến, với cường độ, liều lượng như nhau có thể làm phát sinh đột biến gen với tần số như nhau ở tất cả các gen
(3) Chuỗi polipeptit do gen đột biến quy định ngắn hơn chuỗi polipeptit do gen bình thường quy định 9AO chắc chắn đã xảy ra đột biến vô nghĩa làm mất 3 bộ ba mã hóa cuối cùng
(4) Nếu gen đột biến ít hơn gen bình thường 2 liên kết hidro, có thể đã xảy ra đột biến mất 1 cặp A-T
(1) Tất cả các gen trong tế bào đều có thể bị đột biến, có những đột biến di truyền được, có những đột biến không di truyền được cho thế hệ sau
(2) Cùng một tác nhân đột biến, với cường độ, liều lượng như nhau có thể làm phát sinh đột biến gen với tần số như nhau ở tất cả các gen
(3) Chuỗi polipeptit do gen đột biến quy định ngắn hơn chuỗi polipeptit do gen bình thường quy định 9AO chắc chắn đã xảy ra đột biến vô nghĩa làm mất 3 bộ ba mã hóa cuối cùng
(4) Nếu gen đột biến ít hơn gen bình thường 2 liên kết hidro, có thể đã xảy ra đột biến mất 1 cặp A-T
A.
2
B.
1
C.
4
D.
3
Câu 8
Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào?
(1) Mất đoạn NST
(2) Thay thế 1 cặp nucleotit
(3) Đột biến thể một
(4) Lặp đoạn NST
(5) Đột biến thể ba
(6) Đảo đoạn NST
(1) Mất đoạn NST
(2) Thay thế 1 cặp nucleotit
(3) Đột biến thể một
(4) Lặp đoạn NST
(5) Đột biến thể ba
(6) Đảo đoạn NST
A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 9
Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng NST làm tăng gấp đôi bộ NST tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm là sai với thể song nhị bội này?
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
A.
2
B.
1
C.
4
D.
3
Câu 10
Ở loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Qua một số thế hệ sinh sản, trong loài đã phát sinh thêm các thể tam bội và tứ bội có các kiểu gen khác nhau. Cho các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai không cho tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:2:1?
(1) Aa x Aaa
(2) Aa x Aa
(3) Aa x Aaaa
(4) Aaaa x AAAa
(5) Aaaa x Aaaa
(6) AAAa x AAAa
(7) Aa x AAAa
(8) AAA x aaa
(1) Aa x Aaa
(2) Aa x Aa
(3) Aa x Aaaa
(4) Aaaa x AAAa
(5) Aaaa x Aaaa
(6) AAAa x AAAa
(7) Aa x AAAa
(8) AAA x aaa
A.
2
B.
1
C.
4
D.
3
Câu 11
Ở một loài cây lưỡng bội, khi cho cây hoa hồng (P) tự thụ phấn, F1 thu được 25% cây hoa đỏ: 50% cây hoa hồng: 25% cây hoa trắng. Các cây hoa đỏ, cứ ra hoa nào lại bị côn trùng làm hỏng hoa đó (có lẽ màu đỏ dẫn dụ loài côn trùng gây hại). Khi các cây F1 tạp giao, thì tỉ lệ cây hoa hồng F2 sẽ là:
A.
4/9
B.
1/4
C.
3/9
D.
5/9
Câu 12
Đặc trưng nào sau đây không đúng cho quần xã sinh vật?
A.
Sự phân tầng
B.
Độ đa dạng
C.
Mật độ
D.
Quan hệ sinh dưỡng
Câu 13
Ở lúa, cặp gen quy định tính trạng chiều cao cây tồn tại trên cặp nhiễm sắc thể số I, trong đó alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; hai cặp gen quy định hình dạng hạt và thời gian chín tồn tại trên cặp nhiễm sắc thể số II, trong đó alen B quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt dài; alen D quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen d quy định hạt chín muộn. Cho cây thân cao, hạt tròn, chín sớm dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn (P), thu được F1. Trong số các cây F1, cây thân cao, hạt tròn, chín muộn dị hợp 2 cặp gen chiếm 6%. Từ những thông tin trên đề xuất các kết luận.
(1) Đã xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo hạt phấn và noãn với tần số đều là 40%
(2) Kiểu gen của cơ thể P là Aa Bd/bD
(3) Ở F1, trong số cây thân cao, hạt tròn, chín sớm, cây dị hợp 3 cặp gen chiếm 13%
(4) Ở F1, cây thân thấp, hạt tròn, chín muộn chiếm 5,52%
Số kết luận đúng là:
(1) Đã xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo hạt phấn và noãn với tần số đều là 40%
(2) Kiểu gen của cơ thể P là Aa Bd/bD
(3) Ở F1, trong số cây thân cao, hạt tròn, chín sớm, cây dị hợp 3 cặp gen chiếm 13%
(4) Ở F1, cây thân thấp, hạt tròn, chín muộn chiếm 5,52%
Số kết luận đúng là:
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 14
Dưới đây là một số đặc điểm của các hiện tượng di truyền phân li độc lập, hoán vị gen và tương tác gen.
(1)Các gen luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân.
(2)Tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp cho quá trình chọn lọc .
(3)Sự tổ hợp lại các gen sẵn có của bố và mẹ.
(4)Là cơ sở dẫn đến sự tái tổ hợp gen trong quá trình giảm phân
(5)Cơ thể dị hợp 2 cặp gen luôn tạo ra 4 loại giao tử bằng nhau
(6)Tạo ra thế hệ con lai F2 có 4 loại kiểu hình.
Có bao nhiêu điểm giống nhau giữa 3 hiện tượng di truyền trên?
(1)Các gen luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân.
(2)Tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp cho quá trình chọn lọc .
(3)Sự tổ hợp lại các gen sẵn có của bố và mẹ.
(4)Là cơ sở dẫn đến sự tái tổ hợp gen trong quá trình giảm phân
(5)Cơ thể dị hợp 2 cặp gen luôn tạo ra 4 loại giao tử bằng nhau
(6)Tạo ra thế hệ con lai F2 có 4 loại kiểu hình.
Có bao nhiêu điểm giống nhau giữa 3 hiện tượng di truyền trên?
A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 15
Ở ruồi giấm cho kiểu gen của các cá thể bố, mẹ lần lượt là Ab/aB XmY x Ab/aB XMXm. Biết tỉ lệ giao tử AB XM = 10,5%. Tần số hoán vị gen là
A.
10,5%
B.
21%
C.
40%
D.
42%
Câu 16
Ở một loài cây, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ, alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Lai hai cây P với nhau thu được F1 gồm 180 cây cao, hoa đỏ, quả tròn: 180 cây thấp, hoa đỏ, quả dài: 45 cây cao, hoa đỏ, quả dài: 45 cây thấp, hoa đỏ, quả tròn: 60 cây cao, hoa trắng, quả tròn: 60 cây thấp, hoa trắng, quả dài: 15 cây cao, hoa trắng, quả dài: 15 cây thấp, hoa trắng, quả tròn. Dự đoán nào sau đây không phù hợp với dữ liệu trên?
A.
Gen quy định chiều cao cây và màu sắc hoa phân li độc lập với nhau
B.
Gen quy định chiều cao cây liên kết hoàn toàn với gen quy định hình dạng quả trên một cặp NST thường
C.
Trong hai cây P có một cây mang 3 cặp gen dị hợp
D.
Trong hai cây P có một cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài
Câu 17
Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau theo lí thuyết phép lai AaBbddMM × AABbDdmm thu được đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ
A.
50%.
B.
87,5%.
C.
37,5%.
D.
12,5%.
Câu 18
Khi nói về quần thể tự thụ phấn, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần về những kiểu gen khác nhau.
(2) Tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần, tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
(3) Quần thể tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn xảy ra hiện tượng thoái hóa giống.
(4) Chọn lọc tự nhiên không có hiệu quả đối với quần thể tự thụ phấn.
(1) Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần về những kiểu gen khác nhau.
(2) Tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần, tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
(3) Quần thể tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn xảy ra hiện tượng thoái hóa giống.
(4) Chọn lọc tự nhiên không có hiệu quả đối với quần thể tự thụ phấn.
A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 19
Một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) gồm 50% cây hoa tím: 50% cây hoa trắng. Qua tự thụ phấn, F3 có 67,5% cây đồng hợp lặn. Biết alen A quy định hoa tím, alen a quy định hoa trắng. Dự đoán nào sau đây không đúng?
A.
Thế hệ xuất phát (P) có 40% cây hoa tím có kiểu gen dị hợp
B.
F2 có 65% cây hoa trắng
C.
F3 có 27,5% cây hoa tím đồng hợp
D.
F1 có 0,45% cây hoa tím
Câu 20
Ở một loài động vật ngẫu phối, kiểu gen AA quy định lông đen, kiểu gen Aa quy định lông vàng, kiểu gen aa quy định lông trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có 100 cá thể ♂ lông đen: 100 cá thể ♂ lông vàng và 300 cá thể ♀ lông trắng. Theo lí thuyết, khi quần thể này đạt trạng thái cân bằng di truyền, loại cá thể ♂ lông vàng chiếm tỉ lệ:
A.
21/100
B.
15/32
C.
1/4
D.
15/64
Câu 21
Cho phép lai giữa hai (P) có kiểu hình trội về hai tính trạng, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó những kiểu hình khác bố, mẹ chiếm 34%. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định phù hợp với thông tin trên?
(1) Hai tính trạng di truyền phân li độc lập với nhau
(2) Hai cặp gen quy định hai tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST với khoảng cách 20cM.
(3) Nếu 2 cặp gen Aa và Bb quy định 2 tính trạng thì kiểu gen của cặp bố mẹ (P) là AB/ab
(4) Ở F1, kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 9%
(1) Hai tính trạng di truyền phân li độc lập với nhau
(2) Hai cặp gen quy định hai tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST với khoảng cách 20cM.
(3) Nếu 2 cặp gen Aa và Bb quy định 2 tính trạng thì kiểu gen của cặp bố mẹ (P) là AB/ab
(4) Ở F1, kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 9%
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 22
Trong vùng ôn đới, loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp nhất là
A.
Loài sống trong hang những kiếm ăn ở ngoài
B.
Loài sống ở tâng nước rất sâu
C.
Loài sống ở lớp nước tầng mặt
D.
Loài sống trên mặt đất
Câu 23
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Các cơ thể giảm phân bình thường, khả năng thụ tính của các giao tử ngang nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây có khả năng cho đời con có 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
(1) AAaaBbbb x aaaaBBbb
(2) AaaaBBBb x AAaaBbbb
(3) AaaaBBbb x aaaaBbbb
(4) AAaaBBbb x AaaaBbbb
(5) AaaaBBbb x Aabb
(6) AaaaBBbb x aabb
(7) AAABbb x AaBb
(8) AaaaBBbb x AaaaBBBb
(9) AAaBBb x aabb
(1) AAaaBbbb x aaaaBBbb
(2) AaaaBBBb x AAaaBbbb
(3) AaaaBBbb x aaaaBbbb
(4) AAaaBBbb x AaaaBbbb
(5) AaaaBBbb x Aabb
(6) AaaaBBbb x aabb
(7) AAABbb x AaBb
(8) AaaaBBbb x AaaaBBBb
(9) AAaBBb x aabb
A.
1
B.
2
C.
4
D.
6
Câu 24
Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng về công nghệ gen?
(1) Công nghệ gen tạo ra sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới
(2) Người ta dùng plasmit làm thể truyền để chuyển gen
(3) Cừu sản xuất prôtêin của người trong sữa là một sinh vật biến đổi gen
(4) Kĩ thuật chuyển gen đóng vai trò trung tâm của công nghệ gen
(1) Công nghệ gen tạo ra sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới
(2) Người ta dùng plasmit làm thể truyền để chuyển gen
(3) Cừu sản xuất prôtêin của người trong sữa là một sinh vật biến đổi gen
(4) Kĩ thuật chuyển gen đóng vai trò trung tâm của công nghệ gen
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 25
Khi trâu bò ăn cỏ chúng đánh động đã làm nhiều loài côn trùng trú ẩn trong cỏ bay ra. Các loài chim ăn côn trùng sắn mồi gần đàn trâu, bò sẽ ăn côn trùng. Quan hệ giữa chim ăn côn trùng và trâu bò là mối quan hệ gì?
A.
Kí sinh – vật chủ
B.
Hội sinh
C.
Hợp tác
D.
Cạnh tranh
Câu 26
Ở người alen A quy định bệnh M, alen lặn a quy định không bị bệnh. Cặp alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu bố bị bệnh thì chắc chắn các con gái đều bị bệnh
(2) Nếu mẹ bị bệnh thì chắc chắn các con trai đều bị bệnh
(3) Nếu mẹ không bị bệnh thì chắc chắn các con trai đều không bị bệnh
(4) Nếu bố không bị bệnh thì chắc chắn các con gái đều không bị bệnh
(1) Nếu bố bị bệnh thì chắc chắn các con gái đều bị bệnh
(2) Nếu mẹ bị bệnh thì chắc chắn các con trai đều bị bệnh
(3) Nếu mẹ không bị bệnh thì chắc chắn các con trai đều không bị bệnh
(4) Nếu bố không bị bệnh thì chắc chắn các con gái đều không bị bệnh
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 27
Có bao nhiêu trường hợp sau đây dẫn tới làm tăng mức độ xuất cư của quần thể?
(1) Nguồn sống cạn kiệt
(2) Kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu
(3) Các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh
(4) Môi trường sống không giới hạn, kích thước của quần thể tăng nhanh
(5) Giữa các cá thể cùng loài có sự cạnh tranh gay gắt
(1) Nguồn sống cạn kiệt
(2) Kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu
(3) Các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh
(4) Môi trường sống không giới hạn, kích thước của quần thể tăng nhanh
(5) Giữa các cá thể cùng loài có sự cạnh tranh gay gắt
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 28
Các nhân tố tiến hóa không làm phong phú vốn gen của quần thể?
A.
Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên
B.
Đột biến, biến động di truyền
C.
Di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên
D.
Đột biến, di - nhập gen
Câu 29
Ở một quần thể, xét cặp alen Aa nằm trên NST thường, trong đó alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo dõi tỉ lệ kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp, kết quả thu được bảng sau:
A.
Giao phối không ngẫu nhiên
B.
Các yếu tố ngẫu nhiên
C.
Chọn lọc tự nhiên
D.
Di - nhập gen
Câu 30
Một quần thể thực vật có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,4. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử Aa trong quần thể là
A.
0,05.
B.
0,1.
C.
0,4.
D.
0,2.
Câu 31
Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa. Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen dị hợp sẽ thay đổi như thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể?
A.
Ở giai đoạn đầu tăng dần, sau đó giảm dần.
B.
Liên tục giảm dần qua các thế hệ.
C.
Liên tục tăng dần qua các thế hệ.
D.
Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần.
Câu 32
Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A.
Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất, vì mật độ có tính ổn định, ít thay đổi theo điều kiện sống
B.
Muốn xác định mật độ cá thể của quần thể thì phải dựa vào kích thước của quần thể và diện tích hoặc thể tích nơi cư trú của quần thể
C.
Khi mật độ cá thể của quần thể giảm mạnh, dưới mức trung bình và nguồn thức ăn dồi dào thì mức sinh sản của các cá thể tối đa để duy trì mật độ.
D.
Sự tăng mật độ cá thể của quần thể luôn dẫn đến làm tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài.
Câu 33
Nhóm sinh vật nào sau đây có thể chuyển hóa NH4+ hoặc NO3- thành axit amin?
A.
Sinh vật phân giải
B.
Sinh vật sản suất
C.
Sinh vật tiêu thụ bậc 1
D.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2
Câu 34
Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học theo các sơ đồ sau:
(1) Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới
(2) Rừng lá kim Phương bắc → Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới
(3) Rừng mưa nhiệt đới → Rừng lá kim Phương bắc → Đồng rêu hàn đới
(4) Rừng mưa nhiệt đới→ Rừng rụng lá ôn đới → Rừng lá kim Phương bắc → Đồng rêu hàn đới
Có bao nhiêu sơ đồ đúng?
(1) Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới
(2) Rừng lá kim Phương bắc → Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới
(3) Rừng mưa nhiệt đới → Rừng lá kim Phương bắc → Đồng rêu hàn đới
(4) Rừng mưa nhiệt đới→ Rừng rụng lá ôn đới → Rừng lá kim Phương bắc → Đồng rêu hàn đới
Có bao nhiêu sơ đồ đúng?
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 35
Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X quy định. Cho biết trong một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số nam bị bệnh là 8%. Tần số nữ bị bệnh trong quần thể là
A.
4%
B.
6,4%
C.
1,28%
D.
2,56%
Câu 36
Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, cố loài làm tổ trên cao, có loài làm tổ dưới thấp, có loài kiếm ăn ban đêm, có loài kiếm ăn ban ngày. Đó là ví dụ về:
A.
Sự phân li ổ sinh thái trong cùng một nơi ở
B.
Sự phân hóa nơi ở của cùng một ổ sinh thái
C.
Mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài
D.
Mối quan hệ hợp tác giữa các loài
Câu 37
Ở một loài thực vật lưỡng bội, chiều cao của cây do các gen trội không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định. Trong kiểu gen, sự có mặt của mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 5cm. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất (P), thu được F1, cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 9 loại kiểu hình. Biết rằng cây thấp nhất của loài này cao 70 cm, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây cao nhất của loài này cao 110 cm
II. Ở F2 cây mang 2 alen trội chiếm 7/64
III. Ở F2 cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 35/128
IV. Ở F2 có 81 loại kiểu gen khác nhau.
I. Cây cao nhất của loài này cao 110 cm
II. Ở F2 cây mang 2 alen trội chiếm 7/64
III. Ở F2 cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 35/128
IV. Ở F2 có 81 loại kiểu gen khác nhau.
A.
4
B.
3
C.
1
D.
2
Câu 38
Ở một loài thực vật, xét 4 cặp gen quy định 4 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, khoảng cách giữa cặp gen Aa và Bb là 40 cM; giữa Dd và Ee là 20 cM. Phép lai P: Ab/ab DE/de x Ab/aB De/De, tạo ra F1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) F1 có 64 tổ hợp giao tử với 40 loại kiểu gen
(2) Tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 17,5%
(3) F1 có 28 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình
(4) Tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 45%
(5) Có 3 loại kiểu gen dị hợp về cả 4 cặp gen chiếm 5%
(1) F1 có 64 tổ hợp giao tử với 40 loại kiểu gen
(2) Tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 17,5%
(3) F1 có 28 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình
(4) Tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 45%
(5) Có 3 loại kiểu gen dị hợp về cả 4 cặp gen chiếm 5%
A.
1
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 39
Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen a nhiều hơn alen A 2 liên kết hiđro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu là đột biến điểm thì alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen a có 500 nuclêôtit loại T thì alen A có 502 nuclêôtit loại A.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
IV. Nếu alen a dài hơn alen A 3,4Å thì chứng tỏ alen a nhiều hơn alen A 1 nuclêôtit.
I. Nếu là đột biến điểm thì alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen a có 500 nuclêôtit loại T thì alen A có 502 nuclêôtit loại A.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
IV. Nếu alen a dài hơn alen A 3,4Å thì chứng tỏ alen a nhiều hơn alen A 1 nuclêôtit.
A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 40
Trong một quần thể người đang cân bằng di truyền có 21% người nhóm máu A, 4% người máu O. Biết gen quy định nhóm máu là gen có 3 alen ABO nằm trên NST thường. Tính xác suất 1 cặp vợ chồng máu B thuộc quần thể này sinh được người con gái đầu lòng có nhóm O?
A.
4/81.
B.
2/81.
C.
4/9.
D.
1/81.