THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #6400
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: THI THPTQG
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3036

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh

Câu 1
Trong lục lạp pha sáng diễn ra ở:
A.
Màng ngoài.
B.
Màng trong.
C.
Chất nền (strôma).
D.
Tilacôit.
Câu 2
Côn trùng hô hấp:
A.
bằng hệ thống ống khí.
B.
bằng mang.
C.
bằng phổi.
D.
qua bề mặt cơ thể.
Câu 3
Đặc điểm nào sau đây là thể đa bội?
A.
Số nhiễm sắc thể trong tế bào tăng lên theo một hay một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội, lớn hơn 2n.
B.
Sự thay đổi số gen của một cặp nhiễm sắc thể nào đó.
C.
Một hay vài cặp nhiễm sắc thể nào đó có số lượng tăng lên hay giảm xuống.
D.
Một hay vài cặp nhiễm sắc thể nào đó có số gen tăng lên hay giảm xuống.
Câu 4
Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBB, trong quá trình giảm phân tạo giao tử cặp Aa rối loạn sự phân li trong lần phân bào 1, cặp BB phân li bình thường sẽ cho ra những loại giao tử nào?
A.
AAB, aaB, B.
B.
AaB, B.
C.
AAB, aaB, AB.
D.
AaB, aaB, a.
Câu 5
Quan sát hình ảnh và cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng?
A.
Gen đã bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit X-G bằng cặp T-A.
B.
Dạng đột biến gen này được gọi là đột biến sai nghĩa.
C.
Đột biến đã xảy ra ở cặp nuclêôtit thứ 10 của gen.
D.
Đột biến đã làm mã di truyền từ vị trí đột biến trở về sau bị thay đổi.
Câu 6
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Có bao nhiêu phép lai cho F1 đồng tính hoa đỏ?
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 7
Trong các nội dung sau, nội dung nào không thuộc các bước trong phương pháp nghiên cứu của Menđen?
A.
Cho các cây đậu Hà Lan giao phấn để tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng.
B.
Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời.
C.
Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
D.
Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình.
Câu 8
Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và tính trội hoàn toàn so với tính lặn, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản. Tỉ lệ phân li kiểu gen của F2 là:
A.
\({\left( {3:1} \right)^n}.\)
B.
\(9:3:3:1.\)
C.
\({\left( {1:2:1} \right)^n}.\)
D.
\({\left( {1:1} \right)^n}.\)
Câu 9
Ở chuột, alen A quy định lông màu vàng, alen B nằm trên cặp NST khác quy định lông màu đen, khi có mặt của cả 2 gen trội trong cùng một kiểu gen thì cho màu lông xám; chuột có kiểu gen đồng hợp lặn về 2 cặp gen cho màu lông trắng. Sự di truyền màu lông ở chuột là kết quả của hiện tượng di truyền:
A.
phân li độc lập. 
B.
tương tác bổ sung. 
C.
tương tác cộng gộp.
D.
gen đa hiệu.
Câu 10
Cho P thuần chủng khác nhau về n cặp tính trạng tương phản do n cặp gen nằm trên các cặp NST thường quy định, phân li độc lập thì công thức nào sau đây không chính xác?
A.
Số loại giao tử của F1 là 2n.
B.
Số kiểu tổ hợp giao tử của F2 là 4n.
C.
Tỉ lệ phân li kiểu gen của F2 là (1:2:1)n.
D.
Tỉ lệ phân li kiểu gen của F2 là (3:1)n.
Câu 11
Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,4AA + 0,2Aa + 0,4aa = 1. Theo lý thuyết, kết quả đúng khi cho quần thể này giao phấn qua các thế hệ là:
A.
tần số alen A, a không đổi.
B.
kiểu gen đồng hợp tử giảm dần.
C.
tỉ lệ kiểu hình không đổi.
D.
tần số kiểu gen không đổi.
Câu 12
Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?
A.
Nuôi cấy hạt phấn.
B.
Gây đột biến gen.
C.
Nhân bản vô tính.
D.
Dung hợp tế bào trần.
Câu 13
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây là sai?
A.
CLTN là nhân tố tiến hóa có hướng.
B.
Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
C.
Di – nhập gen có thể mang đến những alen có sẵn trong quần thể.
D.
Giao phối không ngẫu nhiên vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 14
Theo Đác-Uyn, đối tượng và kết quả của CLTN là:
A.
các cá thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B.
quần thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hóa về mực độ thành đạt sinh sản.
C.
các cá thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên các loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
D.
quần thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 15
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?
A.
Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
B.
Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C.
Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.
D.
Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể.
Câu 16
Đối với mỗi nhân tố sinh thái, khoảng chống chịu là:
A.
Khoảng của nhân tố sinh thái đó, gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
B.
Khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
C.
Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
D.
Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật không tồn tại được.
Câu 17
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A.
Chu trình Crep → Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp.
B.
Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình Crep.
C.
Đường phân → Chu trình Crep → Chuỗi chuyền electron hô hấp.
D.
Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình Crep  Đường phân.
Câu 18
Diễn biến của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?
A.
Tim → Động mạch → Khoang máu  trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô → máu → tĩnh mạch → Tim.
B.
Tim → Động mạch → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô  Khoang máu  máu  tĩnh mạch → Tim.
C.
Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô → máu → Khoang máu trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch → Tim.
D.
Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô → máu → tĩnh mạch  →Tim.
Câu 19
Một phân tử mARN của tế bào nhân thực có tổng cộng 6 đoạn intron. Phân tử này tiến hành cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn êxôn lại. Có thể có bao nhiêu loại phân tử mARN trường thành tạo ra từ mARN trên:
A.
1
B.
120
C.
5010
D.
240
Câu 20
Mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp một cách gián đoạn vì:
A.
Enzim ARN-pôlimeraza sử dụng mạch khuôn tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ “3’ mà ADN cấu trúc bởi 2 mạch ngược chiều.
B.
Enzim ADN-pôlimeraza sử dụng mạch khuôn tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ “5’ mà ADN cấu trúc bởi 2 mạch ngược chiều.
C.
Enzim ARN-pôlimeraza sử dụng mạch khuôn tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ “5’ mà ADN cấu trúc bởi 2 mạch ngược chiều.
D.
Enzim ADN-pôlimeraza sử dụng mạch khuôn tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ “3’ mà ADN cấu trúc bởi 2 mạch ngược chiều.
Câu 21
Giả sử có 1500 tế bào kiểu gen Ab/aB giảm phân tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ 35% : 35%: 15% : 15%. Tính số tế bào đã xảy ra hoán vị:
A.
900
B.
400
C.
600
D.
240
Câu 22
Phiêu bạt di truyền có thể ảnh hưởng mạnh nhất tới quần thể nào sau đây?
A.
Quần thể có kích thước nhỏ.
B.
Quần thể lớn giao phối ngẫu nhiên.
C.
Quần thể lớn giao phối không ngẫu nhiên.
D.
Quần thể lớn với sự nhập cư thường xuyên từ quần thể lân cận.
Câu 23
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
A.
Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
B.
Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
C.
Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật.
D.
Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.
Câu 24
Khi nói về sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - ký sinh và mối quan hệ vật ăn thịt con mồi, phát biểu nào sau đây là đúng?
A.
Vật ký sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi.
B.
Vật ký sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thì giết chết con mồi.
C.
Vật ký sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi.
D.
Trong thiên nhiên, mối quan hệ vật ký sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi không có vai trò đó.
Câu 25
Hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật là gì?
A.
Làm cho nhiễm sắc thể bị đứt gãy.
B.
Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN.
C.
Ảnh hưởng tới hoạt động của nhiễm sắc thể trong tế bào.
D.
Thường gây chết, giảm sức sống hoặc thay đổi biểu hiện của tính trạng.
Câu 26
Có thể phát hiện tối đa bao nhiêu kiểu quả khác nhau về hình thái ở cây cà độc dược do cá thể ba nhiễm (2n+1) khác nhau gây ra, biết rằng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của cà độc dược là 24.
A.
48
B.
12
C.
14
D.
13
Câu 27
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt. Biết rằng chỉ xảy ra hoán vị gen ở giới cái. Theo lý thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 3 loại kiểu hình?
A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 28
Ở một loài động vật ngẫu phối, xét 2 gen: gen thứ nhất có 2 alen, gen thứ hai có 3 alen. Theo lý thuyết, trong trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra trong quần thể loài này nhiều kiểu gen nhất?
A.
Gen thứ nhất nằm trên NST thường, gen thứ hai nằm ở vùng tương đồng của NST giới tính X và Y.
B.
Hai gen cùng nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, liên kết không hoàn toàn.
C.
Hai gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, liên kết không hoàn toàn.
D.
Hai gen cùng nằm trên một NST thường, liên kết không hoàn toàn.
Câu 29
Đối với quá trình tiến hóa, CLTN và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò:
A.
làm phong phú vốn gen của quần thể.
B.
làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C.
định hướng quá trình tiến hóa.
D.
tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
Câu 30
Quan sát lưới thức ăn dưới đây và cho biết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 31
Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: ; sinh vật tiêu thụ bậc 2: ; sinh vật tiêu thụ bậc 3: ; sinh vật tiêu thụ bậc 4: ; sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal. Tỉ lệ thất thoát năng lượng cao nhất trong quần xã là:
A.
giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1.
B.
giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 và bậc dinh dưỡng cấp 2.
C.
giữa bậc dinh dưỡng cấp 5 và bậc dinh dưỡng cấp 4.
D.
giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 và bậc dinh dưỡng cấp 3.
Câu 32
Diễn biến nào sau đây là không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa?
A.
Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.
B.
Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng.
C.
Tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm.
D.
Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác.
Câu 33
Trong những trường hợp nào dưới đây, những trường hợp nào tính trội được xem là trội không hoàn toàn?
A.
5, 3, 4.
B.
1, 2, 4.
C.
4, 3, 1.
D.
2, 5, 3.
Câu 34
Một phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có chiều dài , với tỉ lệ các loại nuclêôtit, ađênin, guanin, xitôzin lần lượt là 10%, 30%, 40%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một phân tử ADN có chiều dài tương đương. Tính theo lý thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp trên là:
A.
G=X=1050; A=T=450
B.
G=X=450; A=T=1050
C.
G=X=900; A=T=2100
D.
G=X=2100; A=T=900
Câu 35
Khi nói về gen trên NST giới tính của người, có bao nhiêu nhận định đúng?
A.
1
B.
4
C.
3
D.
5
Câu 36
Ở người xét 3 gen quy định tính trạng, cho biết không xảy ra đột biến, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Một cặp vợ chồng có kiểu gen \(AaBbdd \times AaBbDd\) đã sinh được người con đầu lòng mang 3 tính trạng trội. Dự đoán nào sau đây đúng?
A.
Xác suất vợ chồng này sinh được đứa con thứ 2 có kiểu hình giống đứa con đầu lòng là 27/64.
B.
Xác suất để người con này dị hợp về cả 3 cặp gen trên là 1/3.
C.
Xác suất để người con này mang 3 alen trội là 4/9.
D.
Xác suất để người con này có kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen là 1/27.
Câu 37
Ở sinh vật nhân sơ, xét alen A có chiều dài 3060A0. Dưới tác động của tia phóng xạ, alen A bị đột biến thành alen a, khi alen a nhân đôi 3 lần liên tiếp thì môi trường nội bào đã cung cấp 12614 nuclêôtit. Dạng đột biến của alen A là:
A.
mất một cặp nuclêôtit.
B.
thêm hai cặp nuclêôtit.
C.
thêm một cặp nuclêôtit.
D.
mất hai cặp nuclêôtit.
Câu 38
Cho gà trống lông trắng lai với gà mái lông đen (P), thu được F1 gồm 50% gà trống lông đen và 50% gà mái lông trắng. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Trong các dự đoán sau có bao nhiêu dự đoán đúng?
A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 39
Một loại thực vật, xét 1 gen có alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của 1 quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau:
A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 40
Cho sơ đồ phả hệ sau:
A.
4
B.
2
C.
3
D.
1