THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề: #734
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Bài tập, kiểm tra, thi học kỳ
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 2715
Đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021
Câu 1
Đối tượng nào sau đây không thể nuôi trên môi trường nhân tạo chỉ gồm các chất dinh dưỡng?
A.
Virut
B.
Nấm men
C.
Vi khuẩn
D.
Động vật nguyên sinh.
Câu 2
Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở virút?
A.
Có cấu tạo tế bào.
B.
Chỉ chứa ADN hoặc ARN.
C.
Chứa riboxôm 70S.
D.
Kích thước rất nhỏ.
Câu 3
Phát biểu nào sau đây sai về vi sinh vật?
A.
Thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn.
B.
Vi sinh vật kí sinh động vật thường thuộc nhóm vi sinh vật ưa lạnh.
C.
Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh.
D.
Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.
Câu 4
Đặc tính di truyền của virut do yếu tố nào sau đây quy định?
A.
Glicôprôtêin
B.
Prôtêin
C.
Prôtêin và axit nuclêic
D.
Axit nuclêic
Câu 5
Vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon là chất hữu cơ và nguồn năng lượng là ánh sáng thì có kiểu dinh dưỡng là dạng nào?
A.
Quang dị dưỡng.
B.
Hóa dị dưỡng.
C.
Hóa tự dưỡng.
D.
Quang tự dưỡng.
Câu 6
Điểm giống nhau giữa hô hấp và lên men là gì?
A.
đều phân giải chất hữu cơ, sinh năng lượng.
B.
sản phẩm cuối cùng tạo thành giống nhau.
C.
đều xảy ra trong môi trường không có ôxi.
D.
đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi.
Câu 7
Cho các thông tin sau:
A.
4
B.
3
C.
2
D.
1
Câu 8
Khi nói về quá trình làm sữa chua, một học sinh đưa ra các nhận xét sau:
A.
3
B.
4
C.
1
D.
2
Câu 9
Đặc điểm nào sai khi nói về cấu tạo của virút?
A.
Capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin là capsôme.
B.
Capsit là thuật ngữ chỉ vỏ prôtêin của virut.
C.
Virut trần là virut không có vỏ capsit.
D.
Virút gồm hai thành phần cơ bản là lõi (axít Nuclêic) và vỏ (prôtêin).
Câu 10
Có thể bảo quản thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp có tác dụng gì?
A.
làm cho thức ăn ngon hơn.
B.
tiêu diệt được vi sinh vật.
C.
kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
D.
thanh trùng vi sinh vật.
Câu 11
Tách lõi axit nuclêic của virut chủng A và chủng B, rồi lắp axit nucleic của chủng B với protein của chủng A được vi rút lai, đem nhiễm vào cây thuốc lá thấy xuất hiện vết đốm, phân lập vi rút trong vết đốm thấy protein trong vỏ capsit là của
A.
Chủng A
B.
Chủng B
C.
Cả chủng A và B
D.
Chủng vi rút lai
Câu 12
Phương án nào đúng khi nói về vi khuẩn E.coli triptophan âm?
A.
Vi khuẩn có khả năng tự tổng hợp triptophan để sinh trưởng.
B.
Vi khuẩn không cần bổ sung triptophan để sinh trưởng.
C.
Vi khuẩn nguyên dưỡng với triptophan.
D.
Vi khuẩn sinh trưởng được trên môi trường có triptophan.
Câu 13
Cho hình thái các loại virut như sau:
A.
Dạng xoắn, dạng hỗn hợp, dạng khối.
B.
Dạng xoắn, dạng khối, dạng hỗn hợp.
C.
Dạng khối, dạng hỗn hợp, dạng xoắn.
D.
Dạng khối, dạng xoắn, dạng hỗn hợp.
Câu 14
Trong các đồ thị dưới đây, đồ thị nào biểu diễn đường sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
A.
Đồ thị 2.
B.
Đồ thị 4.
C.
Đồ thị 1.
D.
Đồ thị 3.
Câu 15
Câu nào sau đây sai khi nói về thời gian thế hệ?
A.
Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia.
B.
Thời gian để số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
C.
Thời gian thế hệ tại pha lũy thừa là một hằng số.
D.
Thời gian thế hệ hầu như không đổi trong quá trình nuôi cấy không liên tục.
Câu 16
Kiểu chuyển hóa vật chất nào sau đây sinh ra nhiều ATP nhất?
A.
Lên men.
B.
Hô hấp hiếu khí hoàn toàn.
C.
Hô hấp hiếu khí không hoàn toàn.
D.
Hô hấp kị khí.
Câu 17
Môi trường nuôi cấy chủng vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphyloccoccus aureus) gồm: nước, muối khoáng, glucozơ, vitamin B1. Nếu loại bỏ vitamin B1 ra khỏi môi trường nuôi cấy thì vi khuẩn không sinh trưởng được. Vậy vi khuẩn sinh trưởng được trên môi trường này là do nguyên nhân chính nào?
A.
Có muối khoáng nên cung cấp đủ các nguyên tố cần thiết.
B.
Có glucozo nên cung cấp đủ năng lượng, nguồn cácbon.
C.
Có nước nên chuyển hóa được các chất.
D.
Có vitamin B1 là có nhân tố sinh trưởng.
Câu 18
Khi nuôi cấy vi sinh vật, trường hợp nào sau đây không có pha tiềm phát?
A.
Gia tăng thể tích bình nuôi cấy lên nhiều lần.
B.
Tăng lượng vi sinh vật giống vào môi trường nuôi cấy.
C.
Giống vi sinh vật nuôi cấy trẻ, có năng lực sinh trưởng mạnh.
D.
Môi trường mới có thành phần dinh dưỡng giống như môi trường cũ.
Câu 19
Ở giai đoạn nào người bị nhiễm HIV nhưng kết quả xét nghiệm có thể âm tính (không nhiễm HIV)?
A.
Giai đoạn sơ nhiễm.
B.
Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS.
C.
Giai đoạn không triệu chứng.
D.
Không có giai đoạn nào mà đã nhiễm HIV lại xét nghiệm âm tính.
Câu 20
Chất ức chế sinh trưởng vi sinh vật nào sau đây được sử dụng để thanh trùng nước máy hoặc nước các bể bơi?
A.
Iốt
B.
Phenol
C.
Clo
D.
Phoocmandehit
Câu 21
Phân tích axit nuclêic của một virut thấy tỉ lệ các loại nuclêotit như sau: A = 20%, X = 20%, T= 25%. Axit nucleic này là:
A.
ADN mạch đơn
B.
ADN mạch kép
C.
ARN mạch đơn
D.
ARN mạch kép.
Câu 22
Hai chủng vi khuẩn Lactobacillus arabinosus, chủng 1 nguyên dưỡng với axit folic nhưng khuyết dưỡng với pheninalanin, còn chủng 2 thì ngược lại.Nếu môi trường có đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng chỉ có pheninalanin và không có axit folic thì có thể dùng môi trường này nuôi cấy chủng vi khuẩn nào?
A.
Cả 2 chủng trên đều được.
B.
Cả 2 chủng trên đều không được.
C.
Chủng 1.
D.
Chủng 2.
Câu 23
Sinh trưởng của vi sinh vật là gì?
A.
Là sự tăng lên về khối lượng của tế bào vi sinh vật.
B.
Là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật.
C.
Là sự tăng lên về kích thước của tế bào vi sinh vật.
D.
Là sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào của vi sinh vật.
Câu 24
Môi trường nào sau đây là môi trường bán tổng hợp (cho biết hàm lượng các chất đo bằngđơn vị g/l)?
A.
(2), (3).
B.
(1), (2), (3).
C.
Chỉ (2).
D.
(1), (4).
Câu 25
Nhóm vi sinh vật nào sau đây thuộc tế bào nhân sơ?
A.
Nấm mốc.
B.
Vi khuẩn.
C.
Động vật nguyên sinh.
D.
Nấm men.
Câu 26
Cho những đặc điểm sau đây:
A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 27
Virut động vật xâm nhập vào tế bào chủ như thế nào?
A.
Xâm nhập qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào.
B.
Virut cởi vỏ bên ngoài tế bào, sau đó axit nuclêic được đưa vào tế bào chất.
C.
Tiết lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài.
D.
Đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó mới cởi vỏ, tách axit nuclêic.
Câu 28
Loại vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất rượu vang là gì?
A.
Vi khuẩn lactic.
B.
Nấm mốc.
C.
Động vật nguyên sinh.
D.
Nấm men.
Câu 29
Số lượng tế bào vi sinh vật sinh ra bằng số lượng tế bào vi sinh vật chết đi xảy ra ở pha nào?
A.
Pha tiềm phát
B.
Pha lũy thừa
C.
Pha cân bằng
D.
Pha suy vong
Câu 30
Quần thể E. coli ban đầu có 106 tế bào. Sau 1 giờ, số lượng tế bào E. coli của quần thể là 8.106 tế bào. Thời gian thế hệ của E. coli là:
A.
20 phút
B.
10 phút
C.
8 phút
D.
30 phút
Câu 31
Cho các sản phẩm sau đây:
A.
4
B.
2
C.
3
D.
5
Câu 32
Trong các con đường tiếp xúc giữa người nhiễm HIV và người khỏe mạnh dưới đây:
A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 33
Khi cho pênixilin là chất ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy thì pha nào sẽ không bị ảnh hưởng?
A.
Pha cân bằng
B.
Pha lũy thừa
C.
Pha suy vong
D.
Pha tiềm phát
Câu 34
Nhận định về thời gian thế hệ của vi sinh vật, có các ý kiến sau:
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 35
Hình ảnh sau đây minh họa cấu trúc của HIV:
A.
Gai glicôprôtêin, phospholipit, capsit, ADN.
B.
Gai glicôprôtêin, phospholipit, capsit, ARN.
C.
Capsit, phospholipit, capsome, axit nucleic.
D.
Gai glicôprôtêin, capsit, capsome, axit nucleic.
Câu 36
Quá trình lên men lactic đồng hình là quá trình như thế nào?
A.
chuyển hóa kị khí đường thành sản phẩm là axit lactic và các sản phẩm phụ khác.
B.
chuyển hóa hiếu khí đường thành sản phẩm chủ yếu là axit lactic.
C.
chuyển hóa kị khí đường thành sản phẩm chủ yếu là axit lactic.
D.
chuyển hóa hiếu khí đường nhờ vi khuẩn lactic dị hình.
Câu 37
Cho các chất sau:
A.
1,5
B.
1, 6
C.
1,2,6
D.
1, 5, 6
Câu 38
Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?
A.
Vi khuẩn lam.
B.
Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục.
C.
Tảo đơn bào.
D.
Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.
Câu 39
Trong các chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật, chất nào diệt khuẩn có tính chọn lọc?
A.
Các hợp chất phenol
B.
Ôxi già
C.
Cồn 70o, iot
D.
Các chất kháng sinh
Câu 40
Trong các chất sau, chất nào không phải là chất diệt khuẩn?
A.
Xà phòng
B.
Cồn 700
C.
Chất kháng sinh
D.
Phoocmanđehit 2%