THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI Hóa học
Số câu hỏi: 20
Thời gian làm bài: 30 phút
Mã đề: #76
Lĩnh vực: Hóa học
Nhóm:
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 5479
Bài tập chuyên đề sắt, đồng, crôm (tiếp)
Câu 1
Ngâm một lá kẽm nặng 100g trong 100ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng, lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, sấy khô, đem cân thấy lá kẽm có khối lượng là
A.
113,9g
B.
74g
C.
139,9g
D.
90g
Câu 2
Cho 23,8g kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion X2+. Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200ml FeCl3 2M để tạo ra ion X4+. Kim loại X là
A.
Ni
B.
Cr
C.
Pb
D.
Sn
Câu 3
Cho 40g hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với oxi dư nung nóng thu được 46,4g chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chất rắn X là
A.
400ml
B.
300ml
C.
200ml
D.
100ml
Câu 4
Khử 16g hỗn hợp các oxit kim loại FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO, PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được giảm 4,8g. Thể tích khí CO phản ứng (đktc) là
A.
6,72 lít
B.
3,36 lít
C.
2,24 lít
D.
1,12 lít
Câu 5
Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (đktc) và dung dịch chứa m g muối. Giá trị của m là
A.
9,52
B.
10,27
C.
8,98
D.
7,25
Câu 6
Hoà tan hết hỗn hợp gồm 0,2 mol FeS2 và 0,3 mol FeS bằng lượng dư axit HNO3 đặc thu được V lít khí X (duy nhất). Giá trị của V (ở đktc) là
A.
56 lít
B.
127,68 lít
C.
63,84 lít
D.
12,768 lít
Câu 7
Để thu được dung dịch CuSO4 16% cần lấy m1 g tinh thể CuSO4.5H2O cho vào m2g dung dịch CuSO4 8%. Tỉ lệ m1 : m2 là
A.
1: 3
B.
1: 4
C.
1: 5
D.
1: 6
Câu 8
Nung m g bột sắt trong oxi, thu được 3g hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A.
2,52
B.
2,22
C.
2,62
D.
2,32
Câu 9
Oxi hoá chậm m g Fe ngoài không khí thu được 12g hỗn hợp X gồm 3 oxit sắt và sắt dư. Hoà tan X vừa đủ bởi 200 ml dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị m và nồng độ dung dịch HNO3 lần lượt là
A.
10,08g; 0,5M
B.
5,04g; 1M
C.
10,08g; 3,2M
D.
5,04g; 1,6M
Câu 10
Cho hỗn hợp X gồm 3 oxit của sắt (Fe2O3, FeO, Fe3O4) với số mol bằng nhau. Lấy m1g X cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua, khí CO2 ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thu được m2g kết tủa trắng. Chất rắn (Y) còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,2g gồm Fe, FeO và Fe2O3, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 đun nóng được 6,72 lít khí (có màu nâu đỏ) duy nhất (đktc). Tính khối lượng m1, m2.
A.
20,88g; 10,5g
B.
10,44g; 10,5g
C.
10,44g; 20,685g
D.
20,88g; 2 0,685g
Câu 11
Đốt cháy hết mg hỗn hợp A gồm (Zn, Mg, Al) bằng oxi thu được (m +1,6)g oxit. Hỏi nếu cho mg hỗn hợp A tác dụng hết với hỗn hợp các axit loãng (H2SO4, HCl, HBr) thì thể tích H2 (đktc) thu được là
A.
0,224 lít
B.
2,24 lít
C.
4,48 lít
D.
0,448 lít
Câu 12
Để mg phoi bào sắt (X) ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp (Y) có khối lượng 12g gồm Fe và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho Y tác dụng hoàn toàn với axit H2SO4 đặc nóng dư thấy thoát ra 3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Tính khối lượng m của X.
A.
5,04g
B.
8,16g
C.
7,2g
D.
10,08g
Câu 13
Cho 4,56g hỗn hợp Fe và một kim loại (X) thuộc nhóm II hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,016 lít khí (đktc). Mặt khác; 1,9g kim loại X nói trên không khử hết 4g CuO ở nhiệt độ cao. X là
A.
Ca
B.
Mg
C.
Ba
D.
Be
Câu 14
Cho 19,2g Cu vào 1 lít dung dịch gồm H2SO4 0,5M và KNO3 0,2M. Thể tích khí NO duy nhất thu được ở đktc là .
A.
1,12 lít
B.
2,24 lít
C.
4,48 lít
D.
3,36 lít
Câu 15
Khử hoàn toàn mg hỗn hợp 3 oxit sắt bằng CO dư ở nhiệt độ cao thành sắt kim loại. Hoà tan hết sắt thu được bằng dung dịch HCl dư thu được 7,62g chất rắn. Chất khí thoát ra được hấp thụ hết bằng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 15,76g kết tủa trắng. Giá trị của m là
A.
5,2 g
B.
6,0 g
C.
4,64 g
D.
5,26 g
Câu 16
Dùng CO dư để khử hoàn toàn mg bột sắt oxit (FexOy), dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, thu được 5g kết tủa. Số mol khí CO2 thu được là
A.
0,05 mol
B.
0,05 và 0,15 mol
C.
0,025 mol
D.
0,05 và 0,075 mol
Câu 17
Dùng CO dư để khử hoàn toàn m g bột sắt oxit (FexOy) thành sắt, dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M; thu được 9,85g kết tủa. Mặt khác hoà tan toàn bộ sắt kim loại thu được ở trên bằng dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 12,7g muối khan. Công thức của sắt oxit là
A.
FeO
B.
Fe3O4
C.
Fe2O3
D.
Chưa đủ dữ kiện để xác định
Câu 18
Dùng CO dư để khử hoàn toàn m g bột sắt oxit (FexOy), dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, thu được 5g kết tủa. Mặt khác hoà tan toàn bộ mg bột sắt oxit (FexOy) bằng dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25g muối khan. m có giá trị là
A.
8,00g
B.
15,1g
C.
16,00g
D.
11,6g
Câu 19
Hoà tan hết 5,3g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Zn, Al và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 3,136 lít khí (đktc) và m g muối sunfat. m nhận giá trị bằng
A.
32,18g
B.
19,02g
C.
18,74g
D.
19,3g
Câu 20
Hoà tan hết 1,72g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn và Fe bằng dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc) và 3,85g muối clorua khan. V nhận giá trị bằng
A.
1,344 lít
B.
2,688 lít
C.
1,12 lít
D.
3,36 lít