THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Vật lý
Số câu hỏi: 38
Thời gian làm bài: 68 phút
Mã đề: #807
Lĩnh vực: Vật lý
Nhóm: Vật lý 11 - Điện tích - Điện trường
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 561

Ôn tập trắc nghiệm Tụ điện Vật Lý Lớp 11 Phần 4

Câu 1

Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào:

A.
Hình dạng và kích thước của 2 bản tụ. 
B.
Khoảng cách giữa 2 bản tụ.
C.
Bản chất của 2 bản tụ.      
D.
Chất điện môi giữa 2 bản tụ.
Câu 2

Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ:

A.
tăng 2 lần
B.
giảm 2 lần.     
C.
tăng 4 lần.  
D.
 không đổi.
Câu 3

1nF bằng:   

A.
10-9 F.  
B.
10-12 F. 
C.
10-6 F.   
D.
10-3 F.
Câu 4

Fara là điện dung của một tụ điện mà:

A.
 giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
B.
. giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1C.
C.
giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1
D.
khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm.
Câu 5

Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào sau đây là không đúng:

A.
Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ
B.
 Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).          
C.
Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn
D.
Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
Câu 6

Để tích điện cho tụ điện, ta phải

A.
mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế
B.
 cọ xát các bản tụ với nhau.
C.
đặt tụ gần vật nhiễm điện.
D.
đặt tụ gần nguồn điện.
Câu 7

Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

A.
hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
B.
hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
C.
 hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit. 
D.
ai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.
Câu 8

Tụ điện là:

A.
hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
B.
 hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C.
hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
D.
hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
Câu 9

Một tụ điện phẳng có điện dung C, được mắc vào một nguồn điện, sau đó ngắt khỏi nguồn điện. Nhúng hoàn toàn tụ điện vào chất điện môi có hằng số điện môi ε. Khi đó hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện 

A.
không thay đổi.     
B.
tăng lên ε lần.   
C.
giảm đi ε lần.     
D.
 tăng lên ε² lần.
Câu 10

Phát biểu nào sau đây là đúng? 

A.
Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng hóa năng. 
B.
Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng cơ năng.
C.
Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng. 
D.
Sau khi nạp, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Câu 11

Một tụ điện phẳng có khoảng cách giữa hai bản tụ là 2 mm, cường độ điện trường lớn nhất mà điện môi giữa hai bản tụ có thể chịu được là 3.105 V/m. Hiệu điện thế lớn nhất giữa hai bản tụ là 

 

A.
800 V.        
B.
 500 V.      
C.
400 V.        
D.
600 V.
Câu 12

Một tụ điện phẳng có hiệu điện thế 8V, khoảng cách giữa hai tụ bằng 5mm. Một electron chuyển động giữa hai bản tụ sẽ chịu tác dụng của lực điện có độ lớn bằng 

 

A.
6,4.10-21 N    
B.
6,4.10-18 N        
C.
2,56.10-19 N      
D.
2,56.10-16 N
Câu 13

Ban đầu đặt vào hai bản tụ một hiệu điện thế nào đó. Nếu ta tăng hiệu điện thế hai bản tụ lên gấp hai lần thì điện dung của tụ 

A.
Không đổi      
B.
tăng bốn lần. 
C.
tăng hai lần.      
D.
giảm hai lần.
Câu 14

Trong ống Culítgiơ (ống tia X), hiệu điện thế giữa anôt và catốt là 3,2 kV. Biết rằng độ lớn vận tốc cực đại của êlectron đến anôt bằng 103 lần độ lớn vận tốc cực đại của êlectron bứt ra từ catôt. Lấy e = 1,6.10-19 C; me =9,1.10-31 kg. Tốc độ cực đại của êlectron khi bứt ra từ catôt là 

 

A.
23,72 km/s.      
B.
57,8 km/s.  
C.
33,54 km/s.       
D.
1060,8 km/s.  
Câu 15

Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định, được xác định theo công thức 

A.
\(C = \frac{Q}{U}\)
B.
C = U + Q.       
C.
C = U.Q. 
D.
\(C = \frac{U}{Q}\)
Câu 16

Một giọt dầu nằm lơ lửng trong điện trường của một tụ điện phẳng. Đường kính của giọt dầu là 0,4 mm. Khối lượng riêng của dầu là 800 kg/m3. Hiệu điện thế và khoảng cách giữa hai bản lần lượt là 100 V và 1 cm. Bản tụ phía trên mang điện tích âm. Bỏ qua lực đẩy Ác – si – mét. Lấy g =10 m/s2. Điện tích của giọt dầu là 

A.
26,8 pC. 
B.
–26,8 pC
C.
2,68 pC.  
D.
–2,68 pC.
Câu 17

Một tụ điện có điện dung C, hiệu điện thế U và điện tích Q. Người ta tăng hiệu điện thế của tụ điện lên thành 2U, điện tích của tụ khi đó bằng 

A.
Q.  
B.
4Q. 
C.
2Q. 
D.
0,5Q.
Câu 18

Một tụ phẳng có các bản hình tròn bán kính 10cm, khoảng cách và hiệu điện thế hai bản tụ là 1cm; \({10^8}V.\) Giữa 2 bản là không khí. Tìm điện tích của tụ điện.

A.
\({3.10^{ - 9}}C\)
B.
\({4.10^{ - 9}}C\)
C.
\({2.10^{ - 9}}C\)
D.
\({3.10^{ - 5}}C\)
Câu 19

Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung xuống còn một nửa thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ 

A.
không đổi    
B.
tăng gấp đôi.   
C.
giảm còn một nửa. 
D.
giảm còn một phần 
Câu 20

Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung xuống còn một nửa thì điện tích của tụ 

A.
không đổi.      
B.
tăng gấp đôi.
C.
Giảm còn một nửa.      
D.
giảm còn một phần tư.
Câu 21

 Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Tăng hiệu điện thế hai bản tụ lên gấp đôi thì điện tích của tụ 

A.
không đổi.      
B.
tăng gấp đôi.   
C.
tăng gấp bốn.      
D.
 giảm một nửa.
Câu 22

Điện dung của tụ điện phẳng phụ thuộc vào 

A.
hình dạng, kích thước tụ và bản chất điện môi 
B.
kích thước, vị trí tương đối của 2 bản và bản chất điện môi.
C.
hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của hai bản tụ 
D.
hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của hai bản tụ và bản chất điện môi.
Câu 23

Trường hợp nào dưới đây ta có một tụ điện ? 

A.
Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác. 
B.
Một quả cầu thuỷ tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
C.
Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí. 
D.
Hai quả cầu thuỷ tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
Câu 24

Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì 

A.
chúng phải có cùng điện dung. 
B.
hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau.
C.
tụ điện nào có điộn dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn. 
D.
tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn,
Câu 25

Chọn câu phát biểu đúng ? 

A.
Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó. 
B.
 Điện tích của tụ điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
C.
 Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dune của nó.
D.
Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
Câu 26

Nhiễm điện hai bản kim loại của tụ điện là một loại nhiễm điện do 

A.
hưởng ứng.            
B.
cọ xát.            
C.
tiếp xúc.           
D.
hưởng ứng và tiếp xúc.
Câu 27

Tụ điện là dụng cụ được phổ biến trong các mạch điện xoay chiều và các mạch vô tuyến điện. Nó có nhiệm vụ 

A.
phóng điện.       
B.
tích điện.
C.
tích điện và phóng điện.    
D.
cân bằng hiệu điện thế.
Câu 28

Tụ mica cùng loại với nhóm tụ điện nào dưới đây? 

A.
tụ giấy, tụ xoay.     
B.
tụ giấy, tụ sứ
C.
tụ xoay, tụ không khí.  
D.
tụ xoay, tụ giấy.
Câu 29

Tụ điện có điện dung thay đổi được thì được gọi là 

A.
tụ phẳng.     
B.
tụ bất kì.   
C.
tụ xoay.       
D.
 tụ ghép.
Câu 30

Khi tăng hiệu điện thế lên 2 lần thì điện dung của tụ điện 

A.
giảm 2 lần.   
B.
 tăng 2 lần
C.
 không đổi 
D.
không xác định được.
Câu 31

 Điện tích của hai bản tụ điện có tính chất nào sau đây? 

A.
cùng dấu và có độ lớn bằng nhau.    
B.
trái dấu có độ lớn bằng nhau.
C.
cùng dấu và có độ lớn không bằng nhau.      
D.
trái dấu và có độ lớn gần bằng nhau.
Câu 32

Điện trường bên trong tụ điện phẳng là điện trường 

A.
đều. 
B.
bất kì.    
C.
có cường độ thay đổi.    
D.
có đường sức cong
Câu 33

Trong trường hợp nào dưới đây ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớp 

A.
mica.      
B.
nhựa pôliêtilen.       
C.
giấy tẩm dung dịch muối ăn.          
D.
giấy tẩm parafin.
Câu 34

Chọn câu phát biểu đúng ? 

A.
Điện dung của tụ điện phụ thuộc điện tích của nó. 
B.
Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
C.
Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích lẫn hiệu điện thế giữa hai bản của tụ. 
D.
Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
Câu 35

Chọn kết quả đúng? 1 micarofara (kí hiệu là \(\mu F\) ) bằng 

A.
10-9F .       
B.
10-6F .     
C.
10-12F .       
D.
106F.
Câu 36

Đơn vị điện dung có tên là gì ? 

A.
Culông.  
B.
 Vôn.          
C.
Fara. 
D.
Vôn trên mét.
Câu 37

Nếu hiệu điện thế giữa hai  bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ 

A.
tăng 2 lần.    
B.
giảm 2 lần.  
C.
tăng 4 lần.       
D.
không đổi.
Câu 38

Fara là điện dung của một tụ điện mà 

A.
giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C. 
B.
giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.
C.
giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1. 
D.
khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm.