THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Hóa học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #808
Lĩnh vực: Hóa học
Nhóm: Hóa học 11 - Sự điện ly
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3739

Ôn tập trắc nghiệm Sự điện li Hóa Học Lớp 11 Phần 1

Câu 1

Có 5 dung dịch cùng nồng độ NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH, Na2CO3 đựng trong 5 lọ mất nhãn riêng biệt. Dùng một dung dịch thuốc thử dưới đây để phân biệt 5 lọ trên

A.
NaNO3
B.
NaCl. 
C.
Ba(OH)2.  
D.
NH3
Câu 2

Cho các chất và ion sau:  Al2O3, Fe2+, CuO, CO32-, HS-, Na+, Cl-, H+. Số chất và ion phản ứng với KOH là

A.
3
B.
4
C.
5
D.
6
Câu 3

Cho dung dịch chứa các ion sau: K+, Ca2+, Ba2+, Mg2+, H+, Cl-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào đó thì ta có thể cho dung dịch trên tác dụng với dung dịch nào trong số các dung dịch sau

A.
Na2SO4 vừa đủ.  
B.
K2CO3 vừa đủ. 
C.
NaOH  vừa đủ.
D.
Na2CO3 vừa đủ.
Câu 4

Trộn 2 dung dịch: Ba(HCO3)2; NaHSO4 có cùng nồng độ mol/l với nhau theo tỉ lệ thể tích 1: 1 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Hãy cho biết các ion có mặt trong dung dịch Y. (Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước).

A.
 Na+ và SO42-.     
B.
Ba2+, HCO-3 và Na+ .  
C.
Na+, HCO3-.
D.
Na+, HCO-3 và SO42-.     
Câu 5

Cho các cặp ion sau trong dung dịch: (1) H+ và HCO3-, (2) AlO2- và OH-, (3) Mg2+ và OH-, (4) Ca2+ và HCO3-,  (5) OH- và Zn2+, (6) K+ + NO3-, (7) Na+ và HS-, (8) H+ + AlO2-. Những cặp ion nào phản ứng được với nhau?

A.
(1), (2), (4), (7)
B.
(1), (2), (3), (8). 
C.
(1), (3), (5), (8).
D.
(2), (3), (6),(7).
Câu 6

Cho các phản ứng hóa học sau:

        (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →                            (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → 

        (3) Na2SO4 + BaCl2 →                                 (4) H2SO4 + BaSO3

        (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →                        (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2

Dãy gồm các phản ứng có cùng một phương trình ion thu gọn là:

A.
 (1), (3), (5), (6).    
B.
(3), (4), (5), (6).     
C.
(2), (3), (4), (6).  
D.
(1), (2), (3), (6).
Câu 7

Hoà tan hoàn toàn m gam Na vào 1 lít dung dịch HCl aM, thu được dung dịch X và a mol khí thoát ra. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch X là    

A.
 AgNO3, Na2CO3, CaCO3.
B.
FeSO4, Zn, Al2O3, NaHSO4.    
C.
Al, BaCl2, NH4NO3, Na2HPO3
D.
Mg, ZnO, Na2CO3, NaOH.        
Câu 8

Hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và ZnO trong đó các chất lấy cùng số mol. Hoà tan X bằng dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Thành phần các chất trong Z là

A.
Fe(OH)2 và Cu(OH)2.  
B.
Zn(OH)2 và Fe(OH)2.
C.
Cu(OH)2 và Fe(OH)3.
D.
Fe(OH)2 và Fe(OH)3.
Câu 9

Sục khí H2S dư­ qua dung dịch chứa FeCl3; AlCl3; NH4Cl; CuCl2 đến khi bão hoà thu được kết tủa chứa

A.
CuS.  
B.
S và CuS.  
C.
Fe2S3 ; Al2S3
D.
Al(OH)3 ; Fe(OH)3.
Câu 10

Cho Na dư vào các dung dịch sau: CuSO4, NH4Cl, NaHCO3, Ba(HCO3)2, Al(NO3)3, FeCl2, ZnSO4. Hãy cho biết có bao nhiêu chất phản ứng vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa sau phản ứng? (Biết rằng lượng nước luôn dư)

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 11

Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 12

Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là

A.
4
B.
5
C.
6
D.
7
Câu 13

Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 14

Cho dãy các chất: Fe(NO3)3, NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3, CrCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A.
1
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 15

Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A.
1
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 16

Cho dãy các chất: SO2, H2SO4, KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là    

A.
3
B.
4
C.
5
D.
6
Câu 17

Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2

A.
2
B.
3
C.
4
D.
6
Câu 18

Cho các dung dịch riêng biệt: HNO3, Ba(OH)2, NaHSO4, H2SO4, NaOH. Số chất tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 tạo kết tủa là 

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 19

Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2?       

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 20

Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 21

Trộn các cặp dung dịch các chất sau với nhau:

 

(1) NaHSO4 + NaHSO3;                                 (2) Na3PO4 + K2SO4;  

(3) AgNO3 + FeCl3;                                        (4) Ca(HCO3)2 + HCl;    

(5) FeS + H2SO4 (loãng) ;                              (6) BaHPO4 + H3PO4;    

(7) NH4­Cl + NaOH (đun nóng);                     (8) Ca(HCO3)2 + NaOH; 

(9) NaOH + Al(OH)3;                                     (10) CuS + HCl. 

 

Số phản ứng xảy ra là:   

A.
5
B.
6
C.
7
D.
8
Câu 22

Cho mẩu Na vào dung dịch các chất (riêng biệt) sau: Ca(HCO3)2 (1), CuSO4 (2), KNO3 (3), HCl (4). Sau khi các phản ứng xảy ra xong, ta thấy các dung dịch có xuất hiện kết tủa là:

A.
(1) và (2).  
B.
(1) và (3).  
C.
(1) và (4).    
D.
(2) và (3).
Câu 23

Cho dung dịch các chất sau: NaHCO3 (X1); CuSO4 (X2); (NH4)2CO3 (X3); NaNO3 (X4); MgCl2 (X5); KCl (X6). Những dung dịch không tạo kết tủa khi cho Ba vào là:

A.
X1, X4, X5.
B.
X1, X4, X6
C.
X1, X3, X6.
D.
X4, X6.
Câu 24

Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol KOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

A.
 a : b = 1 : 4. 
B.
a : b < 1 : 4.  
C.
 a : b = 1 : 5. 
D.
a : b > 1 : 4.
Câu 25

Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:

A.
dùng dung dịch NaOH (dư), dd HCl (dư), rồi nung nóng.   
B.
dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng
C.
dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư). 
D.
dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
Câu 26

Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện thí nghiệm nào là thích hợp nhất?

A.
Cho từ từ muối AlCl3 vào cốc đựng dung dịch NaOH.
B.
Cho từ từ muối NaAlO2 vào cốc đựng dung dịch HCl.
C.
Cho nhanh dung dịch NaOH vào cốc đựng dung dịch muối AlCl3.
D.
Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
Câu 27

Cho dung dịch HCl vừa đủ, khí CO2, dung dịch AlCl3 lần lượt vào 3 cốc đựng dung dịch NaAlO2 đều thấy

A.
dung dịch trong suốt.  
B.
có khí thoát ra.    
C.
có kết tủa trắng.  
D.
có kết tủa sau đó tan dần.
Câu 28

Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ba(AlO2)2. Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây xảy ra?

A.
ban đầu không có kết tủa sau đó có kết tủa  trắng.     
B.
có kết tủa trắng và kết tủa không tan trong COdư.
C.
có kết tủa trắng và kết tủa tan hoàn toàn khi dư CO2.      
D.
không có hiện tượng gì.
Câu 29

Cho K dư vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra?

A.
Có khí bay lên.      
B.
Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn.
C.
Có khí bay lên và có kết tủa trắng.
D.
Có khí bay lên và có kết nâu đỏ xuất hiện.  
Câu 30

Cho K dư vào dung dịch chứa FeCl3. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra?

A.
Có khí bay lên.      
B.
Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn
C.
Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần.
D.
Có khí bay lên và có kết nâu đỏ xuất hiện.  
Câu 31

Cho K dư vào dung dịch chứa AlCl3. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra?

A.
 Có khí bay lên.      
B.
Có khí bay lên và có kết tủa keo trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn.
C.
Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần.
D.
Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện. 
Câu 32

Cho Na dư vào dung dịch chứa ZnCl2. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra?

A.
Có khí bay lên.      
B.
Có khí bay lên và có kết tủa keo trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn.
C.
Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần.
D.
Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện. 
Câu 33

Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng:

A.
xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.   
B.
xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần.
C.
xuất hiện kết tủa màu xanh.     
D.
xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan.
Câu 34

Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A.
Pb(OH)2, ZnO, Fe2O
B.
Na2SO4, HNO3, Al2O3.
C.
Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3.      
D.
Na2HPO4, Al2O3, Zn(OH)2.
Câu 35

Dung dịch Na2CO3 có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A.
CaCl2, HCl, CO2, KOH
B.
Ca(OH)2, CO2, Na2SO4, BaCl2, FeCl3.
C.
HNO3, CO2, Ba(OH)2, KNO3.
D.
CO2, Ca(OH)2, BaCl2, H2SO4, HCl.
Câu 36

Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 là:

A.
Ba(NO3)2, Mg(NO3)2, HCl,  CO2,  Na2CO3.      
B.
Mg(NO3)2, HCl, BaCO3, NaHCO3, Na2CO3.
C.
NaHCO3, Na2CO3, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2.       
D.
NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, HCl
Câu 37

Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2

A.
HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2
B.
HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
C.
NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2
D.
HNO3, NaCl, Na2SO4.
Câu 38

Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

A.
HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4
B.
HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
C.
HNO3, NaCl và Na2SO4.   
D.
NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.
Câu 39

Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl loãng là:

A.
KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.
B.
Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.
C.
FeS, BaSO4, KOH.   
D.
AgNO3, (NH4)2CO3, CuS
Câu 40

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A.
Al2O3, Ba(OH)2, Ag. 
B.
FeCl3, MgO, Cu.      
C.
CuO, NaCl, CuS.
D.
BaCl2, Na2CO3, FeS.
Câu 41

Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al2O­3?

A.
NaSO4, HNO3.
B.
HNO3, KNO3.  
C.
HCl, NaOH .
D.
NaCl, NaOH
Câu 42

Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?

A.
Na2CO3.
B.
NH4Cl. 
C.
 NH3.  
D.
NaHCO3
Câu 43

Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là: 

A.
AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
B.
AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
C.
AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4.  
D.
Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.
Câu 44

Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol/lít bằng nhau là dung dịch HCl, pH = a; dung dịch H2SO4, pH = b; dung dịch NH4Cl, pH = c và dung dịch NaOH pH = d. Nhận định nào dưới đây là đúng?

A.
d < c< a < b. 
B.
c < a< d < b. 
C.
a < b < c < d.
D.
b < a < c < d.
Câu 45

Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là

A.
KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3.  
B.
HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4.
C.
H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3.
D.
HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3.
Câu 46

Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là

A.
HCl. 
B.
CH3COOH.
C.
NaCl.   
D.
H2SO4.
Câu 47

Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

A.
NaOH. 
B.
Ba(OH)2.
C.
NH3
D.
NaCl.
Câu 48

Cho các chất: HCl, H2O, HNO3, HF, HNO2, KNO3, CuCl, CH3COOH, H2S, Ba(OH)2. Số chất thuộc loại điện li yếu là

A.
5
B.
6
C.
7
D.
8
Câu 49

Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Các chất điện li yếu là:

A.
H2O, CH3COOH, CuSO4
B.
CH3COOH, CuSO4.     
C.
H2O, CH3COOH. 
D.
H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4.
Câu 50

Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Các chất điện li yếu là:

A.
H2O, CH3COOH, CuSO4
B.
CH3COOH, CuSO4.     
C.
H2O, CH3COOH. 
D.
H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4.