THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #816
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Giới thiệu chung về thế giới sống
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3207

Ôn tập trắc nghiệm Các cấp tổ chức của thế giới sống Sinh Học Lớp 10 Phần 3

Câu 1

Những con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là

A.
quần thể sinh vật
B.
cá thể snh vật.
C.
cá thể và quần thể
D.
quần xã và hệ sinh thái
Câu 2

Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là

A.
quần thể sinh vật.
B.
cá thể sinh vật.
C.
cá thể và quần thể.
D.
quần xã sinh vật .
Câu 3

Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ

A.
khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật
B.
khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi
C.
khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống
D.
sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác
Câu 4

Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì

A.
có khả năng thích nghi với môi trường.
B.
thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C.
có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.
D.
phát triển và tiến hoá không ngừng.
Câu 5

Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm

1. quần xã;

2. quần thể;

3. cơ thể;

4. hệ sinh thái;

5. tế bào

Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn

A.
5->3->2->1->4
B.
5->3->2->1->4
C.
5->2->3->1->4
D.
5->2->3->4->1
Câu 6

Câu: Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh?

1.Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

2. Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững

3. Liên tục tiến hóa

4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh

5. Có khả năng cảm ứng và vận động

6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường

A.
1, 2, 3, 4
B.
1, 3, 4, 5
C.
1, 3, 4, 6
D.
2, 3, 5, 6
Câu 7

Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao?

A.
Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường
B.
Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh
C.
Vì thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa
D.
Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động
Câu 8

Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện ở những đặc điểm nào sau đây?

1. Đa dạng về loài, về nguồn gen

2. Đa dạng về lưới và chuỗi thức ăn

3. Đa dạng về hệ sinh thái

4. Đa dạng về sinh quyển

A.
1, 2, 3
B.
1, 2, 4
C.
1, 3, 4
D.
2, 3, 4
Câu 9

Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tổ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn
B.
Tất cả các cấp tổ chức sống được xây dựng từ cấp tế bào
C.
Kích thước của các tổ chức sống được sắp xếp từ nhỏ đến lớn
D.
Các cơ thể còn non phải phục tùng các cơ thể trưởng thành
Câu 10

Khi nói về động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. Tự tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho hệ sinh thái

2. Làm tăng lượng oxi của không khí

3. Cung cấp thực phẩm cho con người

4. Góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái

5. Nhiều loài có thể là tác nhân gây truyền bệnh cho con người

6. Khi tăng số lượng đều gây hại cho cây trồng

A.
5
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 11

Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định vào một thời điểm xác định và có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là:

A.
Quần thể
B.
Nhóm quần thể
C.
Quần xã
D.
Hệ sinh thái
Câu 12

Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là:

A.
các đại phân tử
B.
tế bào
C.
D.
cơ quan
Câu 13

Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:

A.
Trao đổi chất và năng lượng
B.
Sinh sản
C.
Sinh trưởng và phát triển
D.
Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi
Câu 14

Cho các ý sau:

(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.

(3) Liên tục tiến hóa.

(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.

(5) Có khả năng cảm ứng và vận động.

(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

A.
5
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 15

"Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

A.
Cá thể
B.
Quần thể
C.
Quần xã
D.
Hệ sinh thái
Câu 16

Cho các nhận định sau đây về tế bào:

(1) Tế bào chỉ được sinh ra từ cách phân chia tế bào.

(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.

(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.

(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.

(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.

Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 17

“Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?

A.
Nguyên tắc thứ bậc
B.
Nguyên tắc mở
C.
Nguyên tắc tự điều chỉnh
D.
Nguyên tắc bổ sung
Câu 18

Câu: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau:

(1) cơ thể

(2) tế bào

(3) quần thể

(4) quần xã

(5) hệ sinh thái

Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

A.
2 → 1 → 3 → 4 → 5
B.
1 → 2 → 3 → 4 → 5
C.
5 → 4 → 3 → 2 → 1
D.
2 → 3 → 4 → 5 → 1
Câu 19

Sinh vật sau đây thuộc ngành ruột khoang là
 

A.
sứa biển.
B.
bò cạp.
C.
châu chấu.
D.
tôm sông.
Câu 20

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về giới động vật?
 

A.
Cơ thể đa bào, có nhân sơ.
B.
Phát sinh sớm nhất trong giới sinh vật trên trái đất.
C.
Chỉ sống được ở môi trường cạn.
D.
Gồm những sinh vật dị dưỡng.
Câu 21

Hai ngành thực vật nào sau đây có mối quan hệ nguồn gốc gần nhất?

 

A.
Quyết và hạt kín.
B.
Rêu và hạt trần.
C.
Hạt kín và rêu.
D.
Hạt trần và hạt kín.
Câu 22

Điểm đặc trưng của thực vật phân biệt với động vật là
 

A.
tế bào có nhân thực.
B.
dinh dưỡng theo lối tự dưỡng.
C.
có các mô phân hóa và phát triển.
D.
cơ thể đa bào phức tạp.
Câu 23

Hoạt động sau đây chỉ có ở thực vật mà không có ở động vật là

 

A.
tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B.
thải khí CO2 qua hoạt động hô hấp.
C.
tự vận chuyển được.
D.
hấp thụ khí ôxi trong quá trình hô hấp.
Câu 24

Đặc điểm nào sau đây đúng với thực vật ngành hạt trần?

A.
Có 2 lớp: lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm.
B.
Hệ mạch dẫn chưa phát triển.
C.
Có thân gốc nhưng không phân nhánh.
D.
Cây thân gỗ, có hệ mạch phát triển.
Câu 25

Điểm giống nhau giữa thực vật ngành rêu với thực vật ngành quyết là

A.
cơ thể đơn bào, có nhân sơ.
B.
đã có rễ, thân, lá phát triển.
C.
sinh sản bằng bào tử.
D.
chỉ thích nghi với đời sống ở nước.
Câu 26

Nguồn gốc phát sinh của các ngành thực vật là
 

A.
vi sinh vật cổ.
B.
tảo lục nguyên thủy đơn bào.
C.
nấm đa bào.
D.
động vật nguyên sinh.
Câu 27

Sắp xếp sau đây đúng theo thứ tự tiến hóa từ thấp đến cao của các ngành Thực vật là
 

A.
rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.
B.
hạt trần, hạt kín, rêu, quyết.
C.
quyết, rêu, hạt trần, hạt kín.
D.
rêu, hạt kín, quyết, hạt trần.
Câu 28

Đặc điểm nào sau đây không phải của giới thực vật?

A.
Tế bào có nhân thực.
B.
Tế bào có thành xenlulôzơ và chứa nhiều lục lạp.
C.
Sống cố định, không tự di chuyển.
D.
Dinh dưỡng theo lối dị dưỡng.
Câu 29

Trong các sinh vật sau đây, sinh vật nào không được xếp cùng giới với các sinh vật còn lại?

A.
Nấm men.
B.
Nấm mốc.
C.
Nấm ăn.
D.
Nấm nhày.
Câu 30

Đặc điểm nào sau đây là chung cho tảo, nấm nhày và động vật nguyên sinh?

A.
Cấu tạo cơ thể đơn bào.
B.
Tế bào có nhân sơ.
C.
Tế bào có nhân thực.
D.
Sống tự dưỡng theo lối quang tổng hợp.
Câu 31

Địa y là tổ chức cộng sinh giữa nấm với

A.
động vật nguyên sinh.
B.
tảo hoặc vi khuẩn lam.
C.
vi khuẩn lam hoặc động vật nguyên sinh.
D.
nấm nhày hoặc nấm men.
Câu 32

Đặc điểm có ở giới nấm và không có ở giới nguyên sinh là

A.
ơ thể đa bào.
B.
cơ thể đơn bào hay tập đoàn.
C.
dinh dưỡng theo lối quang hợp.
D.
thành phần tế bào có chứa chất kitin.
Câu 33

Đặc điểm không phải của tảo là

A.
có chứa sắc tố quang hợp.
B.
sống ở môi trường khô cạn.
C.
tự dưỡng theo lối quang hợp.
D.
cơ thể đơn bào hay đa bào.
Câu 34

Điểm giống nhau giữa nấm nhày với động vật nguyên sinh là

A.
tế bào có chứa nhân sơ.
B.
chưa có bào quan phân hóa (trừ ribôxôm).
C.
cơ thể đa bào.
D.
dinh dưỡng theo lối dị dưỡng.
Câu 35

Sinh vật sau đây dinh dưỡng tự dưỡng theo hình thức quang hợp là
 

A.
vi khuẩn lam.
B.
nấm nhày.
C.
nấm sợi.
D.
xạ khuẩn.
Câu 36

Những giới sinh vật có đặc điểm cấu tạo cơ thể đa bào có nhân thực là

A.
Khởi sinh, nguyên sinh, thực vật.
B.
Khởi sinh, động vật, nấm.
C.
Nấm, thực vật, động vật.
D.
Thực vật, nấm, khởi sinh.
Câu 37

Đặc điểm của động vật khác biệt với thực vật là

A.
Dinh dưỡng theo lối dị dưỡng.
B.
Cấu tạo đa bào có nhân thực.
C.
Sống cố định, không di chuyển.
D.
Có các mô phân hóa.
Câu 38

Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới nấm và giới thực vật là.
 

A.
Đều dinh dưỡng theo lối hoại sinh.
B.
Đều có lối sống cố định.
C.
Đều có cơ thể cấu tạo đơn bào hay đa bào.
D.
Đều dinh dưỡng theo lối dị dưỡng.
Câu 39

Sinh vật sau đây được xếp vào giới nguyên sinh là

A.
vi khuẩn.
B.
xạ khuẩn.
C.
nấm mốc.
D.
trùng roi.
Câu 40

Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới còn lại?

A.
Giới động vật.
B.
Giới thực vật.
C.
Giới khởi sinh.
D.
Giới nấm.
Câu 41

Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây?

A.
Giới động vật.
B.
Giới khởi sinh.
C.
Giới nguyên sinh.
D.
Giới nguyên sinh.
Câu 42

Sự phân chia sinh vật trong tự nhiên thành hai giới bao gồm giới động vật và giới thực vật là của
 

A.
Cac Linê.
B.
Uytakơ.
C.
Hacken.
D.
Đacuyn.
Câu 43

Đặc điểm chung của trùng roi, amip, vi khuẩn là
 

A.
đều thuộc giới động vật.
B.
đều là các cơ thể đa bào.
C.
đều thuộc giới thực vật.
D.
đều có cấu tạo đơn bào.
Câu 44

Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là

A.
quần thể sinh vật.
B.
cá thể sinh vật.
C.
cá thể và quần thể.
D.
quần xã sinh vật.
Câu 45

Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ

A.
khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.
B.
khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.
C.
khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống.
D.
sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 46

Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì

A.
có khả năng thích nghi với môi trường.
B.
thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C.
có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.
D.
phát triển và tiến hoá không ngừng.
Câu 47

Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: 1. quần xã; 2. quần thể; 3. cơ thể; 4. hệ sinh thái; 5. tế bào. Các cấp tổ chức đótheo trình tự từ nhỏ đến lớn là

 

A.
5→3→2→1→4
B.
5→3→2→1→4
C.
5→2→3→1→4
D.
5→2→3→4→1
Câu 48

Ngành thực vật có thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử là ngành

A.
Rêu.
B.
Quyết.
C.
Hạt trần.
D.
Hạt kín.
Câu 49

Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là

A.
chúng có cấu tạo phức tạp.
B.
chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
C.
ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.
D.
có khả năng trao đổi chất và năng lượng.
Câu 50

Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A.
các đại phân tử.
B.
tế bào.
C.
mô.
D.
cơ quan.