THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #817
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Giới thiệu chung về thế giới sống
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2526

Ôn tập trắc nghiệm Các cấp tổ chức của thế giới sống Sinh Học Lớp 10 Phần 4

Câu 1

Nhiều cá thể cùng loài sống trong vùng địa lí nhất định tạo nên ...(1)... Nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau sống trong vùng địa lí nhất định tạo nên...(2)... Điền vào chỗ trống (......) từ hoặc cụm từnào dưới đây cho các câu trên là các phát biểu đúng?

A.
(1) - quần xã; (2) - quần thể
B.
(1) - quần thể; (2) - quần xã
C.
(1) - quần thể; (2) - loài
D.
(1) - loài; (2) - quần thể
Câu 2

Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim và hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể thì cơ thể sẽ không hoạt động co rút bơm máu, tuần hoàn máu vì thiếu sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan khác (hệ hôhấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh,...). Điều này chứng tỏ tổ chức sống

A.
là hệ mở.
B.
có khả năng tự điều chỉnh.
C.
là hệ thống nhất.
D.
được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
Câu 3

Các cấp tổ chức của thế giới sống đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.Đây là đặc điểm gì của tổ chức sống?

A.
Hệ sống là hệ mở.
B.
Hệ sống có khả năng tự điều chỉnh.
C.
Hệ sống là hệ thống nhất.
D.
Hệ sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
Câu 4

Nồng độ các chất trong cơ thể người được duy trì ở mức độ ổn định, nếu mất cân bằng thì cơ thể sẽ
có cơ chế gì để đưa về trạng thái bình thường?

A.
Cơ chế trao đổi chất.
B.
Cơ chế sinh sản.
C.
Cơ chế tự điều chỉnh.
D.
Cơ chế tự nhân đôi.
Câu 5

Các cấp tổ chức sống đều duy trì và điều hoà sự cân bằng trong hệ thống để tổ chức sống có thể tồn
tại và phát triển. Đây là cơ chế gì của tổ chức sống?

A.
Cơ chế trao đổi chất.
B.
Cơ chế sinh sản.
C.
Cơ chế tự điều chỉnh.
D.
Cơ chế tự nhân đôi.
Câu 6

Hệ sống là hệ có tổ chức theo cấp bậc tương tác từ
 

A.
thấp đến cao; từ đơn giản đến phức tạp; từ tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệsinh thái - sinh quyển.
B.
cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái - sinh quyển.
C.
quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái - sinh quyển.
D.
đơn bào đến đa bào.
Câu 7

Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là
 

A.
đều có khả năng sinh sản.
B.
đều được cấu tạo từ tế bào.
C.
đều có nguồn gốc chung.
D.
đều có khả năng hô hấp.
Câu 8

Các cấp phụ của cấp tế bào gồm có

A.
các phân tử, các đại phân tử, bào quan.
B.
các phân tử, các đại phân tử, đơn bào.
C.
các đại phân tử, bào quan, đơn bào.
D.
đơn bào, đa bào.
Câu 9

Cơ thể người gồm những cấp tổ chức của hệ sống nào?

A.
Tế bào, cơ quan, hệ cơ quan, quần thể.
B.
Tế bào, cơ quan, quần thể, quần xã.
C.
Cơ quan, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
D.
Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan.
Câu 10

Cấp tổ chức cao nhất của hệ sống là

A.
quần thể - loài
B.
hệ sinh thái - sinh quyển
C.
tế bào
D.
cơ thể
Câu 11

Cấp tổ chức cơ bản nhỏ nhất của thế giới sống là

A.
quần thể - loài.
B.
hệ sinh thái - sinh quyển.
C.
tế bào.
D.
cơ thể.
Câu 12

Các cấp tổ chức chính của hệ sống từ thấp đến cao là

A.
tế bào; cơ thể; quần thể - loài; quần xã; hệ sinh thái - sinh quyển.
B.
tế bào; cơ thể; quần xã; quần thể - loài; hệ sinh thái - sinh quyển.
C.
tế bào; cơ thể; hệ sinh thái - sinh quyển; quần thể - loài; quần xã.
D.
tế bào; cơ thể; hệ sinh thái - sinh quyển; quần xã; quần thể - loài.  
Câu 13

Điều nào sau đây đúng khi nói về một hệ thống sống?

A.
Là một hệ thống mở.
B.
Có khả năng tự điều chỉnh, tự đổi mới thành phần.
C.
Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
D.
Là một hệ thống mở, có khả năng tự điều chỉnh, tự đổi mới thành phần và thườngxuyên trao đổi chất với môi trường.
Câu 14

Một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của nó
được gọi là

A.
hệ sinh thái.
B.
sinh quyển.
C.
loài sinh vật.
D.
quần thể.
Câu 15

Ở sinh vật, đơn vị quần xã dùng để chỉ tập hợp của

A.
tất cả các hệ sinh thái trong tự nhiên.
B.
toàn bộ các sinh vật cùng loài.
C.
các quần thể cùng loài trong 1 khu vực sống.
D.
các quần thể khác loài trong 1 khu vực sống.
Câu 16

Tập hợp các cơ quan bộ phận của cơ thể cùng thực hiện một chức năng được gọi là

A.
cơ thể.
B.
hệ cơ quan.
C.
đại phân tử.
D.
mô.
Câu 17

Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm xác
định có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là

A.
quần thể.
B.
quần xã.
C.
hệ sinh thái.
D.
sinh quyển.
Câu 18

Điều nào sau đây đúng khi nói về tế bào?

A.
Được cấu tạo từ các mô.
B.
Chúng tập hợp với nhau để hình thành bào quan.
C.
Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thế sống.
D.
Là đơn vị cấu tạo nên quần thể.
Câu 19

Đặc điểm nào sau đây không phải của vật chất sống?
 

A.
Cảm ứng và sinh trưởng.
B.
Phát triển và sinh sản.
C.
Không có khả năng tự điều chỉnh.
D.
Trao đổi chất với môi trường xung quanh.  
Câu 20

Nhiều lớp sinh vật có quan hệ thân thuộc tập hợp lại tạo thành

A.
loài 
B.
họ    
C.
giới   
D.
ngành
Câu 21

Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định là khái niệm của:

A.
Loài
B.
Chi
C.
Quần thể
D.
Giới
Câu 22

Hãy chọn đáp án đúng nhất. Cơ thể người gồm những cấp độ tổ chức nào dưới đây?

A.
Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan
B.
Cơ quan, Mô
C.
Cơ quan, Quần xã
D.
Mô, Hệ cơ quan
Câu 23

Hạt trần là thực vật

A.
chưa có hệ mạch.
B.
tinh trùng có roi.
C.
thụ phấn nhờ gió.
D.
hạt không được bảo vệ trong quả
Câu 24

Quyết là thực vật

A.
chưa có hệ mạch.
B.
tinh trùng không roi.
C.
thụ tinh nhờ nước.
D.
Cả A, B và C
Câu 25

Tổ chức nào sau đây là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên?

A.
Quần  thể       
B.
Quần xã
C.
Loài                                        
D.
Sinh  quyển
Câu 26

Tổ chức  nào sau đây là bào quan?

A.
Tim      
B.
Phổi
C.
Ribôxôm                                             
D.
Não  bộ
Câu 27

Cấp tổ chức cao nhất  và lớn nhất  của  hệ sống là

A.
Sinh  quyến  
B.
Hệ sinh thái
C.
Loài                                                    
D.
Hệ cơ quan
Câu 28

Trong cơ thể vi khuẩn không tồn tại cấp tổ chức sống nào dưới đây?

A.
Tế bào.
B.
Cơ quan.
C.
Bào quan.
D.
Phân tử.
Câu 29

Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:

1. Quần xã.

2. Quần thể.

3. Cơ thể.

4. Hệ sinh thái.

5. Tế bào

Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là

A.
5 – 3 – 2 – 4 – 1.
B.
5 – 3 – 2 – 1 – 4.
C.
5 – 2 – 3 – 1 – 4.
D.
5 – 2 – 3 – 4 – 1.
Câu 30

Cho các tập hợp cá thể sau:

(1) Tập hợp các con voi sống trong rừng.

(2) Tập hợp những con gà trống trong chuồng.

(3) Tập hợp những cây thông 5 lá trong một cánh rừng ở Đà Lạt.

(4) Tập hợp những con cá trong ao.

Trong các tập hợp trên, tập hợp nào là quần thể?

A.
(2)
B.
(4)
C.
(1)
D.
(3)
Câu 31

Cho các ý sau:

(1) Đa dạng về loại, về nguồn gen.

(2) Đa dạng về lưới và chuỗi thức ăn.

(3) Đa dạng về hệ sinh thái.

(4) Đa dạng về sinh quyển.

Trong các ý trên có những ý nào nói về sự đa dạng của thế giới sinh vật?

A.
(1), (2), (3) 
B.
(1), (2), (4)
C.
(1), (3), (4)
D.
(2), (3), (4)
Câu 32

Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là gì?

A.
Chúng có cấu tạo phức tạp 
B.
Chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan
C.
Ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống 
D.
Cả A, B, C đều đúng
Câu 33

Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây?

A.
Liên tục tiến hóa
B.
Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
C.
Là một hệ thống kín 
D.
Có khả năng tự điều chỉnh
Câu 34

Cho các ý sau:

(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.

(3) Liên tục tiến hóa.

(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.

(5) Có khả năng cảm ứng và vân động.

(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có bao nhiêu ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

A.
5
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 35

Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:

A.
trao đổi chất và năng lượng
B.
sinh sản
C.
sinh trưởng và phát triển
D.
khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi
Câu 36

Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống:

(1) cơ thể.    (2) tế bào    (3) quần thể

(4) quần xã    (5) hệ sinh thái

Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

A.
1 → 2 → 3 → 4 → 5 
B.
2 → 1 → 3 → 4 → 5   
C.
5 → 4 → 3 → 2 → 1   
D.
2 → 3 → 4 → 5 → 1
Câu 37

Các ngành chính trong giới thực vật là:

A.
Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
B.
Rêu, Hạt trần, Hạt kín.
C.
Tảo lục đa bào, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
D.
Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
Câu 38

Cho các nhận định sau đây về tế bào:

(1) Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.

(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.

(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.

(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.

(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.

Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 39

Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là:

A.
loài → chi → họ →bộ→lớp→ngành → giới.
B.
chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài.
C.
loài → chi → bộ → họ →lớp→ngành → giới.
D.
loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới.
Câu 40

Trong một cánh rừng gồm các cấp tổ chức sống cơ bản là:

A.
cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
B.
tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã.
C.
tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
D.
tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
Câu 41

"Tập hợp cá rô phi sống trong cùng một ao" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

A.
Cá thể 
B.
Quần thể  
C.
Quần xã 
D.
Hệ sinh thái
Câu 42

“Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?

A.
Nguyên tắc thứ bậc
B.
Nguyên tắc mở
C.
Nguyên tắc tự điều chỉnh 
D.
Nguyên tắc bổ sung
Câu 43

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các cấp tổ chức sống?

A.
Các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: Cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái
B.
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên
C.
Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường
D.
Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.
Câu 44

Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:

A.
Có khả năng thích nghi với môi trường
B.
Thường xuyên trao đổi chất với môi trường
C.
Có khả năng sinh sản đề duy trì nòi giống
D.
Phát triển tiến hoá không ngừng
Câu 45

Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tồ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn
B.
Tất cả các cấp tổ chức sống được xây dựng từ cấp tế bào
C.
Kích thước của các tổ chức sống được sắp xếp từ nhỏ đến lớn
D.
Các cơ thể còn non phải phục tùng các cơ thể trưởng thành
Câu 46

Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?

A.
Nguyên tắc thứ bậc
B.
Nguyên tắc mở
C.
Nguyên tắc tự điều chỉnh
D.
Nguyên tắc bổ sung
Câu 47

Điều dưới đây đúng khi nói về một hệ thống sống :

A.
Một hệ thống mở
B.
Có khả năng tự điều chỉnh
C.
Thường xuyên trao đổi chất với môi trường
D.
Tất cả đều đúng
Câu 48

Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ?

A.
Liên tục tiến hoá
B.
Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
C.
Là một hệ thống kín
D.
Có khả năng tự điều chỉnh
Câu 49

Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì:

A.
Có các đặc điểm đặc trưng của sự sống
B.
Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào
C.
Tế bào có nhiều bào quan với những chức năng quan trọng
D.
Tất cả các tế bào đều có cấu tạo cơ bản giống nhau
Câu 50

Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là

A.
Chúng có cấu tạo phức tạp
B.
Chúng được cấu tạo bới nhiều bào quan
C.
Ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống
D.
Cả A, B, C