THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Vật lý
Số câu hỏi: 33
Thời gian làm bài: 59 phút
Mã đề: #848
Lĩnh vực: Vật lý
Nhóm: Vật lý 11 - Điện tích - Điện trường
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1099

Ôn tập trắc nghiệm Điện tích - Định luật Culông Vật Lý Lớp 11 Phần 5

Câu 1

Chọn câu trả lời sai.Có bốn điện tích điểm M, N, P, Q. Trong đó M hút N nhưng đẩy P. P hút Q Vậy:

A.
N đẩy P. 
B.
M đẩy Q   
C.
N hút Q.
D.
Cả A, B, C đều đúng
Câu 2

Nếu tăng đồng thời khoảng cách giữa hai điện tích điểm và độ lớn của mỗi điện tích điểm lên 2 lần thì lực tượng tác tĩnh điện giữa chúng sẽ:

A.
không thay đổi.
B.
giảm đi 2 lần 
C.
tăng lên 2 lần.
D.
 tăng lên 4 lần.
Câu 3

Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 4 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ:

A.
tăng lên 4 lần. 
B.
giảm đi 4 lần.
C.
tăng lên 16 lần.
D.
giảm đi 16 lần.
Câu 4

Lực tương tác tĩnh điện Cu-lông được áp dụng đối với trường hợp:

A.
hai vật tích điện cách nhau một khoảng rất lớn hơn kích thước của chúng.
B.
 hai vật tích điện cách nhau một khoảng rất nhỏ hơn. kích thước của chúng.
C.
hai vật tích điện được coi là điện tích điểm và đứng yên.
D.
hai vật tích điện được coi là điện tích điểm có thể đứng yên hay chuyển động.
Câu 5

Độ lớn của lực tường tác tĩnh điện Cu-lông giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí:

A.
Tỉ lệ thuận với bình phương độ lớn hai điện tích đó.  
B.
Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa chúng.
C.
Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 
D.
Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.
Câu 6

Một hệ cô lập gồm hai vật cùng kích thước, một vật tích điện dương và một vật trung hòa điện, ta có thể làm cho chúng nhiễm điện cùng dấu và bằng nhau bằng cách:

A.
Cho chúng tiếp xúc với nhau.
B.
Cọ xát chúng với nhau.
C.
Đặt hai vật lại gần nhau. 
D.
Cả C đều đúng.
Câu 7

Một hệ cô lập gồm hai vật trung hòa điện, ta có thể làm cho chúng nhiễm  điện bằng cách:

A.
Cho chúng tiếp xúc với nhau.  
B.
Cọ xát chúng với nhau
C.
Đặt hai vật lại gần nhau.
D.
Cả A, B, C đều sai
Câu 8

Hai điện tích q1, q2 khi đặt cách nhau khoảng r trong không khí thì lực tương tác giữa chúng là F. Để độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích vẫn là F khi đặt trong nước nguyên chất có hằng số điện môi là 81 thì khoảng cách giữa chúng  

A.
Tăng  lên 9 lần.
B.
 Giảm đi 9 lần.  
C.
Tăng lên 81 lần. 
D.
Giảm đi 81 lần.
Câu 9

Hai chất điểm mang điện tích q1, q2 khi đặt gần nhau chúng hút nhau. Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng?

A.
q1 và q2 cùng dấu nhau.             
B.
q1 và qđều là điện tích âm.
C.
 q1 và q2 trái dấu nhau
D.
q1 và q đều là điện tích dương. 
Câu 10

Hai điện tích điểm q1, q2 khi đặt cách nhau khoảng r trong không khí chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi là 4 và đặt chúng cách nhau khoảng r’ = r/4 thì lực hút giữa chúng là:

A.
 F’ = 4.F  
B.
 F’ = F / 2
C.
 F’ = 2F 
D.
F’ = F / 4
Câu 11

Hai điện tích điểm q1, q2 khi đặt trong không khí chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi là 2 và vẫn giữ nguyên khoảng cách thì lực hút giữa chúng là:

A.
F’ = F 
B.
F’ = 2F   
C.
F’ = F / 2
D.
F’ = F / 4
Câu 12

Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do?

A.
 thanh niken. 
B.
khối thủy ngân
C.
thanh chì. 
D.
thanh gỗ khô
Câu 13

Sẽ không có ý nghĩa khi ta  nói về hằng số điện môi của

A.
hắc ín ( nhựa đường)
B.
 nhựa trong
C.
thủy tinh. 
D.
nhôm.
Câu 14

Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng  không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong

A.
 chân không
B.
nước nguyên chất.   
C.
dầu hỏa.
D.
không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 15

Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây?

A.
Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.
B.
Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.
C.
Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.
D.
Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.
Câu 16

Nhận xét không đúng về điện môi là:

A.
Điện môi là môi trường cách điện
B.
Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C.
Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D.
Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
Câu 17

Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông

A.
 tăng 4 lần.   
B.
tăng 2 lần.   
C.
 giảm 4 lần.
D.
giảm 2 lần.
Câu 18

Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là:

A.
Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
B.
Các điện tích khác loại thì hút nhau.
C.
Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.
D.
Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.
Câu 19

Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

A.
Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;
B.
Chim thường xù lông về mùa rét;
C.
Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường
D.
 Sét giữa các đám mây.
Câu 20

Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

A.
 Cọ chiếc vỏ bút lên tóc.
B.
Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện.
C.
Đặt một vật gần nguồn điện. 
D.
Cho một vật tiếp xúc với viên pin.
Câu 21

Cho hai điện tích điểm \(q_1=3.10^{-8}\)​ và \(q_2\)  đặt cách nhau 10 cm trong chân không. Lực tác dụng lên mỗi điện tích có giá trị \(1,08.10^{-3} N\). Điện tích \(q_2 \) có giá trị

A.
\(4.10^{-6}\)
B.
\(4.10^{-8}\)
C.
\(6.10^{-6}\)
D.
\(6.10^{-8}\)
Câu 22

Cho hai điện tích điểm  \(q_1=6.10^{-8}\) và \(q_2=8.10^{-8}\) đặt cách nhau 10 cm trong chân không. Lực tác dụng lên mỗi điện tích có giá trị

A.
\(4,32.10^{-3}\)
B.
\(4,32.10^{-4}\)
C.
\(4,32.10^{-6}\)
D.
\(4,32.10^-7\)
Câu 23

Điện tích được đo bằng đơn vị nào sau đây?

A.
Vôn(V).  
B.
Ampe(A). 
C.
Culông(C)
D.
 Héc(Hz)
Câu 24

Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí thì:

A.
 Tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
B.
Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích
C.
Tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích
D.
Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích
Câu 25

Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng hút nhau, có thể kết luận nào sau đây đúng với mô tả

A.
chúng có cùng loại điện tích
B.
cả hai vật phải trung hòa.
C.
một trong hai vật trung hòa
D.
chúng cùng dấu nhau.
Câu 26

Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng hút nhau kết luận nào sau đây luôn đúng

A.
chúng có cùng loại điện tích   
B.
chúng có cùng độ lớn
C.
chúng trái dấu nhau
D.
chúng cùng dấu nhau
Câu 27

Ba chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau thì kết luận nào sau đây luôn đúng

A.
chúng có độ lớn khác nhau
B.
chúng có cùng độ lớn.
C.
Hai điện tích trái dấu với điện tích còn lại
D.
chúng cùng dấu nhau.
Câu 28

Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau thì kết luận

A.
chúng có độ lớn khác nhau
B.
chúng có cùng độ lớn.
C.
chúng trái dấu nhau
D.
chúng cùng dấu nhau.
Câu 29

Khái niệm nào dưới đây cho biết độ mạnh, yếu của điện trường tại một điểm?

A.
Cường độ điện trường
B.
Điện trường
C.
Đường sức điện trường
D.
Điện tích
Câu 30

Có hai điện tích \(q_1\) và \(q_2\)  đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây luôn đúng?

 

A.
\(q_1.q_2>0\)
B.
\(q_1>0,q_2>0\)
C.
\(q_1.q_2>0\)
D.
\(q_1<0,q_2<0\)
Câu 31

Có hai điện tích \(q_1\) và \(q_2\) hút nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

 

A.
\(q_1.q_2>0\)  
B.
\(q_1 >0 \) và \(q_2<0\)
C.
\(q_1.q_2<0\)
D.
\(q_1<0\) và \(q_2>0\)
Câu 32

Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho 

A.
khả năng tác dụng lực của điện trường.       
B.
phương chiều của cường độ điện trường.
C.
khả năng sinh công của điện trường. 
D.
độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
Câu 33

Công của lực điện không phụ thuộc vào 

A.
vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.   
B.
 cường độ của điện trường.
C.
 hình dạng của đường đi.       
D.
độ lớn điện tích bị dịch chuyển.