THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #861
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Giới thiệu chung về thế giới sống
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3328

Ôn tập trắc nghiệm Các giới sinh vật Sinh Học Lớp 10 Phần 1

Câu 1

Nhận định nào dưới đây chính xác khi nói về giới Nấm?

A.
Nấm có hình thức sinh sản hữu tính và vô tính nhờ giao tử.
B.
Nấm nhầy cũng được xếp vào giới Nấm
C.
Địa y cũng được xếp vào giới Nấm
D.
Nấm là sinh vật tự dưỡng.
Câu 2

Có bao nhiêu phát biểu sai về đặc điểm của giới Nấm?

1. Tế bào nhân thực.

2. Thành tế bào bằng xenlulozơ.

3. Sống tự dưỡng.

4. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào dạng sợi.

5. Không có lục lạp, không di động được.

6. Sinh sản bằng bào tử hoặc nảy chồi.

A.
1
B.
3
C.
2
D.
4
Câu 3

Cho các đặc điểm sau:

(1) Nhân sơ

(2) Nhân thực

(3) Đơn bào

(4) Đa bào

(5) Tự dưỡng

(6) Dị dưỡng

Sinh vật thuộc giới Nấm có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm kể trên?

A.
5
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 4

Tế bào của sinh vật thuộc giới Động vật có đặc điểm gì chủ yếu?

A.
Thường không có thành tế bào.
B.
Thành tế bào có chứa kitin.
C.
Có thành xenlulôzơ
D.
Thành tế bào chứa cutin.
Câu 5

Cho các nhận định sau về giới Nấm:

(1) Đa số Nấm men gồm những sinh vật nhân thực đa bào.

(2) Đa số Nấm sợi gồm những sinh vật nhân thực đơn bào.

(3) Nấm đảm gồm những sinh vật đơn bào hoặc đa bào.

A.
1
B.
3
C.
0
D.
2
Câu 6

Khi nói về hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker và Margulis, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Các sinh vật thuộc giới Động vật là những sinh vật đa bào, dị dưỡng.

II. Giới là đơn vị phân loại lớn nhất.

III. Nấm (Fungi) thuộc giới Thực vật.

IV. Các sinh vật thuộc giới Thực vật có khả năng quang hợp.

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 7

Khi nói về hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker và Margulis, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Các sinh vật thuộc giới Động vật là những sinh vật đa bào, dị dưỡng.

II. Giới là đơn vị phân loại lớn nhất.

III. Nấm (Fungi) thuộc giới Thực vật.

IV. Các sinh vật thuộc giới Thực vật có khả năng quang hợp.

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 8

Khi nói về hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker và Margulis, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Giới Nguyên sinh gồm những sinh vật tiến hóa từ giới Khởi sinh vì vậy hiện nay sinh vật thuộc giới Khởi sinh không tồn tại.

II. Tất cả sinh vật thuộc 5 giới theo hệ thống phân loại của Whittaker và Margulis đều là sinh vật nhân thực.

III. Chỉ có giới Nguyên sinh mới bao gồm các sinh vật nhân sơ.

A.
0
B.
2
C.
1
D.
3
Câu 9

Nhận định nào dưới đây sai khi nói về đặc điểm các giới sinh vật?

A.
Nấm và động vật sống dị dưỡng, thực vật sống tự dưỡng.
B.
Nấm là sinh vật có tế bào nhân sơ hoặc nhân thực; động vật và thực vật thuộc dạng tế bào nhân thực.
C.
Tế bào nấm và động vật không có lục lạp, tế bào thực vật có lục lạp.
D.
Tế bào thực vật có thành xenlulozo, đa số tế bào nấm có thành kitin, động vật không có thành tế bào.
Câu 10

Cho các nhận định khi nói về địa điểm sống của vi khuẩn thuộc giới Khởi sinh:

(1) Chúng có thể sống ở trong đất.

(2) Chúng chỉ sống ở trong nước.

(3) Chúng đều sống trên cơ thể sinh vật khác.

(4) Chúng chỉ sống trong nước và không khí.

Có bao nhiêu nhận định chính xác?

A.
1
B.
0
C.
2
D.
3
Câu 11

Trong hệ thống phân loại 5 giới, hãy xác định vi khuẩn thuộc giới nào?

A.
 Giới Khởi sinh.
B.
Giới Nấm.
C.
Giới nguyên sinh.
D.
Giới Động vật
Câu 12

Khi nói về phương thức sinh sống của những loài vi khuẩn thuộc giới Khởi sinh, nhận định nào chính xác?

A.
Vi khuẩn không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng mặt trời hoặc từ quá trình phân giải các chất hữu cơ.
B.
Một số vi khuẩn có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng mặt trời hoặc từ quá trình phân giải các chất hữu cơ.
C.
Tất cả vi khuẩn có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng mặt trời hoặc từ quá trình phân giải các chất hữu cơ.
D.
Chúng chỉ có thể sống hoại sinh.
Câu 13

Đặc điểm chủ yếu của giới Động vật là gì?

A.
Cơ quan và hệ cơ quan chuyên hóa cao
B.
Đa dạng và phong phú
C.
Cơ thể có cấu trúc phức tạp
D.
Tất cả các đáp án đều chính xác
Câu 14

Giới Thực vật có tên khoa học là gì?

A.
Protista
B.
Fungi
C.
Monera
D.
Plantae
Câu 15

Tên khoa học của giới Động vật là gì?

A.
Animal.
B.
Animalia.
C.
Fungi
D.
Plantae
Câu 16

Tên khoa học của giới Động vật là gì?

A.
Animal.
B.
Animalia.
C.
Fungi
D.
Plantae
Câu 17

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Giới trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm tất cả các ngành sinh vật.

(2) Thế giới sinh vật được phân loại theo thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là: giới – ngành - chi - họ - bộ - lớp – loài.

(3) Whittaker và Margulis đã chia thế giới sinh vật thành 5 giới là giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Động vật, giới Thực vật và giới Nấm.

A.
3
B.
0
C.
1
D.
2
Câu 18

Cho các nhận định sau:

(1) Sinh vật nhân sơ có tên khoa học là Eukaryota, sinh vật nhân thực có tên khoa học là prokaryote.

(2) Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có cấu tạo màng sinh chất.

(3) Sinh vật nhân sơ có các đại diện là sinh vật giới Khởi sinh, sinh vật nhân thực có các đại diện là sinh vật giới Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

A.
1
B.
2
C.
0
D.
3
Câu 19

Khi nói về giới Nguyên sinh, có bao nhiêu đặc điểm dưới đây chính xác?

(1) Tên khoa học giới Nguyên sinh là Protista

(2) Tảo, Nấm nhầy, Động vật nguyên sinh đều là sinh vật nhân thực.

(3) Tảo, Nấm nhầy và Động vật nguyên sinh đều là sinh vật đa bào.

(4) Giới Nguyên sinh gồm có: Vi khuẩn, Tảo, Nấm nhầy, Động vật nguyên sinh.

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 20

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Tên khoa học của giới Nguyên sinh là Monera.

(2) Các sinh vật trong giới Nguyên sinh là các sinh vật nhân thực.

(3) Đơn vị phân loại Chi còn được gọi là Giống.

A.
3
B.
0
C.
1
D.
2
Câu 21

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định sai?

(1) Tên khoa học của giới Nấm là Plantae

(2) Tên khoa học của giới Khởi sinh là Monera

(3) Tên khoa học của giới Động vật là Animalia

A.
0
B.
2
C.
1
D.
3
Câu 22

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chính xác?

(1) Những sinh vật sống dị dưỡng đều là vi khuẩn thuộc giới Khởi sinh.

(2) Đại diện giới Khởi sinh là những loài vi khuẩn – sinh vật nhân sơ rất nhỏ bé.

(3) Tên khoa học của giới Khởi sinh là Monera.

A.
0
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 23

Cho các nhận định sau về đặc điểm của Tảo:

I. Tảo là sinh vật nhân sơ hoặc nhân thực.

II. Tảo là sinh vật đơn bào hoặc đa bào.

III. Tảo là sinh vật tự dưỡng hoặc dị dưỡng.

IV. Tảo sống ở khắp nơi: trong đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác.

Có bao nhiêu nhận định chính xác?

A.
2
B.
3
C.
0
D.
1
Câu 24

Cho các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với sinh vật thuộc giới Khởi sinh?

(1) Chỉ tồn tại cách đây 3,5 tỉ năm.

(2) Chỉ có thể sống dị dưỡng, không thể tự tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng ánh sáng mặt trời.

(3) Có kích thước rất nhỏ bé, thường từ  1 - 5 micromet

A.
3
B.
0
C.
1
D.
2
Câu 25

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chính xác?

I. Vi khuẩn thuộc giới Khởi sinh đã xuất hiện khoảng 3,5 tỉ năm trước đây.

II. Vi khuẩn sống ở khắp mọi nơi: trong đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác.

III. Phương thức sống duy nhất của vi khuẩn là tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời.

A.
2
B.
3
C.
0
D.
1
Câu 26

Có bao nhiêu nhận định sau đây không phải đặc điểm chung của giới Thực vật?

I. Phần lớn sống cố định.

II. Sống tự dưỡng quang hợp.

III. Có khả năng quang hợp.

IV. Cảm ứng chậm.

V. Đa số thành tế bào chứa kitin.

A.
0
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 27

Đặc điểm sau đây thuộc giới nào?

+ Nhân thực, đơn bào hoặc đa bào

+ Cấu trúc dạng sợi

+ Phần lớn có thành tế bào chứa kitin

+ Không có lục lạp

A.
Giới Khởi sinh
B.
Giới Thực vật
C.
Giới Nấm
D.
Giới Nguyên sinh
Câu 28

Điền từ còn thiếu thích hợp vào dấu ba chấm.

"Nhà khoa học Whittaker và Margulis đã chia thế giới sinh vật thành … giới."

A.
4
B.
5
C.
2
D.
3
Câu 29

Cho các nhận định sau về giới Nấm:

(1) Tế bào của sinh vật giới Nấm đều có thành tế bào chứa kitin.

(2) Tế bào có lục lạp.

(3) Cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi.

Có bao nhiêu nhận định chính xác?

A.
0
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 30

Cho các nhận định sau khi nói về đặc điểm cơ bản chỉ có ở virus và không có ở các sinh vật khác, có bao nhiêu nhận định chính xác?

(1) Sống tự dưỡng

(2) Sống kí sinh nội bào bắt buộc

(3) Sống cộng sinh

(4) Sống hoại sinh

(5) Không có cấu tạo tế bào

A.
2
B.
3
C.
4
D.
1
Câu 31

Cho các nhận định sau khi nói về đặc điểm cơ bản chỉ có ở giới Thực vật mà không có ở giới Nấm, có bao nhiêu nhận định chính xác?

(1) Tế bào có thành xenlulozo

(2) Cơ thể đa bào

(3) Tế bào có nhân chuẩn

(4) Tế bào có thành phần kitin

A.
2
B.
4
C.
1
D.
0
Câu 32

Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật là:

(1) Cơ thể đều có cấu tạo đa bào

(2) Tế bào cơ thể đều có nhân sơ

(3) Tế bào cơ thể đều có nhân chuẩn

(4) Phương thức dinh dưỡng chủ yếu là dị dưỡng

Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định trên?

A.
2
B.
4
C.
0
D.
1
Câu 33

Cho các nhận định về giới Nấm như sau, có bao nhiêu nhận định chính xác?

(1) Địa y là những sinh vật không có cấu tạo tế bào.

(2) Phần lớn thành tế bào của sinh vật thuộc giới Nấm có chứa xenlozo.

(3) Nấm đảm cộng sinh với tảo hoặc vi khuẩn lam tạo thành Địa y.

A.
2
B.
0
C.
1
D.
3
Câu 34

Cho các nhận định về phương thức sống của sinh vật thuộc giới Nấm như sau, có bao nhiêu nhận định chính xác?

(1) Chúng là sinh vật dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

(2) Chúng là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.

(3) Chúng đều có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ quá trình phân giải các chất vô cơ.

A.
1
B.
2
C.
0
D.
3
Câu 35

Cho các nhận định sau về các giới sinh vật, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Chỉ có sinh vật thuộc giới Thực vật mới có phương thức sinh sống là tự dưỡng quang hợp.

(2) Chỉ có sinh vật thuộc giới Động vật mới có phương thức sinh sống là dị dưỡng.

(3) Giới động vật gồm sinh vật đa bào, nhân thực.

(4) Vi khuẩn không có lối sống cộng sinh.

A.
1
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 36

Vì sao giới Nấm được tách ra khỏi giới Thực vật? Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định dưới đây:

(1) Thành tế bào của Nấm có chứa kitin (chỉ một số ít chứa xenlozo giống thực vật)

(2) Sinh vật thuộc giới Nấm sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh, đa số không có lục lạp nên không có khả năng tự dưỡng nhờ quang hợp giống thực vật.

(3) Sinh sản hữu tính khác với sinh vật thuộc giới Thực vật chỉ có sinh sản vô tính

A.
2
B.
3
C.
1
D.
0
Câu 37

Khi nói về giới thực vật có những nhận định sau:

1) Giới thực vật gốm những sinh vật đơn bào, đa bào.

2) Giới thực vật gốm những sinh vật có tế bào nhân thực.

3) Màng tế bào thực vật được cấu tạo bằng xenlulozơ.

4) Thực vật có khả năng cảm ứng chậm.

5) Giới thực vật được phân thành các ngành chính: tảo, rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.

Có mấy nhận định trên đúng?

A.
2
B.
1
C.
4
D.
3
Câu 38

Nhóm sinh vật nào dưới đây có thành tế bào chứa xenlulozo?

A.
Sinh vật thuộc giới Thực vật
B.
Thực vật nguyên sinh, một số ít sinh vật thuộc giới Nấm, sinh vật thuộc giới Thực vật
C.
Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh, một số ít sinh vật thuộc giới Nấm, sinh vật thuộc giới Thực vật
D.
Thực vật nguyên sinh, sinh vật thuộc giới Thực vật
Câu 39

Phần lớn sinh vật thuộc giới  Thực vật có đặc điểm nào sau đây?

A.
Sống di chuyển, khả năng cảm ứng nhanh
B.
Sống cố định, khả năng cảm ứng nhanh
C.
Sống cố định, khả năng cảm ứng chậm
D.
Sống di chuyển, khả năng cảm ứng chậm
Câu 40

Phần lớn sinh vật thuộc giới  Thực vật có khả năng cảm ứng như thế nào?

A.
Chậm
B.
Nhanh
C.
Rất nhanh
D.
Nhanh hơn động vật
Câu 41

Sinh vật có cơ thể đa bào xuất hiện trong các giới nào sau đây?

A.
Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật
B.
Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật
C.
Giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật
D.
Giới Thực vật, giới Động vật
Câu 42

Nhà khoa học nào đã chia thế giới sinh vật thành 5 giới: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật?

A.
Whittaker
B.
Margulis
C.
Whittaker và Margulis
D.
Không có đáp án nào chính xác
Câu 43

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Giới trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm tất cả các ngành sinh vật.

(2) Thế giới sinh vật được phân loại theo thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là: giới – ngành - chi - họ - bộ - lớp – loài.

(3) Whittaker và Margulis đã chia thế giới sinh vật thành 5 giới là giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Động vật, giới Thực vật và giới Nấm.

A.
3
B.
0
C.
1
D.
2
Câu 44

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Whittaker và Margulis đã chia thế giới sinh vật thành 4 giới là giới Nguyên sinh, giới Động vật, giới Thực vật và giới Nấm.

(2) Hệ thống phân loại của Whittaker và Margulis chỉ dựa vào tiêu chí: mức độ tổ chức cơ thể.

(3) Giới Động vật có tên khoa học là Animalia.

A.
3
B.
0
C.
1
D.
2
Câu 45

Cho các nhận định sau khi nói về các đặc điểm được dùng để phân biệt giữa sinh vật thuộc giới Động vật và sinh vật thuộc giới Thực vật, có bao nhiêu nhận định chính xác?

(1) Khả năng di chuyển

(2) Tế bào có thành xenlulozo

(3) Khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ

A.
2
B.
0
C.
1
D.
3
Câu 46

Trong hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker và Margulis, vi khuẩn thuộc giới nào sau đây?

A.
Giới khởi sinh.
B.
Giới nấm.
C.
Giới nguyên sinh.
D.
Giới động vật.
Câu 47

Khi nói về hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker và Margulis, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Các sinh vật thuộc giới Động vật là những sinh vật đa bào, dị dưỡng.

II. Giới là đơn vị phân loại lớn nhất.

III. Nấm (Fungi) thuộc giới Thực vật.

IV. Các sinh vật thuộc giới Thực vật có khả năng quang hợp.

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 48

Khi nói về hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker và Margulis, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Giới Nguyên sinh gồm những sinh vật tiến hóa từ giới Khởi sinh vì vậy hiện nay sinh vật thuộc giới Khởi sinh không tồn tại.

II. Tất cả sinh vật thuộc 5 giới theo hệ thống phân loại của Whittaker và Margulis đều là sinh vật nhân thực.

III. Chỉ có giới Nguyên sinh mới bao gồm các sinh vật nhân sơ.

A.
0
B.
2
C.
1
D.
3
Câu 49

Giới nào sau đây gồm những sinh vật nhân sơ rất bé nhỏ?

A.
GIới Nấm
B.
Giới Nguyên sinh
C.
Giới Thực vật
D.
Giới Khởi sinh
Câu 50

Nhận định nào chính xác khi so sánh giữa đặc điểm cơ bản của Động vật nguyên sinh và sinh vật thuộc giới Động vật?

A.
Động vật nguyên sinh gồm những sinh vật đơn bào; giới Động vật gồm những sinh vật đa bào.
B.
Động vật nguyên sinh gồm những sinh vật nhân sơ; giới Động vật gồm những sinh vật nhân thực.
C.
Động vật nguyên sinh gồm những sinh vật tự dưỡng; giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng.
D.
Tất cả các đáp án đều chính xác.