THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #930
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3495

Ôn tập trắc nghiệm Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN Sinh Học Lớp 12 Phần 3

Câu 1

Một tế bào chứa chứa gen A và B, khi 2 gen này tái bản một số lần liên tiếp bằng nhau đã cần tới 67500 Nu tự do của môi trường. Tổng số Nu thuộc 2 gen đó có trong tất cả các gen con được hình thành sau các lần tái bản ấy là 72000. Biết gen A có chiều dài gấp đôi gen B. Tổng số Nu của mỗi gen là

A.
3000 và 1500
B.
3600 và 1800
C.
2400 và 1200
D.
1800 và 900
Câu 2

Trên gen có 1 bazơ nitơ dạng hiếm A*, sau 5 lần nhân đôi tối đa sẽ xuất hiện bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế cặp A - T→ G - X ?

A.
5
B.
31
C.
15
D.
7
Câu 3

Trong mã di truyền, có bao nhiêu tổ hợp các bộ ba không chứa X?

A.
37
B.
8
C.
16
D.
27
Câu 4

Có 10 tế bào sinh dưỡng ở người trải qua 1 số lần phân bào như nhau, đã hình thành số mạch đơn pôlinuclêôtit mới trong tất cả các tế bào con là 13800. Số lần tái bản của mỗi ADN trong mỗi tế bào sinh dưỡng ban đầu là bao nhiêu?

A.
3
B.
5
C.
6
D.
4
Câu 5

Có mấy đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về mã di truyền?
(1) Các codon không gối nhau
(2) Một codon gồm ba nucleotit liền nhau
(3) Một axit amin có nhiều hơn một codon mã hóa
(4) Một codon xác định vài axit amin
(5) Codon được đọc theo chiều từ 3’→ 5

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 6

Một ADN thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp, biết rằng ADN này có 6 đơn vị tái bản và trong lần nhân đôi thứ nhất có 130 đoạn Okazaki hình thành. Hãy xác định số đoạn mồi cần cung cấp để ADN hoàn tất quá trình tái bản trên.

A.
426. 
B.
408. 
C.
396.
D.
390.
Câu 7

Nội dung không đúng khi nói về gen phân mảnh:

A.
Nằm ở lôcut xác định trên nhiễm sắc thể, luôn tồn tại thành từng cặp alen trong tế bào lưỡng bội.
B.
Mỗi gen phiên mã 1 lần sẽ tổng hợp được nhiều phân từ ARN trưởng thành.
C.
Là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các gen ở sinh vật nhân thực.
D.
Khi phiên mã, các intron không mã hóa thông tin trên mARN trưởng thành
Câu 8

Khi nói về quá trình tái bản ADN, nhận định nào sau đây là không đúng?

A.
Ở tế bào nhân thực mạch mới hình thành theo chiều 5’-3’, ở nhân sơ thì từ 3’-5’.
B.
Ở cả tế bào nhân thực và nhân sơ, mạch mới đều hình thành theo chiều 5’-3’.
C.
Ở vi khuẩn, khi ADN vòng tự sao thì có một đơn vị tái bản.
D.
Ở tế bào nhân thực có nhiều điểm sao chép cùng lúc trên 1 ADN.
Câu 9

Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.
Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều loại aa 
B.
Với 3 loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 24 loại bộ ba mã hóa aa
C.
Tính phổ biến của mã di truyền có nghĩa là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền
D.
Ở sinh vật nhân thực, codon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin
Câu 10

Ở sinh vật nhân thực, cho các cấu trúc và quá trình sau:
(1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN. (3) Phân tử prôtêin.
(4) Quá trình dịch mã. (5) Phân tử mARN. (6) Phân tử ADN mạch đơn.
Nguyên tắc bổ sung (G – X, A – U và ngược lại) có trong cấu trúc và quá trình

A.
(3) và (4). 
B.
(2) và (4). 
C.
(2) và (5).
D.
(1) và (6).
Câu 11

Người ta gọi “tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau” là

A.
sự tương tác giữa gen và tính trạng.
B.
sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến).
C.
tương tác giữa kiểu gen và môi trường. 
D.
mức phản ứng của kiểu gen.
Câu 12

Gen lặn biểu hiện ra kiểu hình trong trường hợp nào?
1. Gen lặn ở thể đồng hợp lặn.
2. Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường ở thể dị hợp.
3. Gen lặn trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X ở giới dị giao.
4. Gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X ở giới đồng giao thuộc thể dị hợp.
5. Gen lặn ở thể đơn bội.
6. Gen lặn ở thể dị hợp thuộc thể ba nhiễm.
Các phương án đúng là

A.
1,3,5.
B.
1,2,4.
C.
1,2,5. 
D.
1,4,5.
Câu 13

Một gen tự sao liên tiếp 4 lần, số gen con có mạch đơn cấu tạo hoàn toàn mới từ nguyên liệu môi trường là

A.
14
B.
15
C.
8
D.
7
Câu 14

Một gen ở vi khuẩn có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Trong các phát bểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi gen tự nhân đôi 3 lần, môi trường cung cần cung cấp số nuclêôtit loại A là 1586.
(2) Chiều dài gen nói trên là 2665,6 A0 (3) Số Nu loại G trong gen là: 560
(4) Khối lượng của gen nói trên là: 475800 đvc;
(5) Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có số Nu là 784

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 15

Nếu trình tự nucleotide của mạch gốc của ADN là 5'-ATGXGGATTTAA-3 trình tự mạch bổ sung sẽ như thế nào?

A.
5'-TAXGXXTAAATT-3' 
B.
5'-TTAAATXXGXAT-3'
C.
3'-TTAAATXXGXAT-5' 
D.
5'-AUGXGGATTTAA-3
Câu 16

Căn cứ vào đặc điểm nào của mã di truyền mà có thể tính được số bộ ba= số Nu 1mạch/3?

A.
tính thoái hóa
B.
Là mã bộ ba đọc liên tục theo 1 chiều xác định.
C.
tính đặc hiệu.
D.
Là mã bộ ba đọc liên tục không chồng gối lên nhau. 
Câu 17

Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêootit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là

A.
1800.
B.
1200.
C.
2100.
D.
1500.
Câu 18

Một đoạn phân tử AND ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotit trên mạch mang mã gốc là: 3’…AAAXAATGGGGA…5’. Trình tự nucleotit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này

A.
5’…GTTGAAAXXXXT…3’.
B.
5’…TTTGTTAXXXXT…3’.
C.
5’…AAAGTTAXXGGT…3’. 
D.
5’…GGXXAATGGGGA…3’.
Câu 19

Một mARN trưởng thành của người được tổng hợp nhân tạo gồm 3 loại Nu A, U, G. Số loại bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có trên mARN trên là:

A.
61
B.
24
C.
27
D.
9
Câu 20

Một gen ở sinh vật nhân thực có 3600 liên kết hiđrô và có 600 nuclêôtit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tống số nuclêôtit của mạch, số nuclêôtit mồi loại ở mạch 2 của gen này là

A.
A = 150; T = 450; G = 750; X = 150. 
B.
A = 750; T = 150; G = 150; X = 150.
C.
A = 450;T = 450;G = 4 5 0 ;X = 150. 
D.
A = 450; T = 150; G = 750; X = 150.
Câu 21

Người ta cho 8 vi khuẩn E.Coli có ADN chứa N15 nuôi trong môi trường N14, sau 3 thế hệ, người ta chuyển toàn bộ các vi khuẩn con về lại môi trường N15. Sau một số thế hệ, thu được 3984 mạch đơn N15. Hỏi ở trong môi trường N15, vi khuẩn này nhân đôi bao nhiêu lần?

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 22

Enzym nào sau đây đóng vai trò tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN trong quá trình nhân đôi?
 

A.
ADN polimeraza 
B.
ARN polimaraza
C.
Helicase
D.
Topoisomerase
Câu 23

Từ 3 loại ribonucleotit A, U, G có thể tạo ra tối đa bao nhiêu côđon mã hóa axit amin chứa 3 nu khác nhau từng đôi một?

A.
24
B.
3
C.
4
D.
6
Câu 24

Một gen có chiều dài 5100 Å và có 3900 liên kết hidro. Gen này nhân đôi liên tiếp 4 đợt thì số nu từng loại mà môi trường nội bào cung cấp ở đợt nhân đôi cuối cùng là

A.
A=T=9000; G=X= 13500
B.
A=T=9600; G=X= 14400
C.
A=T=4200; G=X= 6300 
D.
A=T=4800; G=X= 7200
Câu 25

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây là sai?

A.
Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
B.
Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo thành chạc chữ Y.
C.
Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
D.
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
Câu 26

Đặc điểm nào dưới đây của mã di truyền có tính đặc hiệu?

A.
Tất cả sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ
B.
Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng từng bộ ba nucleotic mà không gối lên nhau
C.
Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
D.
Một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba
Câu 27

Bộ ba mã hóa nào sau đây thể hiện tính đặc hiệu của bộ mã di truyền?

A.
5’ UAA 3’
B.
5’ UAG 3’ 
C.
5’ UGA 3’ 
D.
5’ AUA 3’
Câu 28

ADN được truyền lại cho đời sau thông qua cơ chế nào sau đây?

A.
Nhân đôi ADN 
B.
Phiên mã 
C.
Dịch mã 
D.
Phiên mã ngược
Câu 29

Trong một chu kì tế bào, kết luận đúng về số lần nhân đôi của ADN và phiên mã của gen cấu trúc trong nhân:

A.
Số lần nhân đôi nhiều hơn số lần phiên mã.
B.
Số lần nhân đôi ít hơn số lần phiên mã.
C.
Số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.
D.
Số lần nhân đôi gấp nhiều lần số lần phiên mã.
Câu 30

Một phân tử ADN tiến hành nhân đôi một số lần liên tiếp. Sau quá trình nhân đôi rạo ra một số phân tử ADN mới gồm có 6 mạch được cấu tạo từ nguyên liệu hoàn toàn mới và 2 mạch được cấu tạo cũ. Số lần nhân đôi của phân tử ADN trên là:

A.
3
B.
4
C.
1
D.
2
Câu 31

Ba gen chứa N15  cùng nhân đôi một số lần như nhau trong môi trường chứa N14  tạo ra 90 chuỗi polinucleotit hoàn toàn mới. Số lần nhân đôi của mỗi gen là:

A.
4
B.
6
C.
7
D.
5
Câu 32

Một gen nhân đôi đã sử dụng của môi trường 42300 nuclêôtit, các gen con được tạo ra chứa 45120 nuclêôtit. Số lần nhân đôi của gen nói trên là:

A.
4 lần
B.
6 lần
C.
7 lần
D.
5 lần
Câu 33

Một gen sau quá trình nhân đôi tạo ra 128 mạch đơn. Số lần nhân đôi của gen là:

A.
3
B.
4
C.
5
D.
6
Câu 34

Một gen nhân đôi một số lần, tổng số mạch đơn chứa trong các gen con nhiều gấp 16 lần số mạch đơn có trong gen lúc đầu. Số lần gen đã nhân đôi là:

A.
 3 lần
B.
4 lần
C.
5 lần
D.
2 lần
Câu 35

Một gen có 75 chu kỳ, nhân đôi 4 lần. Tổng số nucleotit trong các gen con được sinh ra bằng

A.
24000
B.
48000
C.
36000
D.
12000
Câu 36

Quá trình tự nhân đôi của ADN nhân có các đặc điểm: 

(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào. 

(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. 

(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới. 

(4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’

(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự  phát triển của chạc chữ Y. 

(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.  

(7) Enzim nối chỉ tác động vào 1 mạch khuôn trong 1 đơn vị tái bản

Phương án đúng là: 

A.
1, 2, 4, 5, 6, 7  
B.
 1, 2, 3, 4, 6
C.
1, 2, 3, 4, 7
D.
1, 3, 4, 5, 6
Câu 37

Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 323 nm và có số nuclêôtit loại timin chiếm 18% tổng số nuclêôtit cùa gen. Theo lí thuyết, gen này có số nuclêôtit loại guanine là 

A.
432
B.
342
C.
608
D.
806
Câu 38

Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 3910Ao và số nuclêôtit loại A chiếm 24% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại X của gen này là:

A.
552
B.
1104
C.
598
D.
1996
Câu 39

Số gen ở bộ đơn bội của người hơn 1000 lần số gen của vi khuẩn, nhưng số gen cấu trúc chỉ hơn 10 lần là do

A.
Người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen
B.
Người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen,vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại prôtêin ít
C.
Người chuyên hoá cao, cần nhiều gen điều hoà
D.
Vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại prôtêin ít
Câu 40

Hai dạng truyền phổ biến và quan trọng được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp là

A.
Thực thể khuẩn và plasmit.
B.
Thực thể và virut.
C.
Plasmit và vi khuẩn
D.
Vi khuẩn và virut
Câu 41

Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ?
1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
2. Nuclêôtit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3' của mạch mới.
3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu của quá trình tái bản.
4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
5. Enzym ADN polymeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
6. Sử sụng 8 loại nuclêôtit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu. 

A.
3
B.
2
C.
4
D.
1
Câu 42

Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Enzym ADN polymeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
(2) Enzym ARN polymeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’→5’.
(3) Enzym ADN polymeraza chỉ hoạt động khi đã có đoạn mồi ARN.
(4) Mạch mới được tổng hợp liên tục (sợi dẫn đầu) có chiều tổng hợp cùng chiều với sự phát triển của chạc nhân đôi.
(5) Enzym ligaza có nhiệm vụ nối các đoạn Okazaki lại với nhau để hình thành mạch đơn hoàn chỉnh. 

A.
4
B.
3
C.
2
D.
5
Câu 43

Cho các đặc điểm sau:

1. Gen là một đoạn ADN, mang thông tin di truyền mã hóa cho một loại sản phẩm nhất định.

2. Nếu bộ ba mở đầu trên mạch mã gốc của gen bị thay đổi thì có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không được dịch mã.

3. Các bộ ba kết thúc quá trình dịch mã trên mạch mã gốc của gen là: 3’ATT5’; 3’AXT5’; 3’ATX5’.

4. Sản phẩm phiên mã của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ là mARN trưởng thành.

Có bao nhiêu đặc điểm về gen là đúng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 44

Cho các đặc điểm sau:

1. Gen là một đoạn ADN, mang thông tin di truyền mã hóa cho một loại sản phẩm nhất định.

2. Nếu bộ ba mở đầu trên mạch mã gốc của gen bị thay đổi thì có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không được dịch mã.

3. Các bộ ba kết thúc quá trình dịch mã trên mạch mã gốc của gen là: 3’TTA5’; 3’TXA5’; 3’XAT5’.

4. Sản phẩm phiên mã của gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực có mARN sơ khai.

Có bao nhiêu đặc điểm về gen là đúng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 45

Từ 3 loại nuclêôtit là U, G, X có thể tạo ra bao nhiêu bộ ba chứa ít nhất 1 nuclêôtit loại X?

A.
19
B.
27
C.
37
D.
8
Câu 46

Trong số 64 mã bộ ba, có bao nhiêu mã bộ ba có chứa nucleotit loại Adenin?

A.
25
B.
27
C.
37
D.
41
Câu 47

Có các phát biểu sau về mã di truyền:

(1). Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin.

(2). Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền.

(3). Với ba loại nuclêotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 27 cođon mã hóa các axit amin.

(4). Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG 3’.

Phương án trả lời đúng là

A.
(1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) sai.
B.
(1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.
C.
(1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng.
D.
(1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) sai
Câu 48

Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là

A.
tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
B.
nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.
C.
một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
D.
các bộ ba được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.
Câu 49

Ở sinh vật nhân thực, axit amin Leu được mã hoá bởi các bộ ba XUU; XUG; XUX, XUA. Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?

A.
Tính thoái hoá
B.
Tính đặc hiệu
C.
Tính phổ biến
D.
Tính liên tục
Câu 50

Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một axit amin trừ 2 cođon nào sau đây:

A.
3’AUG5’, 3’UUG5’       
B.
3’AUG5’, 3’UGG5’.
C.
3’GUA5’, 5’UGG3’     
D.
5’UXA3’, 5’UAG3’