THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #940
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 918

Ôn tập trắc nghiệm Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN Sinh Học Lớp 12 Phần 5

Câu 1

Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa X với A bằng 10% và giữa G với X bằng 20% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có G = 300 nuclêôtit và hiệu số giữa A với G bằng 10% số nuclêôtit của mạch. Chiều dài của gen bằng

A.
2550 µm
B.
0,255 µm
C.
0,51 µm
D.
5100 µm
Câu 2

Cho một số phát biểu sau về các gen trong operon Lac ở E. coli, có bao nhiêu phát biểu đúng

(1) Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau.

(2) Mỗi gen đều có một vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.

(3) Các gen đều có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.

(4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.

(5) Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.

A.
3
B.
2
C.
4
D.
5
Câu 3

Hình bên dưới mô tả quá trình nhân đôi của một phân tử ADN. Một ADN mẹ có chứa N14, chuyển sang môi trường có chứa N15 và cho nhân đôi 2 lần liên tiếp.

Cho biết có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng.

I. Sau khi chuyển ADN chứa N14 sang môi trường có N15 và tiếp tục nhân đôi 2 lần thì số ADN có chứa N15 là 2.

II. Số ADN chứa nguyên liệu mới hoàn toàn từ môi trường sau 2 lần nhân đôi trong môi trường chứa N15 là 2.

III. Nếu cho các phân tử ADN con tạo ra tiếp tục nhân đôi trong môi trường có chứa N15 đến lần thứ 5 thì số ADN chứa N14 là 30.

IV. Nếu cho các phân tử ADN con tạo ra nhân đôi đến thế hệ thứ 4 thì tỉ lệ các phân tử ADN không chứa N14 là 7/16.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 4

Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là

A.
3
B.
4
C.
5
D.
6
Câu 5

Một gen có 1800 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Theo lí thuyết, số liên kết hiđrô của gen là:

A.
4500
B.
2250
C.
1125
D.
3060
Câu 6

Khi phân tích % nuclêôtit của vật chất di truyền ở các loài sinh vật khác nhau người ta thu được bảng số liệu sau:

Loài A G T X U
I 21 29 21 29 0
II 29 21 29 21 0
III 21 21 29 29 0
IV 21 29 0 29 21
V 21 29 0 21 29

Với bảng số liệu này, hãy cho biết trong các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định là đúng?

 I. Vật chất di truyền ở loài III có cấu trúc ADN hai mạch vì A= T, G= X.

 II. Vật chất di truyền ở loài IV và loài V là ARN, nhưng ở loài IV ARN có 2 mạch, còn ở loài V ARN có 1 mạch.

 III. Xét theo mức độ tiến hóa về vật chất di truyền thì loài I = II > III > V

 IV. Xét về tính bền của vật chất di truyền khi tăng dần nhiệt độ thì loài I> II> III

 

A.
3
B.
1
C.
4
D.
2
Câu 7

Phương pháp để xác định được nguyên tắc nhân đôi của ADN là:

A.
Khuếch đại gen trong ống nghiệm và theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
B.
Đếm số lượng đoạn Okazaki trong quá trình nhân đôi ADN.
C.
Chiếu xạ đơn gen rồi theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
D.
Đánh dấu phóng xạ các nucleotit rồi theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
Câu 8

Một gen có 57 vòng xoắn và 1490 liên kết hiđrô. Tính theo lí thuyết, số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:

A.
 A = T = 220; G = X = 350
B.
A = T = 250; G = X = 340.
C.
A = T = 340; G = X = 250
D.
A = T = 350; G = X = 220.
Câu 9

Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 3000 Nucleotit, trong đó số lượng nuclêôtit loại Ađênin bằng 600. Theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit loại Guanin của phân tử này là:

A.
1800
B.
 600
C.
900
D.
1200
Câu 10

Mạch thứ nhất của gen có tỷ lệ A+G/T+X=0,4. Tỷ lệ này ở mạch còn lại là

A.
2,5
B.
0,46
C.
0,6
D.
0,25
Câu 11

 Một gen ở sinh vật nhân thực có 200 nuclêôtit loại A, 400 nuclêôtit loại G. Tổng số liên kết hiđrô của gen là

A.
1600
B.
600
C.
1400
D.
1200
Câu 12

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo được 20 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 3 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ban đầu có 10 phân tử ADN

II. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 580 mạch polinucleotit chỉ chứa N15.

III. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 156 phân tử ADN chỉ chứa N15.

IV. Sau khi kết thúc quá trình trên có 60 phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15

A.
1
B.
2
C.
4
D.
3
Câu 13

Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ chứa N14 (lần thứ 1). Sau ba thế hệ, người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy chỉ chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó, lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 2 lần nữa.

Cho các nhận xét sau về các tế bào khi kết thúc 3 quá trình:

I. Số tế bào chứa cả N14 và N15 là 24.

II. Số tế bào chỉ chứa N14 là 104.

III. Số tế bào chỉ chứa N15 là 24.

IV. Kết thúc 3 lần nhân đôi, số phân tử ADN có trong tất cả các tế bào là 64.

Số nhận xét có nội dung đúng là:

A.
0
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 14

Một gen ở vi khuẩn E. Coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là

A.
 322
B.
506
C.
480
D.
644
Câu 15

Một đoạn ADN có chiều dài 81600Å thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6 đơn vị khác nhau. Biết chiều dài mỗi đoạn okazaki =1000 nu. Số đoạn ARN mồi hình thành là:

A.
48
B.
46
C.
36
D.
24
Câu 16

Một gen của sinh vật nhân thực có tỉ lệ G+X/A+T=0,25 . Gen này có số nuclêôtit loại A chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A.
40%
B.
10%
C.
15%
D.
80%
Câu 17

Trong mạch 2 của gen có số nucleotit loại T bằng số nucleotit loại A; số nucleotit loại X gấp 2 lần số nucleotit loại T; số nucleotit loại G gấp 3 lần số nucleotit loại A. Có bao nhiêu nhận định sai trong các nhận định sau?

I. Số liên kết hiđrô của gen không thể là 4254.

II. Nếu tổng liên kết hiđrô là 5700 thi khi gen nhân đôi 3 lần, số nuclêotit loại A mà môi trường cung cấp là 2100.

III. Tỉ lệ số liên kết hiđrô và số nucleotit của gen luôn là 24/19.

IV. Gen nhân đôi k lần liên tiếp thì số nucleotit loại G do môi trường cung cấp gấp 2,5 số nuclêotit loại A do môi trường cung cấp.

A.
3
B.
2
C.
4
D.
1
Câu 18

Mạch 1 của gen có. A1 = 100; T1 = 200. Mạch 2 của gen có. G2 = 400; X2 = 500. Biết mạch 2 của gen là mạch khuôn. Gen phiên mã, dịch mã tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit. Biết mã kết thúc trên mARN là UGA, số nucleotit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của ARN vận chuyển là

A.
A= 99; U = 199; G = 399; X = 500.
B.
A= 99; U = 199; G = 500; X = 399.
C.
A= 199; U = 99; G = 399; X = 500
D.
A= 199; U = 99; G = 400; X = 499
Câu 19

Xét một phân tử ADN vùng nhân của vi khuẩn E. Coli chứa N15. Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường N14, sau 3 thế hệ trong môi trường nuôi cấy có

A.
2 phân tử ADN có chứa N14
B.
6 phân tử ADN chỉ chứa N14
C.
 2 phân tử ADN chỉ chứa N15
D.
8 phân tử ADN chỉ chứa N15
Câu 20

Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?

I. Nuclêôtit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3' của mạch mới.

II. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.

III. Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.

IV. Sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu.

Số câu trả lời đúng là

A.
3
B.
4
C.
5
D.
6
Câu 21

Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là:

A.
25%
B.
40%
C.
20%
D.
10%
Câu 22

Một gen dài 5100Ao, số nucleotit loại A của gen bằng 2/3 số lượng một loại nucleotit khác. Gen này thực hiện tái bản liên tiếp 4 lần. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản trên là:

A.
A=T= 9000; G=X=13500
B.
A=T=9600; G=X=14400
C.
A=T= 2400; G=X=3600
D.
A=T=18000; G=X=27000
Câu 23

Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết photphodieste nối giữa các nucleotit. Gen trội D chứa 17,5% số nucleotit loại T. Gen lặn d có A = G = 25%. Trong trường hợp chỉ xét riêng cặp gen này, tế bào mang kiểu gen Ddd giảm phân bình thường thì loại giao tử nào sau đây không thể được tạo ra?

A.
Giao tử có 1500 G
B.
 Giao tử có 525 A
C.
Giao tử có 1275 T
D.
Giao tử có 1275 X
Câu 24

Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N14 (lần thứ 1). Sau một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa. Tính số tế bào chứa cả N14 và N15:

A.
12
B.
4
C.
2
D.
8
Câu 25

Phân tử ADN ở vùng nhân của E.coli có tổng số liên kết hidro là 3450 liên kết. Trên mạch 1 có số lượng nuclêôtit loại G bằng loại X và số X gấp 3 lần nuclêôtit loại A trên mạch đó. Số lượng nuclêôtit loại A trên mạch 2 gấp 5 lần số lượng A trên mạch 1. Xác định phương án trả lời sai:

A.
 Mạch 2 có số lượng các loại nucleotit A= 575; T=115 ; G= 345; X= 345
B.
Phân tử ADN có A=T=G=X=690
C.
Số lượng liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN trên là 2758
D.
Khi phân tử ADN nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường 2070 nu loại A và 2070 nuclêôtit loại X
Câu 26

Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn lao có 3900 liên kết hiđrô, có số lượng nuclêôtit loại A bằng 2/3 số nuclêôtit loại G. Cho các phát biểu sau:

1.Phân tử ADN có 600 nuclêôtit loại A .

2.Phân tử ADN có 600 nuclêôtit loại X.

3.Khi phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần đã lấy từ môi trường 9000 nuclêôtit.

4.Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong ADN là 2998.

Số phát biểu sai là:

A.
1
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 27

Một gen dài 5100Å Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A là 350. Trên mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại G là 400 và số nuclêôtit loại X là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 1 của đoạn gen đó là

A.
A = T = 350, G = X = 400
B.
A = 350, T = 430, G = 320, X = 400
C.
A = 350, T = 320, G = 400, X = 350
D.
A = 350, T = 200, G = 320, X = 400
Câu 28

Trình tự các vùng của gen tính từ đầu 3’ mạch mã gốc là:

A.
Vùng điều hòa, mang tín hiệu khởi động phiên mã
B.
Vùng kết thúc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã
C.
Vùng điều hòa, mang tín hiệu khởi động dịch mã
D.
Vùng kết thúc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã
Câu 29

Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:

I. Ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân, tại pha G1 của kỳ trung gian

II. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

III. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’⇒ 3’.

IV. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y

Số phương án đúng là:

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 30

Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hidro là 1670, gen B bị đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác thành gen B. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hidro. Số nucleotit mỗi loại của gen b là

A.
A = T = 250; G = X = 390
B.
A = T = 249; G = X = 391
C.
A = T = 251; G = X = 389
D.
A = T = 610; G = X = 390
Câu 31

Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần thì số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là:

A.
A= T = 524; G = X = 676
B.
A = T = 676 ; G = X = 524
C.
A = T = 526 ; G = X = 674
D.
A = T = 674 ; G = X = 526
Câu 32

Trên một mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit G,T,X lần lượt là 20%, 15%, 40%. Số nucleotit loại A của mạch trên là 400 nucleotiit. Hãy xác định tổng số nucleotit của gen

A.
800
B.
1600
C.
3200
D.
5100
Câu 33

Alen B dài 0,221μm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua ba lần nguyên phân bình thuờng, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 3927 nucleotit loại adenin và 5173 nucleotit loại guanin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Gen b có 65 chu kì xoắn.

II. Chiều dài của gen b bằng chiều dài gen B.

III. Số nucleotit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.

IV. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 34

Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 3910Å và số nuclêôtit loại A chiếm 24% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại X của gen này là:

A.
552
B.
1104
C.
598
D.
1996
Câu 35

Một đoạn ADN có chiều dài 5100Å nhân đôi 4 lần, số nucleotit do môi trường nội bào cung cấp là

A.
3000
B.
1500
C.
45000
D.
12000
Câu 36

Cho các phát biểu sau đây về hình ảnh bên:
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN polymeraza đều di chuyển theo chiều 5' đến 3' để tổng hợp mạch mới theo chiều 3' - 5'
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là ADN ban đầu.
(5) Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

A.
3
B.
4
C.
1
D.
2
Câu 37

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, xét các kết luận nào sau đây:

I. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.

II. Enzim ADN-polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.

III. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.

IV. Sự nhân đôi ADN diễn ra vào pha G1 của chu kì tế bào.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

A.
3
B.
2
C.
1
D.
4
Câu 38

Cho các hiện tượng sau:

I. Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.

II. Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

III. Vùng vận hành (vùng O) của Operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế.

IV. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza.

Khi không có đường Lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã?

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 39

Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo chung của một nuclêôtit (đơn phân cấu tạo nên ADN), trong đó: (a) và (b) là số thứ tự vị trí của các nguyên tử cacbon có trong phân tử đường mạch vòng. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng.

I. Căn cứ vào loại bazơ nitơ liên kết với đường để đặt tên cho nuclêôtit.

II. Một nuclêôtit gồm ba thành phần: axit phôtphoric, đường đêôxiribôzơ, bazơnitơ.

III. Đường đêôxiribôzơ có công thức phân tử là   bazơ nitơ gồm có 4 loại: A, T, G, X

IV. Bazơ nitơ và nhóm phôtphat liên kết với đường lần lượt tại các vị trí cacbon số 1 và cacbon số 5 của phân tử đường.I. Căn cứ vào loại bazơ nitơ liên kết với đường để đặt tên cho nuclêôtit.

II. Một nuclêôtit gồm ba thành phần: axit phôtphoric, đường đêôxiribôzơ, bazơnitơ.

III. Đường đêôxiribôzơ có công thức phân tử là   bazơ nitơ gồm có 4 loại: A, T, G, X

IV. Bazơ nitơ và nhóm phôtphat liên kết với đường lần lượt tại các vị trí cacbon số 1 và cacbon số 5 của phân tử đường.

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 40

Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu là đúng?

I. Enzim ADN polimeraza có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của ADN.

II. Enzim ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn và và tách 2 mạch đơn của ADN.

III. Enzim ligaza có chức năng lắp ráp các nucleotit tự do của môi trường vào các đoạn okazaki.

IV. Enzim ligaza hoạt động trên cả hai mạch khuôn.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 41

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo được 20 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 3 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.

II. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 580 mạch polinucleotit chỉ chứa N15.

III. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 156 phân tử ADN chỉ chứa N15.

IV. Sau khi kết thúc quá trình trên có 60 phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15.

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 42

Cho các nhận định sau:

I. Enzim tham gia quá trình phiên mã là ARN-polimeraza

II. Quá trình phiên mã diễn ra trong tế bào chất

III. Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 3’→ 5’

IV. Mạch làm khuôn để tổng hợp ARN có chiều từ 3’→ 5’

Số câu đúng là:

A.
3
B.
2
C.
4
D.
1
Câu 43

Sự nhân đôi của ADN ở ruồi giấm khác với sự nhân đôi của ADN ở vi khuẩn E. Coli về
(1). Chiều tổng hợp. (2). Các enzim tham gia.
(3). Kết quả tạo thành. (4). Số lượng cac đơn vị nhân đôi.
(5). Nguyên tắc nhân đôi.
Phương án đúng là

A.
(1), (2).
B.
(2), (4).
C.
(2), (3), (5).
D.
(2), (3), (4).
Câu 44

Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G =120, X=80, T=30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?

A.
A = T = 200, G = X = 90.
B.
A = T = 150, G = X = 140.
C.
A = T = 180, G = X = 11.
D.
A = T = 90, G = X = 200.
Câu 45

Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là:

3’... AAA XAA TGG GGA ...5’

Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN là

A.
5’...AAAGTTAXXGGT...3’
B.
5’... GTTGAAAXXXXT...3’
C.
5’...TTTGTTAXXXXT...3’ 
D.
5’... GGXXAATGGGGA...3’
Câu 46

Nội dung nào sau đây phù hợp với tính đặc hiệu của mã di truyền?

A.
mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba không gối lên nhau
B.
một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
C.
tất cả các loài đều dùng chung bộ mã di truyền
D.
nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 axit amin
Câu 47

Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế nhân đôi ở 1 chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Enzim ADN polimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
B.
Trên mạch khuôn 3’ → 5’ tổng hợp mạch mới liên tục.
C.
Enzim ADN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’ .
D.
Trên mạch khuôn 5’ → 3’ tổng hợp mạch mới ngắt quãng thành các đoạn ngắn Okazaki.
Câu 48

Một gen có chiều dài 5100Å thực hiện nhân đôi 3 lần liên tiếp. Tổng số nucleotit trong tất cả các gen con được tạo ra là

A.
4500.
B.
9000. 
C.
24000.
D.
21000.
Câu 49

Từ 3 loại nucleotit sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại mã bộ ba khác nhau?

A.
27
B.
48
C.
16
D.
9
Câu 50

Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?

A.
Theo nguyên tắc bổ sung
B.
Theo nguyên tắc bán bảo tồn
C.
Cần các đoạn mồi
D.
Không hình thành các đoạn Okazaki