THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 14
Thời gian làm bài: 25 phút
Mã đề: #945
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Thành phần hóa học của tế bào
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4855

Ôn tập trắc nghiệm Các nguyên tố hóa học và nước Sinh Học Lớp 10 Phần 6

Câu 1

Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?

A.
Prôtêin 
B.
Lipit
C.
Nước
D.
Cacbohiđrat
Câu 2

Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên:

A.
lipit, enzim
B.
prôtêin, vitamin
C.
đại phân tử hữu cơ
D.
glucôzơ, tinh bột, vitamin
Câu 3

Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là:

A.
Cacbon  
B.
Hydro
C.
Oxy
D.
Nitơ
Câu 4

Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:

A.
C, H, O, P    
B.
C, H, O, N 
C.
O, P, C, N
D.
H, O, N, P
Câu 5

Trong phân tử nước, một nguyên tử oxi được liên kết với 2 nguyên tử hidro bằng các liên kết:

A.
Liên kết hidro.
B.
Liên kết cộng hóa trị.
C.
 Liên kết photphodieste.
D.
Liên kết peptit.
Câu 6

Trong phân tử prôtêin, nhóm cacbôxin của axit amin này liên kết với nhóm amin của axit amin kế tiếp đồng thời loại đi một phân tử nước gọi là:

A.
Liên kết ion
B.
Liên kết hiđrô
C.
Liên kết Vanđe - Van
D.
Liên kết peptit
Câu 7

Trong cấu trúc màng sinh học, lớp phân tử kép phốtpholipit quay đầu ưa nước ra ngoài, còn đuôi kị nước quay vào trong, tạo ra liên kết

A.
Liên kết kị nước
B.
Liên kết ion
C.
Liên kết hiđrô
D.
Liên kết Vanđe - Van
Câu 8

Vai trò của liên kết hiđrô:

  1. Tham gia vào cấu trúc không gian của ADN và prôtêin
  2. Tham gia vào tương tác enzim – cơ chất
  3. Tham gia vào quá trình tái bản ADN, ARN
  4. Tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin
  5. Liên kết các phân tử nước với nhau
  6. Tham gia vào cấu trúc màng tế bào

Tổ hợp đúng là:

A.
1, 2, 3, 4, 5
B.
1, 2, 4, 5, 6
C.
2, 3, 4, 5, 6
D.
1, 3, 4, 5, 6
Câu 9

Để phân biệt liên kết hoá học mạnh và liên kết hoá học yếu dựa vào:

A.
Thời gian tồn tại của liên kết hoá học
B.
  A và B đều đúng
C.
Vai trò của liên kết hoá học đối với cấu trúc các đại phân tử sinh học
D.
A và B đều đúng
Câu 10

Những liên kết hoá học

  1. Liên kết hiđrô
  2. Liên kết Vanđe - Van
  3. Liên kết anhiđrit
  4.  Liên kết kị nước
  5. Liên kết ion

Tổ hợp các liên kết yếu là

A.
1, 2, 3, 4
B.
1, 2, 4, 5
C.
1, 3, 4, 5
D.
2, 3, 4, 5
Câu 11

Điểm khác nhau giữa liên kết hoá học yếu với liên kết hoá học mạnh là

  1. Liên kết hoá học yếu duy trì tính mềm dẻo, linh hoạt của các đại phân tử sinh học, còn liên kết hoá học mạnh duy trì độ bền vững, tính ổn định của chúng.
  2. Liên kết hoá học yếu cần ít năng lượng để hình thành (hoặc phá vỡ) còn liên kết hoá học mạnh cần nhiều năng lượng để hình thành (hoặc phá vỡ)
  3. Liên kết hoá học yếu có góc liên kết thay đổi, lực liên kết yếu, còn liên kết hoá học mạnh có góc liên kết bền vững, lực liên kết mạnh
  4. Số liên kết hoá học yếu thay đổi tuỳ thuộc vào cấu trúc phân tử, (yếu tố môi trường), còn số lượng liên kết cộng hoá trị phụ thuộc vào hoá trị của nguyên tố
  5. Liên kết hoá học yếu chỉ tham gia vào cấu trúc không gian của các đại phân tử sinh học, còn liên kết hoá học mạnh thể hiện ngay ở cấu trúc bậc 1 của các đại phân tử sinh học

Tổ hợp đúng là:

A.
1, 2, 3, 5
B.
1, 3, 4, 5
C.
1, 2, 3, 4
D.
2, 3, 4, 5
Câu 12

Đặc điểm của liên kết kị nước:

A.
Xuất hiện khi các phân tử không hoà tan trong nước (kị nước) ở gần nhau.
B.
Tham gia vào cấu trúc bậc 3 của prôtêin
C.
Cần ít năng lượng để hình thành (hoặc phá vỡ)
D.
Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 13

Đặc điểm của liên kết ion:

A.
Hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích ngược dấu
B.
Cần ít năng lượng để hình thành (hoặc phá huỷ)
C.
Là liên kết hoá học yếu
D.
Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 14

Liên kết hoá học được hình thành khi hai phân tử kết hợp với nhau đồng thời giải phóng một phân tử nước được gọi là:

A.
Liên kết cộng hoá trị
B.
Liên kết kị nước
C.
 Liên kết anhiđrit
D.
Liên kết photphođieste